Trân trọng ngợi ca những người con biết sống hiếu tháo. Lên án phê phán những người con bất hiếu, vô ơn bội bạc với cha mẹ.
Câu 5 (2,0đ) . Từ nội dung văn bản trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ , nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử.
BƯỚC
NỘI DUNG
GHI CHÚ
1
Đoạn trích/ văn bản...[nêu tên văn bản và tên tác giả] rút ra những bài học sâu sắc về tình mẫu tử trong đời sống
1 câu văn
2
Tình mẫu tử là tình cảm cao đẹp, sự quan tâm, yêu thương, hi sinh vì nhau giữa mẹ con, một tình cảm tự nhiên, thiêng liêng, quý giá.
3
Người mẹ có công lao vô cùng to lớn với mỗi chúng ta : cho chúng ta cuộc sống, luôn yêu thương chăm sóc, tình mẹ là điểm tựa tinh thần, là sức mạnh cho mỗi chúng ta trong khó khăn, khi vấp ngã...
4
Thực tế vẫn còn có không ít những đứa con bất hiếu với cha mẹ, có những hành vi bạc ác với đấng sinh thành, cùng như còn đó những ông bố bà mẹ thờ ơ vô trách nhiệm với con cái của mình.
5.
Chúng ta cần phê phán những hành vi sai trái như ngược đãi, vô lễ, bất hiếu với cha mẹ, cha mẹ thiếu trách nhiệm với con cái của mình giáo dục thế hệ trẻ biết yêu quý trân trong gia đình, hiếu thảo với đấng sinh thành..
Có thể gộp chung làm 1
6
Mỗi bạn học sinh cần thể hiện lòng hiếu thảo không chỉ là tình cảm, lời nói mà phải bằng những việc làm thiết thực như biết giúp đỡ cha mẹ, nghe lời, chăm ngoan học tốt…
_______________
Bài 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ
Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ
Cho con thành tựu được nhờ tấm thân
Mẹ thường âu yếm ân cần
Bảo ban chỉ dạy những lần con sai
Mẹ là tia nắng ban mai
Sưởi con ấm lại đêm dài giá băng
Lòng con vui sướng nào bằng
Mẹ luôn bênh cạnh ...nhọc nhằn trôi đi
Mẹ ơi con chẳng ước gì
Chỉ mong có Mẹ chuyện gì cũng qua…
(Lăng Kim Thăng, Mẹ là tất cả - Quehuong.ogr)
Câu
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
1
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Biểu cảm
0,5
2
Em hiểu như thế nào về nội dung của câu thơ:
Mẹ ơi con chẳng ước gì
Chỉ mong có Mẹ chuyện gì cũng qua…
Đoạn trích thể hiện mong ước tha thiết của người con, luôn mong có mẹ ở bến để có sức manh vượt qua mọi gian khó, thử thách cuộc đời.
0,5
3
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong những câu thơ sau:
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ
- Biện pháp tu từ: So sánh - Mẹ là cơn gió mùa thu/ Mẹ là đêm sáng trăng sao
- Tác dụng:
+ Làm cho lời thơ hình ảnh, sinh động, giàu cảm xúc.
+ Nhấn mạnh ý nghĩa, công lao to lớn của mẹ, mẹ mang đến những điều tươi đẹp dịu dàng và vĩnh hằng, như gió mùa thu, như sao sáng luôn dõi theo con.
+ Thể hiện thái độ yêu mến, kính trọng, biết ơn sâu sắc với mẹ và những hi sinh to lớn của mẹ.
1,0
4
Thông điệp sâu sắc nhất em đón nhận từ đoạn trích trên và cho biết lý do em lựa chọn thông điệp đó.
Thông điệp: Từ đoạn trích chúng ta đón nhận sâu sắc thông điệp về tình mẫu tử
...
1,0
Câu 5. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử. (Tương tự bài 1)
_____________
Bài 3. Học sinh đọc kĩ bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu
Lặng rồi cả tiếng con ve,
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu,
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Trần Quốc Minh, Mẹ, 1972)
Câu
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
1
Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên?
Biểu cảm
0,5
2
Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của những câu thơ sau:
Lặng rồi cả tiếng con …
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
- Đoạn thơ thể hiện sự hi sinh to lớn của người mẹ, con ve cũng mệt trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên thì mẹ vẫn nhẫn nại âm thầm ngồi hát ru con, mang đến cho con giấc ngủ ngon lành.
0,5
3
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
- Biện pháp tu từ: So sánh - Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
- Tác dụng:
+ Lời thơ hình ảnh, sinh động, cảm xúc, gây ấn tượng.
+ Nhấn mạnh ý nghĩa, sự hi sinh của mẹ, mẹ mang đến sự dịu dàng, luôn yêu thương, chăm sóc vỗ về chúng ta trong cả cuộc đời…
+ Bộc lộ thái độ yêu mến, trân trọng và biết ơn với mẹ, sự hi sinh của mẹ.
1,0
4
Thông điệp sâu sắc nhất em đón nhận từ đoạn trích trên và cho biết lý do em lựa chọn thông điệp đó.
Thông điệp: Từ đoạn trích chúng ta đón nhận sâu sắc thông điệp về tình mẫu tử
- Lý do:
+ Tình mẫu tử là tình cảm mẹ con, một tình cảm tự nhiên thiêng liêng, cao đẹp.
+ Người mẹ có công lao vô cùng to lớn với mỗi chúng ta : cho chúng ta cuộc sống, luôn yêu thương chăm sóc, tình mẹ là điểm tựa tinh thần, là sức mạnh cho mỗi chúng ta trong những kho khăn gian khổ ...
1,0
Bài 4. Học sinh đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò... sung chát đào chua...
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy)
Câu
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
1
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Biểu cảm
0,5
2
Nêu nội dung chính của đoạn trích đã cho.
Đoạn trích thể hiện hình ảnh người mẹ nghèo, vất vả, lam lũ những yêu con hết mực, tình yêu của mẹ thể hiện qua lời hát ru.
0,5
3
Chỉ rõ và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ - đi (trọn kiếp con người, hết mấy lời mẹ ru)
- Tác dụng:
+ Làm cho lời thơ hình ảnh, sinh động, giàu cảm xúc.
+ Nhấn mạnh ý nghĩa lời ru của mẹ, lời ru của mẹ mang những bài học sâu sắc mà trải nghiệm cả cuộc đời con vẫn chưa hiểu hết.
+ Thể hiện thái độ yêu mến, kính trọng, biết ơn mẹ và những hi sinh to lớn của mẹ, trân trọng ý nghĩa lời hát ru.
1,0
4
Thông điệp sâu sắc nhất em đón nhận từ đoạn trích trên và cho biết lý do em lựa chọn thông điệp đó.
Thông điệp: Từ đoạn trích chúng ta đón nhận sâu sắc thông điệp cần biết trên trọng tình mẫu tử
- Lý do:
+ Tình mẫu tử là tình cảm mẹ con, một tình cảm tự nhiên thiêng liêng, cao đẹp.
+ Người mẹ có công lao vô cùng to lớn với mỗi chúng ta : cho chúng ta cuộc sống, luôn yêu thương chăm sóc, tình mẹ là điểm tựa tinh thần, là sức mạnh cho mỗi chúng ta trong giamn khó, khi hoạn nạn....
1,0
Câu 5. (2,0 điểm) Qua đoạn thơ trên, viết một đoạn văn theo kiểu diễn dịch (khoảng 200 chữ - 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình.
BƯỚC
NỘI DUNG
GHI CHÚ
1
Đoạn trích/ văn bản...[nêu tên văn bản và tên tác giả] rút ra những bài học sâu sắc về ý nghĩa của gia đình với mỗi chúng ta.
1 câu văn
2
Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi các thành viên gắn bó với nhau không chỉ là huyết thống hay trách nhiệm mà trên hết là sự yêu thương. Một gia đình hạnh phúc góp phần làm nên một xã hội tốt đẹp.
3
Gia đình có ý nghĩa thiêng liêng không gì so sánh được : cho chúng ta cuộc sống, luôn yêu thương chăm sóc, là điểm tựa tinh thần, là sức mạnh cho mỗi chúng ta...
4
Thực tế vẫn còn có không ít những đứa con bất hiếu với cha mẹ, có những hành vi bạc ác với đấng sinh thành, cùng như còn đó những ông bố bà mẹ thờ ơ vô trách nhiệm với con cái của mình. Những gia đình còn có bạo lực, bất hạnh thiếu cảm thông để lại những tổn thương sâu sắc nhất là với trẻ thơ….
5.
Chúng ta cần phê phán những hành vi sai trái như ngược đãi, vô lễ, bất hiếu với cha mẹ, cha mẹ thiếu trách nhiệm với con cái của mình giáo dục thế hệ trẻ biết yêu quý trân trọng gia đình, hiếu thảo với đấng sinh thành..
Có thể gộp chung làm 1
6
Mỗi bạn học sinh cần thể hiện lòng hiếu thảo không chỉ là tình cảm, lời nói mà phải bằng những việc làm thiết thực như biết giúp đỡ cha mẹ, nghe lời, chăm ngoan học tốt…là nhịp cầu kết nối yêu thương, gắn bó các thành viên…
_____________
Bài 7. Học sinh đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
(1)Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.
(2) Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhà
Trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp
Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt,
Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao…
(3) Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.
(4) Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa
Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả,
Con nói mớ những núi rừng xa lạ
Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê!
(Bằng Việt, Mẹ)
Câu
Câu hỏi
Nội dung
1
Cho biết phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. Thể thơ của đoạn trích.
Biểu cảm/ Thể thơ tự do.
2
Nêu nội dung khổ thơ thứ nhất (1) trong đoạn thơ đã cho?
- Khổ thơ thể hiện sự chăm sóc ân cẩn, chu đáo của người mẹ với người lính bị thương.
3
Chỉ rõ và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
- Biện pháp tu từ: điệp ngữ, liệt kê - Con xót lòng, … Con nhạt miệng, …
- Tác dụng:
+ Lời thơ hình ảnh, sinh động, cảm xúc, gây ấn tượng.
+ Nhấn mạnh sự chăm sóc ân cẩn, chu đáo của người mẹ với người lính bị thương.
+ Bộc lộ thái độ yêu mến, kính trọng và biết ơn với mẹ.
4
Thông điệp sâu sắc nhất em đón nhận từ đoạn trích trên và cho biết lý do em lựa chọn thông điệp đó.
Thông điệp: Từ đoạn trích chúng ta đón nhận sâu sắc thông điệp về tình mẫu tử
- Lý do:
---
Câu 5. (2,0 điểm) Qua đoạn thơ trên, viết một đoạn văn theo kiểu diễn dịch (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình
Bài 8 Học sinh đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi.
Nhà thơ Đặng Hiển có một bài thơ viết về mẹ trong tình huống đặc biệt - mẹ vắng nhà ngày bão:
Mấy ngày mẹ về quê Nhưng chị vẫn hái lá
Là mấy ngày bão nổi Cho thỏ mẹ, thỏ con
Con đường mẹ đi về Em thì chăm đàn ngan
Cơn mưa dài chặn lối. Sớm lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Hai chiếc giường ướt một Mua cá về nấu chua....
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong Thế rồi cơn bão qua
Nằm ấm mà thao thức. Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Nghĩ giờ này ở quê Sáng ấm cả gian nhà.
Mẹ cũng không ngủ được
Thương bố con vụng về
Củi mùn thì lại ướt.
(Đặng Hiển, Mẹ vắng nhà ngày bão)
Câu
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
1
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Biểu cảm
0,5
2
Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của những câu thơ sau:
Nhưng chị vẫn hái lá
…
Mua cá về nấu chua....
Khổ thơ thể hiện cuộc sống vẫn diễn ra đều đặn nhịp nhàng, nền nếp để mẹ yên tâm khi đi vắng nhà.
0,5
3
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
- Biện pháp tu từ: So sánh - Mẹ về như nắng mới
- Tác dụng:
+ Lời thơ hình ảnh, sinh động, cảm xúc, gây ấn tượng.
+ Nhấn mạnh niềm vui của cả nhà khi đón mẹ trở về, mẹ như nắng mới mang lại niềm hạnh phúc, ấm áp cho cả gia đình.
+ Bộc lộ thái độ yêu mến, kính trong, biết ơn với người mẹ.
1,0
4
Thông điệp sâu sắc nhất em đón nhận từ đoạn trích trên và cho biết lý do em lựa chọn thông điệp đó.
Thông điệp: Từ đoạn trích chúng ta đón nhận sâu sắc thông điệp về tình mẫu tử
- Lý do:
…
1,0
Câu 5. (2 điểm) Từ bài thơ phần đọc hiểu, hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình.
_________________
________________
Bài 9. Học sinh đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu.
Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu.
Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”.
Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc.
Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi.
Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”.
(Trần Hoàng Trúc, Tết - nguồn https://tuoitre.vn).
Câu
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
1
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Tự sự
0,5
2
Nêu ý hiểu của em về câu: “Năm nay có tết rồi!”.
Câu văn nhấn mạnh thông điệp, với cha mẹ chúng ta ngày tết không phải là quà bánh hay tiền bạc mà Tết là sự sum họp gia đình. Có con cháu ở bên, với cha mẹ là ngày Tết đầy đủ nhất.
0,5
3
Xác định và nêu tác dụng một biện pháp tu từ có trong những câu văn sau: Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc.
- Biện pháp tu từ: Điệp ngữ: lại; Liệt kê: lại hăm hở dọn nhà, lại xe đổ cửa...
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh nỗi buồn, sự thất vọng của cha mẹ khi chuẩn bị Tết mà con cái bận việc không về đoàn tụ vào dịp Tết.
+ Bộc lộ sự thất vọng của cha mẹ, sự đồng cảm của tác giả với tâm trạng cha mẹ, phế phán với việc chưa đúng mực của con cái..
+ Lời văn hình ảnh, sinh động, cảm xúc, gây ấn tượng.
1,0
4
Thông điệp sâu sắc nhất em đón nhận từ đoạn trích trên và cho biết lý do em lựa chọn thông điệp đó.
* Thông điệp 1: Gia đình là tình cảm quý giá cần biết giữ gìn trân trọng.
- Lý do:
+ Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi các thành viên gắn bó với nhau không chỉ là huyết thống hay trách nhiệm mà trên hết là sự yêu thương. Một gia đình hạnh phúc góp thần làm nên một xã hội tốt đẹp.
+ Gia đình có ý nghĩa thiêng liêng không gì so sánh được : cho chúng ta cuộc sống, luôn yêu thương chăm sóc, là điểm tựa tinh thần, là sức mạnh cho mỗi chúng ta đặc biệt trong hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn ...
* Thông điệp 2: Ngày Tết là để đoàn tụ, sum họp gia đình. Sau một năm làm việc bận rộn, ngày Tết đoàn tụ giúp thắt chặt tình cảm gia đình, chia sẻ và yêu thương. Đặc biệt với cha mẹ với người lớn tuổi trong gia đình.
1,0
Câu 5. (2,0 điểm) Từ văn bản đã cho, em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của gia đình đối với mỗi người.
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của xã hội mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách con trẻ. Gia đình là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã hình thành trong quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước. Đó là lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách...”
(Theo Hải An, baobinhphuoc.com.vn)
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: (0,5 điểm) Nội dung chính của văn bản trên là gì?
-Vai trò của gia đình trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho con trẻ.
Câu 3: (1,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Gia đình là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã hình thành trong quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước.”.
- Nghệ thuật: liệt kê “nơi giữ,……Việt Nam”
- Tác dụng:
/Làm chocâu văn sinh động, hấp dẫn, gợi hình gợi cảm, giàu nhịp điệu, tăng giá trị biểu đạt, tăng tính thuyết phục.
/ Diễn tả đầy đủ, cụ thể, nhấn mạnh và làm nổi bật vai trò ý nghĩa của gia đình trong việc giữ gìn, vun đắp, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, để hình thành giáo dục nhân cách của con người, nhất là thế hệ trẻ
/ Thái độ trân trọng, ngợi ca giá trị của gia đình.
Câu 4: (1,0 điểm) Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản trên là gì? Từ đó, em rút ra bài học nhận thức gì cho bản thân mình?
- Thông điêp tác giả gửi gắm qua văn bản trên:
/ Gia đình là tổ ấm nôi êm, là nơi sinh thành nuôi dưỡng, hình thành, giáo dục nhân cách cho con người.
/ Mỗi người cần biết trân trọng, bảo vệ, giữ gìn gia đình của mình, xây dựng gia đình đầm ấm, hạnh phúc.
- Em rút ra bài học nhận thức cho bản thân:
/ Gia đình có vai trò quan trọng giữ gìn phát huy truyền thống quý báu của con người, dân tộc Việt Nam.
/ Gia đình là vô cùng thiêng liêng đối với mỗi người
/ Em luôn biết trân trọng những tình cảm cao quý mà người thân dành cho mình, luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc, sẻ chia với những người thân trong gia đình
/ Luôn học tập chăm chỉ, rèn luyện nhân cách đạo đức tốt để người thân được vui lòng….
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Từ tinh thần của văn bản trên, hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của em về vai trò gia đình trong cuộc sống con người.
* Nêu vấn đề nghị luận : vai trò của gia đình trong cuộc sống mỗi người
* Giải thích: Gia đình là tế bào của xã hội, là tổng hợp các mối quan hệ, ứng xử, giá trị nhân cách, tình cảm, đạo đức, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng, dân tộc. Trong gia đình, mọi người có quan hệ về huyết thống, thường có cùng quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ.
* Biểu hiện: Trong gia đình, ông bà, bố mẹ yêu thương, chăm lo, bảo ban, dạy dỗ, âm thầm hy sinh, chịu bao khó nhọc để con cháu được hạnh phúc. N/lại, con cháu kính trọng, hiếu thuận, biết ơn những đấng sinh thành. Còn anh chị em yêu thương đùm bọc "A/e như thể tay chân"/"A/e hòa thuận 2 thân vui vầy".
* Vai trò ý nghĩa: Gia đình có ý nghĩa và vai trò vô cùng đặc biệt với cuộc đời mỗi con người. Đó là mái ấm, là nơi ta được sinh ra, được sống và trưởng thành. Là nơi ta được sống trong tình yêu thương, sự chở che, đùm bọc. Là điểm tựa, là chỗ dựa vững chắc, là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời con người. Tình cảm gia đình là những tia nắng diệu kì của cuộc sống- một ngọn lửa để sưởi ấm cho trái tim mỗi con người. Gia đình còn là cái nôi, là cơ sở, nền tảng bồi dưỡng và hình thành nhân cách cao đẹp cho con người. Trong nếp sống của người Á Đông, gia đình có vai trò rất lớn trong việc bồi dưỡng tâm hồn và giáo dục nhân cách con người. Như Ơ – ri – pít, nhà viết kịch Hi đã từng khẳng định: “Duy chỉ có gia đình, con người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những tai ương của số phận”.
- Phản đề: Tuy nhiên, xã hội hiện nay vẫn còn có những người chưa biết trân trọng hạnh phúc gia đình mà mình có, sống ích kỉ, vụ lợi mà quên đi tình nghĩa. Đó là những người đáng bị lên án và phê phán
- Bài học, liên hệ bản thân: Nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của gia đình trong cuộc sống của con người, mỗi người cần biết giữ gìn, vun vén tổ ấm gia đình.
+ Là học sinh, em cần trân trọng, yêu thương, luôn quan tâm, sẻ chia với những người thân trong gia đình, biết ơn và phụng dưỡng ông bà, cha mẹ; hòa thuận với anh chị em…
Bài 10 Học sinh đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu
BỨC TRANH TUYỆT VỜI
Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giao sĩ trả lời: “Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin vì niềm tin nâng cao giá trị con người”.
Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với một cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”.
Cuối cùng họa sĩ gặp người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời : “Hòa bình là thứ đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình nơi đó có cái đẹp”.
Và họa sĩ đã tự hỏi mình : “ Làm sao tôi có thể vẽ được cùng lúc niềm tin, hòa bình và tình yêu ???”
Khi trở về nhà, ông thấy các con ùa ra chào đón mình và người vợ thì tựa cửa chờ chồng, nụ cười lấp lánh trên môi. Giây phút đó, ông nhận ra niềm tin trong mắt các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính lúc ấy tâm hồn ông ngập tràn trong thanh thản, hạnh phúc và bình yên. Họa sĩ chợt hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian.
Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là “Gia đình”.
(Theo Phép nhiệm màu của đời, NXB Trẻ, TP. Hồ CHí Minh)
Câu
Câu hỏi
Nội dung
1
Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Tự sự
2
Vì sao người họa sĩ đặt tên cho tác phẩm của mình là “Gia đình” ?
- Người họa sĩ đặt tên cho tác phẩm của mình là “Gia đình” vì đó là bức tranh kì diệu nhất với ông, gia đình là nơi cho ông niềm tin, tình yêu, hòa bình, những điều ông tìm kiếm bấy lâu nay.
3
Chỉ rõ và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau: Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”.
- Biện pháp tu từ: liệt kê - làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu
- Tác dụng:
+ Lời văn hình ảnh, sinh động, cảm xúc, gây ấn tượng.
+ Nhấn mạnh sự csức mạnh kì diệu của tình yêu, mang đến cho cuộc sống con người những điều ý nghĩa và tốt đẹp.
+ Bộc lộ thái độ yêu mến, kính ttrân trọng tình yêu.
4
Thông điệp sâu sắc nhất em đón nhận từ đoạn trích trên và cho biết lý do em lựa chọn thông điệp đó.
Thông điệp 1. Từ đoạn trích chúng ta đón nhận sâu sắc thông điệp về tình cảm gia đình.
- Lý do:
+ Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi các thành viên gắn bớ với nhau không chỉ là huyết thống hay trách nhiệm mà trên hết là sự yêu thương. Một gia đình hạnh phúc góp phần làm nên một xã hội tốt đẹp
+ Gia đình có ý nghĩa thiêng liêng không gì so sánh được : cho chúng ta cuộc sống, luôn yêu thương chăm sóc, là điểm tựa tinh thần, là sức mạnh cho mỗi chúng ta...
Câu 5. (2,0 điểm) Qua đoạn thơ trên, viết một đoạn văn theo kiểu diễn dịch (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình.
b. Nội dung
- Nêu vấn đề nghị luận: Gia đình rất thiêng liêng và có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người.
- Khái niệm: Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi sinh sống, đoàn tụ của những người cùng chung huyết thống như ông bà, cha mẹ, anh chị em, con cháu ruột thịt.
- Vai trò của gia đình:
+ Gia đình là mái ấm tình thương, là nơi chia sẻ những vui, buồn…
+ Gia đình là nơi nâng cánh ước mơ, là cội nguồn, là sức mạnh vượt khó khăn…
+ Đó cũng là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời con người.
- Bàn luận:
+ Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng cả về thể xác lẫn tâm hồn mỗi con người.
+ Gia đình đem lại cho mỗi con người niềm vui, hạnh phúc, tiếp thêm nghị lực và sức mạnh giúp con người ta vượt qua bao khó khăn thử thách của cuộc đời.
- Phản đề: Tuy nhiên, hiện nay không ít người không biết giữ gìn hạnh phúc gia đình.
+ Cha mẹ bỏ bê con cái, hạnh phúc gia đình ta vỡ…
+ Có nhiều người con không quan tâm đến cha mẹ, nhất là lúc lúc tuổi già đau ốm…
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Hiểu được sự thiêng liêng, vai trò quan trọng của gia đình.
+ Mỗi thành viên trong gia đình hãy biết nâng niu, trân trọng và xây đắp hạnh phúc gia đình.
+ Liên hệ bản thân.
_______________
Bài 12 Học sinh đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
(Nguyễn Duy, Đò Lèn, 1982, Trích từ tập Ánh trăng)
Câu
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
1
Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên?
Biểu cảm/ Thể thơ tự do.
0,5
2
Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của những câu thơ sau:
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
….
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
- Đoạn thơ thể hiện tâm trạng của người cháu khi đi lính trở về thì bà đã không còn, bày tỏ niềm thương nhớ, kính yêu với người bà của mình.
0,5
3
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
- Biện pháp tu từ: liệt kê: bà mò cua xúc tép ở đồng Quan/ bà đi gánh chè xanh Ba Trại/ Quán Cháo, Đồng Giao
- Tác dụng:
+ Lời thơ hình ảnh, sinh động, cảm xúc, gây ấn tượng.
+ Nhấn mạnh sự vất vả, hi sinh, tần tảo của người bà trong những năm tháng chiến tranh, bà làm lụng vất vả, bươn trải nhiều nơi để chăm sóc cho gia đình.
+ Bộc lộ thái độ yêu mến, trân trọng và biết ơn với bà, sự hi sinh của bà.
1,0
4
Thông điệp sâu sắc nhất em đón nhận từ đoạn trích trên và cho biết lý do em lựa chọn thông điệp đó.
Thông điệp: Từ đoạn trích chúng ta đón nhận sâu sắc thông điệp về tình bà cháu (hoặc về tình cảm gia đình)
- Lý do:
+ Người bà luôn dành cho chúng ta sự yêu thương chăm sóc rất chân thành, bình dị mà sâu nặng.
+ Trong những hoàn cảnh khó khăn bà còn là người thay bố mẹ dạy bảo, yêu thương, giúp chúng ta nên người…
+ Bà luôn hi sinh hết lòng vì con cháu, là điểm tựa, bờ vai, là sức mạnh cho con cháu…
1,0
Câu 5. (2 điểm) Từ bài thơ phần đọc hiểu, hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình.
_________________
Bài 13. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(Kính tặng thầy Lê Thường)
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời...
Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe...
(Nghe thầy đọc thơ, Trần Đăng Khoa – 1967)
Câu
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
1
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Biểu cảm
0,5
2
Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của 2 dòng thơ đầu:
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Đoạn trích thể hiện cảm xúc tác giả - người học trò khi nghe thầy đọc thơ, lời thơ thầy gợi lên những điều đẹp đẽ diệu kì từ những điều nhỏ bé, thấy thế giới quanh mình đẹp hơn.
0,5
3
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
- Biện pháp tu từ: So sánh - Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
- Tác dụng:
+ Làm cho lời thơ hình ảnh, sinh động, giàu cảm xúc.
- Nhấn mạnh ý nghĩa, vẻ đẹp lời thơ thầy đọc, lời thầy gần gũi thân thương như tiếng bà tuổi thơ.
- Thể hiện sự yêu mến trân trọng, cảm phục, biết ơn người thầy, yêu mến lời thơ thầy đọc.
1,0
4
Thông điệp sâu sắc nhất em đón nhận từ đoạn trích trên và cho biết lý do em lựa chọn thông điệp đó.
Thông điệp: Từ đoạn trích chúng ta đón nhận sâu sắc thông điệp về lòng biết ơn trân trọng người thầy, tình cảm và tri thức thầy mang đến.
- Lý do:
+ Tình thầy trò là tình cảm cao đẹp với những người có công lao dạy bảo, hướng dẫn chúng ta trên con đường tri thức…
+ Người thầy có công lao to lớn trong cuộc đời và sự thành công của mỗi chúng ta. Thầy không chỉ mang đến tri thức mà cả tình yêu thương, tấm gương sáng ta noi theo, biết ơn và trân trọng.
1,0
Câu 5. (2 điểm) Từ bài thơ phần đọc hiểu, hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về truyền thống tôn sư trọng đạo.
BƯỚC
NỘI DUNG
GHI CHÚ
1
Đoạn trích/ văn bản...[nêu tên văn bản và tên tác giả] rút ra những bài học sâu sắc về truyền thống tôn sư trọng đạo.
1 câu văn
2
Tôn sư trọng đạo là đạo lí tốt đẹp từ bao đời của dân tộc ta, đó là thái độ trân trọng biết ơn và đền đáp công lao dạy dỗ to lớn của người thầy.
3
Vì sao: Người thầy có công lao to lớn trong cuộc sống của mỗi chúng ta vì:
+ Thầy mang đến tri thức giúp mở mang kiến thức dẫn bước đến thành công.
+ Thầy là tấm gương đạo đức đẻ chúng ta noi theo, hoàn thiện nhân cách bản thân.
+ Người thầy còn khơi gợi, truyền cảm hứng tình cảm, kỉ niệm theo ta trong cả cuộc đời.
4
Phản đề: Tuy nhiên trong đời sống không ít kẻ vô ơn, hỗn láo với chính người thầy người cô đã dạy dỗ yêu thương chăm sóc hết lòng cho chúng ta. Đó là hành vi cần lên án.
5
Mỗi bạn học sinh cần thể hiện tinh thần tôn sư trong đạo cần nhận thức được ý nghĩa đạo lí tôn sư trọng đạo và có việc làm, hành động phù hợp, đúng đắn….không chỉ thể hiện qua tình cảm, lời nói mà phải bằng những việc làm thiết thực như chăm ngoan học tốt…Chúng ta cần phê phán những hành vi sai trái …
Bài 14. Học sinh đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này
Lời ru của gió màu mây
Con sông của mẹ đường cày của cha
Bắt đầu cái tuổi lên ba
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!
Từ trong vòm mát ngôi trường
Xin lời ru được dẫn đường em đi
(Con đường thầy ngỡ đôi khi
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình
(Đoàn Vị Thượng, Lời ru của thầy)
Câu
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
1
Nêu phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ đã cho?
Biểu cảm/ Thể thơ lục bát
0,5
2
Hãy cho biết nội dung chính của bài thơ.
- Đoạn thơ là là lời tâm sự của người thầy, người thầy tự nguyện dâng hiến những điều tốt đẹp, tình cảm và tri thức để dìu dắt các em thơ.
0,5
3
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
- Biện pháp tu từ: ẩn dụ: Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
- Tác dụng:
+ Lời thơ hình ảnh, sinh động, cảm xúc, gây ấn tượng.
+ Nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của người thầy, người thầy hi sinh, già đi theo năm tháng nhưng mang đến những điều tốt đẹp và sự thành công cho học trò, hình ảnh người thầy luôn ở trong cuộc đời mỗi chúng ta.
+ Bộc lộ thái độ yêu mến, trân trọng và biết ơn với thầy cô, sự hi sinh của thầy cô.
1,0
4
Thông điệp sâu sắc nhất em đón nhận từ đoạn trích trên và cho biết lý do em lựa chọn thông điệp đó.
Thông điệp: Từ đoạn trích chúng ta đón nhận sâu sắc thông điệp về lòng biết ơn trân trọng tình cảm và tri thức thầy mang đến.
- Lý do:
+ Tình thầy trò là tình cảm cao đẹp với những người có công lao dạy bảo, hướng dẫn chúng ta trên con đường tri thức…
+ Người thầy có công lao to lớn trong cuộc đời và sự thành công của mỗi chúng ta. Thầy không chỉ mang đến tri thức mà cả tình yêu thương, tấm gương sáng ta noi theo, biết ơn và trân trọng.
1,0
Câu 5. (2 điểm) Từ bài thơ phần đọc hiểu, hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình thầy trò.
_________________
Bài 16. Học sinh đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Giữa dòng đời xô bồ, ngày ngày đối mặt với những khó khăn và toan tính, người ta nhắc nhiều đến sự cho đi luôn kèm nhận quyền lợi nào đó. Dường như nhiều người đã cho là sự hiển nhiên, rằng không ai cho không ai cái gì mà không tính đến vụ lợi. Có lẽ bởi vậy mà khi cặp đôi học trò Minh Hiếu - Tất Minh (trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa) suốt 10 năm liền cõng nhau đến trường bất kể nắng mưa, bất kể giông bão, người ta bỗng thấy sao mà kỳ diệu quá.
Thương cậu bạn Tất Minh bị khuyết tật bẩm sinh từ lúc mới chào đời với hai chân bị liệt, một tay bên phải không thể cử động, nam sinh cùng xóm Minh Hiếu đã ngày ngày tình nguyện cõng bạn đến trường từ năm lớp 2. Hai cậu học trò cứ dần gắn bó một cách nhẹ nhàng như thế, dần trở thành điều quen thuộc như hơi thở. Để rồi sau 12 năm, công đèn sách không phụ hai cậu học trò khi cả Minh và Hiếu đều đạt trên 28 điểm, không môn nào dưới 9 trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua.
...
Thời gian tới khi biết điểm, dù phải xa nhau hay vẫn bên cạnh cõng nhau đến trường thì tình bạn ở cả hai vẫn sẽ mãi vẹn nguyên như thế. Bởi như lời khẳng định chắc nịch của cả hai: "Vạn sự đều có khởi đầu và kết thúc, chỉ có tình bạn là bên nhau mãi mãi".
(Theo Báo điện tử Kênh 14, ngày 07/9/2020)
Câu
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
1
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Tự sự
0,5
2
Vì sao có thể nói hành trình của Minh Hiếu (nhân vật nhắc tới trong đoạn trích) là hành trình kì diệu?
- Hành trình kì diệu là hành trình làm nên những điều có ý nghĩa tốt đẹp trong đời sống, xuất phát từ tấm lòng, trái tim, sự đồng cảm…
- Đó là hành trình kì diệu bởi tạo nên từ tình bạn đẹp, mang đến niềm vui và tương lai cho người bạ tật nguyền.
- Là bài học truyền cảm hứng cho chúng ta.
0,5
3
Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Hai cậu học trò cứ dần gắn bó một cách nhẹ nhàng như thế, dần trở thành điều quen thuộc như hơi thở.
- Biện pháp tu từ: So sánh - nhẹ nhàng như thế, dần trở thành điều quen thuộc như hơi thở
- Tác dụng:
+ Lời thơ hình ảnh, sinh động, cảm xúc, gây ấn tượng.
+ Nhấn mạnh tình bạn đẹp, bình dị trong sáng mà cần thiết, không thể thiếu như hơi thở với đời sống chúng ta.
+ Bộc lộ thái độ yêu mến, trân trọng với tình bạn, cảm phục hai người bạn trẻ.
1,0
4
Thông điệp sâu sắc nhất em đón nhận từ đoạn trích trên và cho biết lý do em lựa chọn thông điệp đó.
Thông điệp: Từ đoạn trích chúng ta đón nhận sâu sắc thông điệp về tình bạn, biết trân trong tình bạn trong đời sống.
- Lý do:
+ Tình bạn là sự gắn bó, chia sẻ chân thành tự nguyện giữa những người cùng trang lứa, cùng công việc hay hoàn cảnh…
+ Tình bạn là một phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi chúng ta : là điểm tựa tinh thần, là sức mạnh cho mỗi chúng ta...chia sẻ niềm vui nỗi buồn, giúp đỡ trong hoạn nạ khó khăn, động lực vượt lên những thử thách, mang đến bài học sâu sắc…
1,0
Câu 5. (2,0 điểm) Từ tinh thần đoạn trích đã cho, em hãy viết đoạn văn tổng-phân-hợp (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về tình bạn.
BƯỚC
NỘI DUNG
GHI CHÚ
1
Đoạn trích/ văn bản...[nêu tên văn bản và tên tác giả] rút ra những bài học sâu sắc về ý nghĩa của tình bạn.
1 câu văn
2
Tình bạn là gì: Tình bạn là sự gắn bó, chia sẻ chân thành tự nguyện giữa những người cùng tra lứa, cùng công việc hay hoàn cảnh…
3
Vì sao: Tình bạn là một phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi chúng ta : là điểm tựa tinh thần, là sức mạnh cho mỗi chúng ta...chia sẻ niềm vui nỗi buồn, giúp đỡ trong hoạn nạ khó khăn, động lực vượt lên những thử thách, mang đến bài học sâu sắc…
4
Phản đề: Tuy nhiên trong đời sống không ít kẻ vô ơn, bạc nghĩa không biết trân trong tình bạn, hay ích kỉ vụ lợi với chính người bạn thân thiết của mình.
5
Chúng ta trong đó có các bạn học sinh cần làm gì để có được một tình bạn đẹp….tình bạn không chỉ thể hiện qua tình cảm, lời nói mà phải bằng những việc làm thiết thực như biết giúp đơc hcia se, lăng nghe và đôi khi cần đên chính những góp ý phê bình một cách chân thành thẳng thắn…
_________________
Bài 17 Học sinh đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Mẹ tôi bảo:
“Con sống không nhất thiết phải làm vừa lòng tất cả bạn bè, và chắc chắn tất cả bạn bè không bao giờ hài lòng hết về con, dù con có làm gì đi nữa. Nhưng con cũng đừng sống để bạn bè phải chọn cách xa lánh con, bởi vì:
Bố mẹ vì tình thương dành cho con có thể đối xử thiên vị với con. Nhưng bạn bè mới là người dạy cho con trưởng thành.
Bố mẹ là mái nhà của con, là nơi bình yên của con nhưng khi con ra ngoài, con không thể nào đơn độc được, con là gì cũng phải cần có bạn bè.
Gia đình là tài sản sẵn có của con, con sinh ra đã có một gia đình, nhưng bạn bè là “tài sản” phải do chính hai bàn tay con tạo dựng nên. Nếu con không tạo dựng được những “tài sản” mang tên bạn bè thì con chính là người thất bại!
Và nếu suốt cả đời con không thể có bạn tốt, thì điều đó không phải là lỗi của bạn mà là lỗi của chính con”.
(Mèo xù, Bơ đi mà sống, NXB Văn học 2029)
Câu
Câu hỏi
Nội dung
1
Cho biết phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
Nghị luận
2
Nêu nội dung chính của đoạn trích đã cho.
- Đoạn trích là lời nhắn nhủ của người mẹ với con, hãy biết trân trọng tình bạn và biết các gìn giữ một tình bạn đẹp trong cuộc đời.
3
Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ sử dụng trong đoạn trích: Gia đình là tài sản sẵn có của con, con sinh ra đã có một gia đình, nhưng bạn bè là “tài sản” phải do chính hai bàn tay con tạo dựng nên. Nếu con không tạo dựng được những “tài sản” mang tên bạn bè thì con chính là người thất bại!
- Biện pháp tu từ: ẩn dụ: tài sản - , nhưng bạn bè là “tài sản” phải do chính hai bàn tay con tạo dựng nên. Nếu con không tạo dựng được những “tài sản” mang tên bạn bè thì con chính là người thất bại!
- Tác dụng:
+ Lời thơ hình ảnh, sinh động, cảm xúc, gây ấn tượng.
+ Nhấn mạnh tình bạn lè điều quý giá, thiên liêng, một tài sản tinh thần không gì đánh đổi nhắc nhở con phải biết giữ gìn, trân trong “tài sản” ấy.
+ Bộc lộ thái độ yêu mến, trân trọng tình bạn.
4
Thông điệp sâu sắc nhất em đón nhận từ đoạn trích trên và cho biết lý do em lựa chọn thông điệp đó.
Thông điệp: Từ đoạn trích chúng ta đón nhận sâu sắc thông điệp về tình bạn, biết trân trong tình bạn trong đời sống.
- Lý do:
…
Câu 5. (2,0 điểm) Từ bài thơ phần đọc hiểu, hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình bạn.
_______________
Bài 18. Đọc đoạn trích thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Cho con gánh mẹ một lần,
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.
Cho con gánh mẹ đầu non,
Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời…
Ngày xưa mẹ gánh à ơi!
Con xin gánh lại những lời mẹ ru.
Đường đời sương gió mịt mù,
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan…
|
Mẹ ơi sóng biển dạt dào,
Con sao gánh hết công lao một đời.
Bông hồng cài áo đúng nơi,
Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la.
Cho con gánh lại mẹ già,
Để sau người gánh chính là con con.
(Trương Minh Nhật, Gánh mẹ)
|
Câu
Câu hỏi
Nội dung
1
Cho biết phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
Biểu cảm
2
Nội dung chính của hai câu thơ sau là gì?
Cho con gánh lại mẹ già,
Để sau người gánh chính là con con.
- Hai câu thơ là tâm tư của người con, xin được yêu thương chăm sóc, báo đáp công lao của mẹ để mai sau các con cái học theo mà chăm sóc cho mình.
3
Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ sử dụng trong câu thơ sau:
Mẹ ơi sóng biển dạt dào,
Con sao gánh hết công lao một đời.
- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ: Con sao gánh hết công lao một đời
- So sánh: Mẹ ơi sóng biển dạt dào,
- Tác dụng:
+ Lời thơ hình ảnh, sinh động, cảm xúc, gây ấn tượng.
+ Nhấn mạnh công lao to lớn của người mẹ như sóng biển dạt dào vô tận mà suốt cuộc đời con cũng không trả hết.
+ Bộc lộ thái độ yêu mến, kính trọng và biết ơn với mẹ.
4
Thông điệp sâu sắc nhất em đón nhận từ đoạn trích trên và cho biết lý do em lựa chọn thông điệp đó.
Thông điệp: Từ đoạn trích chúng ta đón nhận sâu sắc thông điệp là cần biết trân trọng tình mẫu tử
- Lý do:
…
Câu 5. (2,0 điểm) Qua đoạn thơ trên, viết một đoạn văn theo kiểu diễn dịch (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo.
______________________
Bài 19
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Hoa hồng tặng mẹ
Anh dừng lại một tiệm bán hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến bên và hỏi nó sao lại khóc.
- Cháu muốn mua một bông hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 2 dolar.
Anh mỉm cười và nói với nó:
- Đến đây chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không.
Nó vui mừng trả lời:
- Dạ, chú cho cháu đi nhờ xe đến nhà mẹ cháu.
Nó chỉ đường cho anh lái xe đến nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ.
Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa. (Quà tặng cuộc sống, theo nguồn Internet)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?