Giới thiệu về phần mềm trò chơi Kahoot!
Kahoot được thiết kế và ra mắt vào năm 2013 bởi Johan Brand, Jamie Brooker và Morten Versvik. Đây là phần mềm thiết kế trò chơi dựa trên nền tảng dạy và học đã quá quen thuộc và hơn 1 tỉ người dùng hoạt hàng năm ở các trường học và công ty trên 200 nước ở thế giới.
Ứng dụng trò chơi Kahoot! hỗ trợ trên cả nền tảng website và iOS, Android, Windows, vì thế giáo viên và học sinh dễ dàng truy cập, chia sẻ, và tham gia trò chơi hay trả các câu đố thú vị cùng với nhau chỉ bằng các thiết bị máy tính, điện thoại, và iPad được kết nối Internet bất cứ nơi nào. Với thiết kế giao diện trực quan và sinh động, thầy cô dễ dàng thao tác để nhanh chóng tạo ra nhiều dạng câu đố trên Kahoot! với đa dạng chủ đề hấp dẫn. Bên cạnh đó, các video, hình ảnh, âm thanh có thể đính kèm để minh họa cho mỗi câu hỏi.
Giáo viên có thể sử dụng Kahoot! để thiết kế ở đa dạng mẫu câu hỏi như câu hỏi trắc nghiệm, câu lựa chọn đúng sai, hoặc điền từ vào chỗ trống. Chính vì là phần mềm trò chơi được dựa trên nền tảng giáo dục, thầy cô có thể sử dụng để kiểm tra kiến thức và luyện tập cho học sinh của mình, để học sinh có thể nắm vững và ghi nhớ các kiến thức trọng tâm lâu hơn. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể nâng cao tính tương tác và sự hứng thú của học sinh trong giờ học, đặc biệt là ở các lớp học trực tuyến.
Trong lớp học ảo hay lớp học truyền thống, giáo viên chỉ cần trình chiếu bộ câu hỏi lên màn hình chung, sau đó kết nối học sinh với nhau bằng cách gửi link, mã QR, hay mã PIN của phòng. Còn học sinh dùng thiết bị riêng của cá nhân để đăng nhập và cùng tham gia trò chơi với giáo viên và các bạn trong lớp.
Học sinh dựa vào câu hỏi mình nhìn thấy trên màn hình chung và sau đó bấm chọn câu trả lời trên thiết bị của mình mà mình là đúng. Đáp án trả lời đúng sẽ được hiện lên sau khi hết thời gian trả lời và ứng dụng sẽ tự động xếp hạng. Sau khi hết bộ câu hỏi, năm bạn có số điểm cao nhấ sẽ được phần mềm Kahoot! sẽ công bố. Đặc biệt là Kahoot! cung cấp cả hai phiên bản bao gồm miễn phí và trả phí, vì thế tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng, người dùng có thể lựa chọn một cách hợp lý.
Hướng dẫn cách sử dụng Kahoot! trong dạy học
1. Cách tạo tài khoản Kahoot!
Bước 1: Truy cập theo đường link sau: https://kahoot.com/
Bước 2: Bấm chọn Sign up để đăng ký tài khoản
Bước 3: Chọn loại tài khoản mà bạn muốn đăng ký, nếu là thầy cô thì mình sẽ bấm chọn vào mục Teacher
Bước 4: Bấm chọn nơi thầy cô đang giảng dạy
Bước 5: Điền email và mật khẩu mà thầy cô muốn đăng ký tài khoản Kahoot!
Bước 6: Chọn gói tài khoản mà thầy cô muốn đăng ký, nếu muốn dùng miễn phí thì bấm chọn Continue for free
2. Cách tạo bộ câu hỏi đố vui trên Kahoot!
Bước 1: Bấm chọn Create ở góc bên phải giao diện → Bấm chọn Kahoot!
Bước 2: Bấm chọn Create New Kahoot!, ngoài ra thầy cô có thể tạo slide giảng bài, bài giới thiệu bản thân với học sinh, luyện tập phát âm với Puzzle, và nhiều tính năng hấp dẫn khác.
Bước 3: Chọn loại câu hỏi mà thầy cô muốn tạo để hỏi học sinh
Bước 4: Đặt nội dung cho câu hỏi và đáp án câu trả lời
Ngoài ra thầy cô có thể thêm hình ảnh, video, âm thanh để minh họa cho câu hỏi
Bước 5: Thiết lập thời gian trả lời câu hỏi và số điểm cho câu hỏi
Bước 6: Bấm chọn Add question để thêm câu hỏi mới
Bước 7: Sau khi thêm và hoàn thành toàn bộ câu hỏi, thầy cô bấm chọn Preview để xem trước toàn bộ câu hỏi hoặc bấm Save để lưu bộ câu hỏi
Mẹo nhỏ: Thầy cô có thể chọn Themes để trang trí hình ảnh sinh động cho bộ câu hỏi của mình.
3. Cách tổ chức trò chơi trên Kahoot!
Bước 1: Vào mục Library, chọn gói câu hỏi thầy cô muốn bắt đầu → Bấm nút Play
Bước 2: Chọn chế độ thầy cố muốn bắt đầu trò chơi. Chế độ Classic Mode cho phép chơi theo từng cá nhân riêng lẻ và Team mode cho phép chế đọ chơi theo nhóm, ở chế độ này học sinh có thể chọn là dùng một thiết bị hoặc dùng từng thiết bị riêng lẻ của từng học sinh trong nhóm
Bước 3: Sau khi chọn chế độ chơi, Kahoot! sẽ cung cấp mã PIN, thầy cô chọn mã PIN và gửi cho học sinh của mình để tham gia trò chơi
Bước 4: Sau khi học sinh tham gia đầy đủ, giáo viên bấm nút Start để bắt đầu trò chơi
4. Cách theo dõi báo cáo kết quả của trò chơi trên Kahoot!
Sau kết thúc mỗi câu hỏi, giáo viên có thể xem được số lượng học sinh trả lời ở các đáp án khác nhau, sau đó có thể phân tích cho học sinh tại sao đáp án đó lại đúng
Và xem được bảng xếp hạng thành tích những bạn xuất sắc nhất
Sau khi kết thúc gói câu hỏi thầy cô còn được bảng báo cáo, từ đó biết được câu nào đa số học sinh không thể trả lời được và độ hấp dẫn của trò chơi. Nhờ vậy thầy cô có thể điều chỉnh và thiết kế lại sao cho phù hợp và giúp học sinh ghi nhớ bài lâu hơn.
Lưu ý: Thầy cô có thể khám phá thêm nhiều chủ đề và nhiều bộ câu hỏi được tạo bởi các thầy cô trên thế giới ở mục Discovery
>>> Có thể bạn muốn xem: Cách tổ chức Kahoot! trên ClassIn
Như vậy chúng tôi đã giới thiệu qua cho các thầy cô về các bước sử dụng Kahoot! một cách chi tiết và cụ thể nhất. Hy vọng với bài viết này, thầy cô có thể tạo ra những trò chơi vui nhộn để tiết học trở nên hứng thú hơn.