Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng cùng với sự phát triển của ngành Giáo dục phổ thông trong huyện, năm 1954 Trường phổ thông cấp 1 xã Tân Dân được hình thành nhưng còn rất non trẻ. Chỉ có 7 giáo viên và 7 lớp – Do thầy Dương Văn Khuyến làm hiệu trưởng lớp học rải rác trong đình, chùa, nhà dân. Hộc sinh ngồi ghế gỗ cá nhân, lấy tấm vãn làm bàn, phấn bảng mờ nhạt. Tuy nhiên, giáo dục phổ thông và phong trào bình dân học vụ ở thời điểm này phát triển rất mạnh mẽ. Các thầy cô giáo ban ngày dạy học, tối tỏa xuống nhà dân dạy bình dân học vụ. Do đó Tân Dân là một xã có Bình dân học vụ phát triển sâu rộng và mạnh mẽ. Năm 1961 Tân Dân là xã đầu tiên của Tỉnh Kiến An có thành tích xóa nạn mù chữ, được Nhà nước tặng cờ thi đua xuất sắc và Huân chương lao động Hạng ba. Đặc biệt từ năm 1965 – 1975, Tân Dân được Thành phố công nhận là xã có phong trào Giáo dục toàn diện, được công nhận là “Cẩm Bình” sau Phục Lễ (Thủy Nguyên).Thứ trưởng Bộ giáo dục Võ Thuần Nho đã về thăm. Thời kì này Đồng chí Dương Văn Khuyến là Bí thư Đảng ủy – Đồng chí Vũ Xuân Phược là Chủ tịch UBND xã và thầy giáo Trương Đức Tín đặc trách công tác xóa nạn mù chữ ở Tân Dân. Sư nghiệp vừa được xây dựng và đang chuẩn bị cho những bước đường đi tới thì cục diện chiến tranh càng trở lên ác liệt. Bị thua to ở miền Nam, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh đánh phá niềm Bắc bằng không quân. Thời kỳ ấy, trước muôn vàn khó khăn thử thách, cấp ủy và chính quyền xã Tân Dân đã có những chủ trương, nghị quyết sáng suốt tạo điều kiện cho các lớp học trụ vững.
Đến năm 1962 trường phổ thông cấp II ra đời. Lúc này chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc càn nan rộng. Cả nước dồn bước xốc tới tiêu diệt giặc Mỹ vì miền Nam ruột thịt, vì chân lý: “ Không có gì quí hơn độc lập tự do”. Từ mái trường Tân Dân thân yêu nhiều thầy giáo đã tạm biệt phấn bảng và giáo án, nhiều học sinh đã xếp sách bút tình nguyện lên đường ra trận. Nhiều thầy giáo và học sinh đã chiến đấu và hy sinh vô cùng oanh liệt tại chiến trường miền Nam tiêu biểu như: Thầy giáo liệt sỹ Bùi Đức Ngọt, Hoàng Văn Tuất, Nguyễn Văn Thanh, Lưu Văn Hưu và 183 học sinh đã hy sinh oanh liệt được Nhà nước công nhận là liệt sĩ.
Từ 1974 đến 2004 nhất là từ sau thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, chuyển sang thời kì cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thời điểm này Đảng và Nhà nước có chủ trương hợp nhất trường phổ thông cấp I và trường phổ thông cấp II mang tên chung là trường phổ thông cơ sở . Tân Dân vinh dự là một xã được Thành phố chỉ đạo đầu tiên việc hợp nhất 2 trường. Đích thân đồng chí Hoàng Xạ - Thành ủy viên, Giám đốc Sở giáo dục – Đào tạo Hải Phòng về Tân Dân trực tiếp chỉ đạo.
Để duy trì liên tuc phong trào thi đua hai tốt nhằm phát triển từng bước vững chắc giáo dục phổ thông, cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương đã ưu tiên chăm lo ngay cho giáo dục phấn đấu giữ vững danh hiệu thi đua tiên tiến xuất sắc.
Do đó, nhân dân xã Tân Dân đã thực hiện nghiêm túc chủ trương, xây dựng qui mô cơ sở vật chất cho giáo dục, đã dành cả hàng vạn m2, ruộng, vườn, ao để xây dựng trường lớp, đóng góp tiền của và công sức để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục:
- Năm 1979 hoàn chỉnh ngôi trường 2 tầng kiên cố đầu tiên của huyện An Lão gồm 8 phòng học.
Xây dựng một phòng thư viện 45 m2; năm 1999 xây thêm một phòng đọc sách diện tích 50 m2 đồng thời hoàn thành và đưa vào sử dụng một phòng sử dụng máy vi tính đạt chuẩn, các phòng thiết bị dạy và học, phòng thí nghiệm, thực hành, phòng âm nhạc.
Xây dựng thư viện trường học tiên tiến nhiều năm (1975 – 1980) với tổng số sách lên tới 19.720 bản của cả 3 tủ sách cần thiết, được Bộ Giáo dục – Đào tạo tặng bằng khen.
- Từ năm 1989 – 1994 nâng cấp 12 phòng học với tổng kinh phí 15.000.000đ.
- Năm 1990 xây dựng công trình vệ sinh lồng ghép đầu tiên trong toan huyện chủ yếu do ngân sách xã và một phần tài trợ của tổ chức UNICEP với tổng kinh phí 14.500.000 đ.
- Năm 1993 được sự chỉ đạo của Sở Giáo dục Hải Phòng và UBND huyện An Lão, trường đã xây dựng khu vườn trường theo mô hình VAC (thuở đó còn gọi là vườn sinh vật trong trường học) với diện tích 1.200 m2, ao nuôi cá 360 m2 ; tổng kinh phí 16.500.000 đ.
- Năm 1994 xây ngôi trường 2 tầng thứ 2 kiên cố gồm 8 phòng học, hoàn thành ngay tầng 1 gồm 4 phòng đưa vào sử dụng. Tổng kinh phí: 225.000.000 đ.
- Năm 2003 ngôi trường cao tầng kiên cố thứ ba gồm 16 phòng học được xây dựng từ năm 2003 và đang hoàn thiện để sử dụng ngay trong năm học 2004-2005.