ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT( 23-24)
ĐỀ 1.
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:
Có một nghề bụi phấn bám đầy tay.
Ta vẫn gọi là nghề cao quý nhất.
Có một nghề không trồng cây vào đất.
Mà cho đời những đóa hoa thơm.
Có một nghề lặng thầm những đêm thâu.
Bên đèn khuya miệt mài trang giáo án.
Giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy.
Đó là nghề, nghề giáo tôi yêu!...
(Đinh Văn Nhã, "Có một nghề như thế")
Câu 1 ( 0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2 ( 0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“ Có một nghề không trồng cây vào đất
Mà cho đời những đóa hoa thơm”
Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp sâu sắc nhất em đón nhận từ đoạn thơ trên. Lý do em lựa chọn thông điệp đó?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1( 2.0 điểm): Từ đoạn thơ phần Đọc- hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về truyền thống "Tôn sư trọng đạo".
Câu 2 (5,0 điểm): Em hãy viết một bài văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tình đồng chí của người lính Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp được thể hiện trong đoạn thơ sau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
(Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập , NXB Giáo dục, 2015, trang 128)
DAPAN
Câu
|
Yêu cầu cần đạt
|
Điểm
|
1
|
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm
|
0,5đ
|
2
|
Nội dung chính: Đoạn thơ là lời ngơi ca, tôn vinh công lao của thầy cô giáo. Đó là những người đã tự nguyện dâng hiến những điều tốt đẹp, tình cảm và tri thức để dìu dắt bao thế hệ học trò khôn lớn, trưởng thành.
|
0,5đ
|
3
|
- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ hình ảnh “những đoá hoa thơm”
- Tác dụng:
+ Lời thơ sinh động hấp dẫn, tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc.
+ Nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của thầy cô, những người đã lặng thầm cống hiến mang đến những điều tốt đẹp và sự thành công cho học trò góp phần giúp ích cho cuộc đời.
+ Bộc lộ tình cảm kính yêu, thái độ quý mến, trân trọng và biết ơn sự hi sinh của thầy cô. Đồng thời nhắc nhở mỗi chúng ta phải khắc ghi công ơn đó.
|
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
|
4
|
- Thông điệp:
+Từ đoạn trích chúng ta đón nhận sâu sắc thông điệp về lòng biết ơn trân trọng tình cảm và tri thức mà thầy cô đã dạy.
- Lý do:
+ Tình thầy trò là tình cảm cao đẹp với những người có công lao dạy bảo, hướng dẫn chúng ta trên con đường tri thức…
+ Thầy cô có công lao to lớn trong cuộc đời và sự thành công của mỗi chúng ta. Thầy cô không chỉ mang đến tri thức mà cả tình yêu thương, tấm gương sáng ta noi theo, biết ơn và trân trọng.
+ Biết ơn thầy cô chính là phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.
*Lưu ý: Hs ít nhất cần giải thích 2 lý do hợp lý.
|
0,5đ
0,5đ
|
Câu
|
Yêu cầu cần đạt
|
Điểm
|
1
|
Về hình thức, kĩ năng.
- Học sinh viết được một đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí theo đúng cấu trúc, đảm bảo dung lượng (khoảng 200 chữ), lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Lời văn trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi văn phạm, chính tả.
|
0,25đ
|
|
Về nội dung, kiến thức.
Học sinh có các cách trình bày khác nhau, song phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Nêu tinh thần đoạn thơ và vấn đề nghị luận: “Tôn sư trọng đạo” là một đạo lí tốt đẹp của dân tộc mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy.
* Giải thích: "Tôn sư trọng đạo" là sự tôn vinh, kính trọng người thầy; coi trọng tri thức, đạo đức mà thầy cô truyền đạt.
* Biểu hiện: Truyền thống "Tôn sư trọng đạo" không nhất thiết phải là những gì quá lớn lao mà có khi được biểu hiện bằng việc làm đơn giản như chăm ngoan, học giỏi, lễ phép... dâng tặng thầy cô những bông hoa điểm tốt, những thành tích đáng mừng và tiến bộ dần…. Tri ân thầy cô nhân ngày 20/11…
* Ý nghĩa:
+ "Tôn sư trọng đạo" là truyền thống quý báu của dân tộc.
+ Là nét đẹp trong tâm hồn con người, giúp con người sống có nhân nghĩa thủy chung, thể hiện đạo lí làm người.
+ Một xã hội biết trọng người thầy, trọng tri thức là một xã hội văn minh, một con người biết kính trọng người thầy, trọng tri thức là con người có văn hóa..
* Mở rộng, phản đề:
+ Vẫn còn đâu đây một số người thiếu ý thức: hỗn láo, vô lễ với thầy cô, chưa chịu học tập nghiêm túc…
+ Quan niệm về sự tôn kính không phải là sự tiếp thu tri thức một chiều, sự vâng lời một cách thụ động…
* Bài học nhận thức, hành động, liên hệ:
- Nhận thức sâu sắc về công lao và sự hi sinh thầm lặng của người thầy cô.
+ Luôn nuôi dưỡng truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
+ Cần yêu mến, quý trọng và biết ơn thầy cô.
- Liên hệ bản thân...
|
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
|
2
|
* Về hình thức:
- Viết đúng thể loại văn nghị luận về đoạn thơ, bố cục đầy đủ, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
- Diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi văn phạm, chính tả.
|
0,25đ
0,25đ
|
* Về nội dung:
Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo được các nội dung cơ bản sau:
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Chính Hữu, tác phẩm “Đồng chí”.
- Nêu vấn đề nghị luận: Đoạn thơ đã ngợi ca vẻ đẹp tình đồng chí của người lính Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.
- Trích thơ.
II. Thân bài
1. Khái quát
- Nêu hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc và vị trí của đoạn thơ.
2. Cảm nhận
* Đồng chí đó là sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi lòng thầm kín của nhau:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người đi lính.”
+ Đó là tình tri kỷ, hiểu bạn như hiểu mình và còn vì mình là người trong cuộc, người cùng cảnh ngộ. Với người nông dân, ruộng nương, căn nhà là cả cơ nghiệp, là ước mơ ngàn đời của họ; họ luôn gắn bó, giữ gìn và chắt bóp cho những gì mình có. Vậy mà họ đã gác lại tất cả để ra đi đánh giặc, “gửi” … Câu thơ “Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay” hết sức tạo hình và biểu cảm. Để cả cơ nghiệp của mình hoang trống mà ra đi biết người thân ở lại trống trải nhưng cũng “mặc kệ” thì đó quả là sự hy sinh lớn lao và đó cũng là quyết ra đi mà không dửng dưng vô tình.
+ Các anh hiểu rõ lòng nhau và còn hiểu rõ nỗi niềm người thân của nhau ở hậu phương: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” là hình ảnh hoán dụ- nhân hóa gợi về quê hương, về người thân nơi hậu phương của người lính. Như vậy, câu thơ nói quê hương nhớ người lính mà thực chất là người lính nhớ nhà, nỗi nhớ hai chiều ngày càng da diết.
=> Vậy là người lính đã chia sẻ với nhau mọi tâm tư, nỗi niềm, chia sẻ cả những chuyện thầm kín, riêng tư nhất. Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, trong nỗi nhớ và vượt lên trên nỗi nhớ.
* Không chỉ chia sẻ cùng nhau những niềm vui, nỗi buồn hay các câu chuyện tâm tình nơi quê nhà mà họ còn chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính
- Trước hết, họ cùng nhau sẻ chia nỗi khổ về bệnh tật:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”
+ Họ đã nhìn thấu và thương nhau từ những chi tiết nhỏ của đời sống, cùng chịu bệnh tật và những cơn sốt rét rừng ghê gớm mà hầu như người lính nào cũng phải trải qua. Chính Hữu bản thân là người lính, cũng từng mắc căn bệnh này nên đã miêu tả rất thật, rất đúng về nó: " từng cơn ớn lạnh"; "sốt run người"; "vừng trán ướt mồ hôi".
- Họ còn cùng nhau chia sẻ những khó khăn thiếu thốn về vật chất:
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
+ Cấu trúc sóng đôi, phép liệt kê: "áo rách vai"-" quần vài mảnh vá"; " miệng cười buốt giá"-" chân không giày" cho thấy sự vất vả, thiếu thốn, gian truân của những người lính nơi chiến trường. Từ đó ta thấy được hiện thực về đời sống của người lính trong kháng chiến chống Pháp. Chính Hữu không hề né tránh gian khổ, không tô vẽ, cũng không cường điệu mà tái hiện rất chân thực.
+ Những câu thơ trên đã đưa ta về với hiện thực của những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Bộ đội, nhân dân ta phải chịu biết bao gian khổ. Thiếu thốn, vất vả là thế nhưng những người chiến sĩ vẫn nở nụ cười lạc quan “Miệng cười buốt giá”. Dẫu có gian nan đến mấy cũng không dập tắt được nụ cười của người lính. Nụ cười ấy tỏa sáng niềm lạc quan, dũng cảm, coi thường mọi khó khăn, gian khổ. Nụ cười ấy mãi in sâu trong lòng mỗi chúng ta.
- Tình đồng chí còn là sự sẻ chia tình thương, hơi ấm đồng đội:
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
+ Động từ “thương” được đảo lên đầu câu…… “tay nắm lấy bàn tay” đây là một cử chỉ rất cảm động chứa chan tình cảm chân thành. Nó không phải cái bắt tay thông thường mà là hai bàn tay tự tìm đến với nhau truyền cho nhau hơi ấm để vượt lên buốt giá, những bàn tay như biết nói. Và đó không phải sự gắn bó bất chợt mà là sự gắn bó trong chiến đấu, đồng cam cộng khổ khiến tình đồng chí thêm sâu đậm. Trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian lao vất vả ấy, tình cảm đồng chí đã đi vào chiều sâu của sự sống và tâm hồn người chiến sĩ để trở thành những kỷ niệm không bao giờ quên. Câu thơ không chỉ nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng của những người lính mà còn thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy.
=> Trong cuộc kháng chiến trường kì, chính tình đồng chí, đồng đội đã tạo nên sức mạnh của người lính, đã trở thành kỉ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời họ.
3. Đánh giá
* Đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của khổ thơ, bàn, mở rộng vấn đề…
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ tự do, khổ thơ có những câu dài, ngắn đan xen linh hoạt, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, giàu sức gợi, giọng thơ tâm tình, thiết tha…
- Nội dung:
+ Khổ thơ thể hiện sức mạnh kì diệu của tình đồng chí, đồng đội giản dị mà thiêng liêng của người lính Cụ Hồ…
III. Kết bài
- Khẳng định thành công của khổ thơ, sức sống của bài thơ “Đồng chí” và những đóng góp của nhà thơ Chính Hữu.
- Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
|
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,75đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,75đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
|
ĐỀ 2.
Phần I. Đọc hiểu ( 3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“...Với học sinh, thách thức của các em cũng vô cùng to lớn.
Là thế hệ của thế kỉ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động: những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang bị ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai. Trong một công trình nghiên cứu của mình, Howard Gardner, cha đẻ của thuyết đa trí tuệ đã từng chỉ ra: đến năm 2030, 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ biến mất. Nghĩa là có những nghề nghiệp mới ra đời và thay thế nghề nghiệp cũ, em đã chuẩn bị tâm thế cho mình trước sự thay đổi đó chưa?
Lại thêm một câu hỏi nữa đặt ra “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như chúng ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không “?
Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người. Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu.
Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt với những thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình ngay cả với những người thân yêu nhất. Đối mặt với thách thức để các em nhận ra mình thiếu tư duy phản biện, một phẩm chất không thể thiếu của công dân thế kỷ 21...”
(Bài phát biểu khai giảng, Thầy Nguyễn Minh Quý, THPT Trần Nguyên Hãn, HP)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo tác giả trong đoạn trích cốt lõi của sự thay đổi là gì?
Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích ?
Câu 3 (1,0 điểm). Phân tích tác dụng của một biện pháp nghệ thuật có trong câu: “Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu.”
Câu 4 (1,0 điểm). Những thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích trên là gì?
Phần II:LÀM VĂN (7,0 điểm).
Câu 1( 2,0 điểm )Từ nội dung của đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của lòng dũng cảm trong cuộc sống.
Câu 2( 5,0 điểm):Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Phương Định trong đoạn trích sau:
“.... Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng…
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặt là mặt trời nung nóng.
Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.
Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom…
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếg nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu.”
(Trích “Những ngôi sao xa xôi", Lê Minh Khuê , Ngữ văn lớp 9 tập 2,NXBGD )
DAPAN
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu
|
Yêu cầu cần đạt
|
Điểm
|
1
|
Theo tác giả trong đoạn trích cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người
|
0,5
|
2
|
- Nội dung: Những thách thức đối với học sinh ở thế kỉ XXI và tác giả gửi đến thông điệp: hãy đối mặt, vượt qua nó bằng lòng dũng cảm.
|
0,5
|
3
|
* Hs chỉ ra được một trong các biện pháp nghệ thuật sau:
- Điệp ngữ: "dũng cảm để": được lặp lại 4 lần
- Tác dụng:
+Tạo nên cách diễn đạt cụ thể sinh động, giàu tính nhạc,tăng sức gợi hình gợi cảm,gây ấn tượng với người đọc, người nghe.
+ Nhấn mạnh và khẳng định sự cần thiết học sinh cần phải có lòng dũng cảm khi đối đầu với những thách thức trong thế kỉ mới.
+Thể hiện thái độ của tác giả: Quan tâm, lo lắng đối với học sinh và ngợi ca, đề cao lòng dũng cảm; đồng thời mong muốn mong muốn mỗi người cần phải có lòng dũng cảm.
-Liệt kê:" Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu.”
- Tác dụng
+Tạo nên cách diễn đạt cụ thể sinh động,,tăng sức gợi hình gợi cảm,gây ấn tượng với người đọc, người nghe
+ Diễn tả đầy đủ, cụ thể sự cần thiết học sinh cần phải có lòng dũng cảm khi đối đầu với những thách thức trong thế kỉ mới.
+Thể hiện thái độ của tác giả: Quan tâm, lo lắng đối với học sinh và ngợi ca, đề cao lòng dũng cảm; đồng thời mong muốn mong muốn mỗi người cần phải có lòng dũng cảm.
|
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
|
4
|
Học sinh có thể nêu ra một số thông điệp sau:
- Nhận thức được những khó khăn thách thức mà học sinh phải đối mặt trong thế kỉ XXI; đồng thời nhận thức được vai trò ý nghĩa của lòng dũng cảm trong cuộc sống.
- Trân trọng, ca ngợi, khâm phục những người có lòng dũng cảm dám đương đầu với khó khăn thử thách.
- Lên án phê phán những người hèn nhát, khi gặp khó khăn thử thách thì buông xuôi, nản chí .
- Cần rèn cho mình lòng dũng cảm đối mặt với những thách thức trong cuộc sống, dũng cảm để thay đổi,không lảng tránh, bị động mà cần chủ động, linh hoạt.
|
0,25
0,25
0,25
0,25
|
|
|
Câu 1
(2,0 điểm)
|
1. Yêu cầu hình thức,kĩ năng:
- Đúng hình thức một đoạn văn nghị luận xã hội,
- Dung lượng đảm bảo, diễn đạt chính xác, lập luận thuyết phục, trình bày sạch sẽ,không mắc lỗi dùng từ, viết câu….
2. Yêu cầu nội dung,kiến thức
a.Nêu vấn đề: vai trò của lòng dũng cảm
b. Triển khai vấn đề:
* Giải thích khái niệm: Dũng cảm là dám đương đầu với những khó khăn, không sợ hiểm nguy. Người có lòng dũng cảm là người biết xả thân vì lẽ phải, vì chính nghĩa, không run sợ, không hèn nhát.
* Bàn luận:
+ Là động lực để vượt qua những khó khăn, thách thức, bản lĩnh và đi đến thành công.
+Cho ta niềm tin, sức mạnh đẩy lùi gian khó, chấp nhận, đối diện với những thử thách, nguy nan.
+Giúp chúng ta chủ động, sáng tạo được những năng lực bứt phá của bản thân.
+ Người có lòng dũng cảm sẽ được mọi người kính trọng, nể phục, ngưỡng mộ, được xã hội ca ngợi, tôn vinh.
+ Phê phán, lên án những con người hèn nhát, thụ động, sợ hãi
* Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức rõ vai trò của lòng dũng cảm trong cuộc sống.
- Mỗi người cần rèn cho mình lòng dũng cảm……..
* Liên hệ bản thân:
|
0,25
0,25
0,25
0,75
0,25
0,25
|
Câu 2
(5,0 điểm)
|
*Yêu cầu về hình thức, kỹ năng:
- Đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm truyện; luận điểm rõ ràng, thuyết phục;bố cục đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
- Diễn đạt trôi chảy, chính xác.Trình bày rõ ràng, sạch sẽ,chữ viết đúng chính tả.
|
0,5
|
|
*Yêu cầu nội dung, kiến thức:
Học sinh có thể chức làm bài văn theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những nội dung cơ bản:
I.Xác định vấn đề nghị luận:Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom giữa trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn
II..Triển khai vấn đề nghị luận.
1.Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
-Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Minh Khuê,tác phẩm
“ Những ngôi sao xa xôi”
- Hoàn cảnh ra đời của tác tác phẩm.
-Tóm tắt truyện.
- Vị trí đoạn trích
2. Cảm nhận.
a. Hoàn cảnh chiến đấu
+ Khung cảnh chiến trường trước giờ ra trận được nhà văn miêu tả rất kĩ qua không gian, không khí, cảnh vật: “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa”
- Những câu văn ngắn, từ ngữ giàu hình ảnh khắc hoạ hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường. Hoàn cảnh đó đã thử thách cao độ lòng gan dạ, sự bình tĩnh của Phương Định trong một lần phá bom.
b. Vẻ đẹp của Phương Định
*Phương Định là một cô gái dũng cảm, kiên cường, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc:
+Xuất thân từ Hà Nội, cô là thành viên trong tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường trọng điểm Trường Sơn nơi thường xuyên xảy ra bom đạn ác liệt của kẻ thù.Phương Định với tình yêu Tổ Quốc cô gái sẵn sàng xa gia đình mái trường tham gia chiến đấu.Phương Định cùng đồng đội đã sống trong một hoàn cảnh chiến tranh rất gian khổ và nguy hiểm : vùng đất bị bom đạn tàn phá; cây còn lại xơ xác; đất nóng và khói đen thì vật vờ từng cụm.
+ Đoạn trích đã thể hiện hành động phá bom của Phương Định trong từng khoảnh khắc cô gái khi làm công việc phá bom hành động dũng cảm đó được cảm nhận qua tâm thế : “Tôi sẽ không đi khom các anh chiến sĩ không thích kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”.
-+Phương Định là một cô gái dũng cảm. Hành động dũng cảm của cô khiến bao người khâm phục – phá bom mìn công việc vô cùng khó khăn, nguy hiểm đến tính mạng và để phá được bom, cô phải đến gần quả bom, dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom trong lúc vỏ quả bom nóng ‘một dấu hiệu chẳng lành’. Cô bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, sau đó châm ngòi, chạy lại chỗ ẩn nấp… ‘bom nổ, tiếng kỳ quái đến váng óc…’ Đó là một công việc diễn ra một cách thường xuyên trở thành kĩ năng, kĩ xảo trong cuộc sống hàng ngày của Phương Định và các đồng đội. Công việc nguy hiểm nhưng cô luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ thật tốt vì trong suy nghĩ của Phương Định là liệu mìn có nổ bom có nổ hay không..
*Phương Định còn là một cô gái có tâm hồn nhạy cảm và tinh tế:
- Sự nhạy cảm của cô được thể hiện ngay trong nét tâm lí rất con gái khi cô đến
gần quả bom. Cô cảm thấy “ có ánh mắt của các anh cao xạ dõi theo mình” .
Chính cảm giác ấy đã kích thích lòng tự trọng và can đảm nơi cô.
- Khi thực hiện thao tác phá bom, những cảm giác của Phương Định cũng trở nên
tinh tế và sắc nhọn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động
sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình
làm quá chậm”
-Công việc phá bom nguy hiểm, căng thẳng đến nghẹt thở nhưng Phương Định
vẫn có những cảm nhận tinh tế, rất rõ mọi sự việc, hiện tượng, âm thanh diễn
ra xung quanh: “Không có gió. Tim tôi đập cũng không rõ. Dường như vật duy
nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy
sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. còn đằng kia lửa đang
chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom ”.
- Lúc quả bom nổ cô có những cảm giác rất cụ thể, chân thực âm thanh, mùi
thuốc bom: “ Một thức tiếng kì quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi
mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn...Mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn,
cát lạo xạo trong miệng....”
3. Đánh giá:
-Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Sử dụng ngôi kể là nhân vật chính, cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ trẻ trung, sinh động
+Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế, làm hiện lên thế giới nội tâm phong phú..
- Nhân vật Phương Định hiện lên trong đoạn trích là một cô gái
dũng cảm, gan dạ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và rất nhạy cảm, tinh tế. Vẻ đẹp của cô cũng là vẻ đẹp của thế hệ trẻ
Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ
|
0,5
0.5
0,5
2,0
0,5
0,5
|
ĐỀ 3.
Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Lòng tự trọng khác với tính tự ái. Nhiều người, nhất là những người trẻ tuổi thường hay nhầm lẫn hai khái niệm này. Lòng tự trọng có cơ sở từ tư tưởng trọng nhân nghĩa, coi trọng phẩm cách và giá trị con người của mình nhưng mục đích là vì người khác, tôn trọng người khác, nhằm làm đẹp cho xã hội, làm tốt cho cộng đồng. Nói cách khác, lòng tự trọng có bản chất văn hoá và tinh thần nhân văn. Trái lại, tính tự ái là chỉ biết yêu chính bản thân mình, coi mình là trên hết, chỉ cốt được lợi cho riêng mình, bất chấp danh dự và quyền lợi chính đáng của người khác. Vì thế, lòng tự trọng thường được biểu hiện bằng những lời nói, cử chỉ, hành vi lịch thiệp, nhã nhặn, từ tốn, biết tự kiềm chế. Còn tính tự ái là “mảnh đất” tốt sinh ra những thói xấu, hẹp hòi, ích kỉ.”
(Theo Đào Ngọc Đệ, Báo Nhân dân điện tử, ngày 22/2/2014)
Câu 1. (0,5 điểm) Theo đoạn trích, lòng tự trọng có cơ sở từ đâu ?
Câu 2. (0,5 điểm) Nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 3. (1,0điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong câu văn: “Vì thế, lòng tự trọng thường được biểu hiện bằng những lời nói, cử chỉ, hành vi lịch thiệp, nhã nhặn, từ tốn, biết tự kiềm chế.”
Câu 4. (1,0 điểm)Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua đoạn trích trên là gì? Vì sao em chọn thông điệp đó?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung của đoạn trích trong phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của em về lòng tự trọng.
Câu 2 ( 5,0 điểm ): Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định qua đoạn trích sau:
" ... Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh măt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đoàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn mầu vàng…
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.
Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm, tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.
Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom…
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt , không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi trong âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu.”
(Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn lớp 9, tập 2, trang 117)
Câu
|
Yêu cầu đạt được
|
Điểm
|
Câu 1
(0,5đ)
|
- Lòng tự trọng có cơ sở từ tư tưởng trọng nhân nghĩa, coi trọng phẩm cách và giá trị con người của mình nhưng mục đích là vì người khác, tôn trọng người khác, nhằm làm đẹp cho xã hội, làm tốt cho cộng đồng
|
0,5đ
|
Câu2
(0,5đ )
|
Nội dung chính của đoạn trích trên: Bàn luận và nêu lên sự khác biệt giữa lòng tự trọng với tính tự ái.
|
0,5đ
|
Câu3 (1,0 đ)
|
- Một biện pháp tu từ đặc sắc:
- Biện pháp tu từ liệt kê:“ lời nói, cử chỉ, hành vi lịch thiệp, nhã nhặn, từ tốn, biết tự kiềm chế”
-Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu, làm cho câu văn thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm; làm cho lập luận thêm chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, gây ấn tượng với người đọc.
+ Diễn tả một cách toàn diện, cụ thể những biểu hiện của tự trọng qua đó nhấn mạnh, làm nổi bật cách ứng xử cáo đẹp, giàu tính nhân văn, giàu lòng tự trọng.
+ Tác giả đề cao lòng tự trọng, mong muốn mọi người biết cư xử đúng mực, tự trọng, loại bỏ tự ái, tự ti.
|
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
|
Câu4
(1,0 đ)
|
- Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua đoạn trích trên (HS chọn một trong số các thông điệp sau):
+Vai trò và giá trị của lòng tự trọng trong cuộc sống.
+ Trân trọng, đề cao đức tính tự trọng trong mỗi con người, phê phán tính tự ái.
+ Hãy có ý thức bồi đắp lòng tự trọng cá nhân bằng các hành động cụ thể: không ngừng học tập, rèn luyện để khẳng định giá trị bản thân, luôn luôn trung thực và coi trọng danh dự của bản thân mình trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Lí giải rõ nguyên nhân vì sao em thích thông điệp đó:
+ Vì lòng tự trọng là một phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi con người;
+ Những con người có lòng tự trọng thường đạt được thành công lớn và luôn được mọi người nể phục, kính trọng…
(Lưu ý: HS có thể có cách lí giải khác)
|
0,5đ
0,5đ
|
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu
|
Yêu cầu đạt được
|
điểm
|
1
|
* Yêu cầu về kỹ năng:
- Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội.
- Diễn đạt mạch lạc. Không mắc lỗi văn phạm.
|
0,25
|
* Nội dung:
HS có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo bố cục và tính mạch lạc của đoạn văn. Một số gợi ý về nội dung như sau:
- Nêu vấn đề: Lòng tự trọng trong cuộc sống
- Giải thích: Tự trọng là lòng yêu quý bản thân, tự ý thức được giá trị của bản thân, coi trọng danh dự, phẩm giá của chính mình.
- Biểu hiện:
+ Người có lòng tự trọng là những người luôn sống trung thực, trách nhiệm, luôn đúng hẹn và giữ chữ tín…
+ Người có lòng tự trọng cũng là những người sống tự giác, làm việc nghiêm túc, không để bị nhắc nhở, phàn nàn; khi nhận ra cái sai của bản thân, họ cũng vui vẻ lắng nghe những lời góp ý để sửa chữa.
- Ý nghĩa:
+ Lòng tự trọng là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi chúng ta cần có, là thước đo, tiêu chí làm nên giá trị mỗi con người. Lòng tự trọng giúp ta nhận ra phần hạn chế của chính mình, không ngừng nỗ lực, tự giác, cố gắng hoàn thiện bản thân.
+ Những con người có lòng tự trọng thường đạt được thành công lớn và luôn được mọi người nể phục, kính trọng. Đối với xã hội, nếu tất cả mọi người đều sống trong sạch liêm khiết, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, tạo điều kiện cho đất nước phát triển.…
- Phê phán:Phê phán những kẻ thiếu lòng tự trọng, tranh giành với người khác, sẵn sàng làm những việc xấu mà không hề biết xấu hổ, thiếu trung thực, hay đổ lỗi cho người khác, lợi dụng lòng tốt của người khác...
- Bài học nhận thức, hành động:
+ Cần nhận thức được ý nghĩa của lòng tự trọng trong cuộc sống
+ Phân biệt rõ lòng tự trọng với tính tự ái, tự cao hay sự tự ti, sợ hãi, không dám bày tỏ quan điểm cá nhân.
+ Sống tự giác, có trách nhiệm, kỉ luật, ngay thẳng, trung thực, không gian dối.
+ Luôn hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
|
0,25
0,25
0.25
0,25
0,25
0,25
0,25
|
Câu 2 (5,0 điểm)
Câu 2 (5,0 đ)
|
Đáp án
|
Biểu điểm
|
* Yêu cầu về kỹ năng:
- Đảm bảo hình thức, bố cục bài văn nghị luận về một nhân vật trong đoạn trích truyện. Lập luận chặt chẽ.
- Diễn đạt mạch lạc. Không mắc lỗi văn phạm.
|
0.5
|
* Yêu cầu về nội dung:
- Học sinh có thể trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo bố cục của bài văn nghị luận văn học đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu đoạn trích, nêu cảm nhận chung về nhân vật Phương Định qua đoạn trích.
|
0,25
|
2. Thân bài
a. Khái quát:
- Truyện ra đời năm 1971 ,trong lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt. Câu chuyện kể lại một cách chân thực cuộc sống chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn đó là chị Thao, Phương Định và Nho. Dù phải sống trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng ở họ vẫn ngời sáng lên những vẻ đẹp về tâm hồn và phẩm chất. Trong đó tiêu biểu nhất ấn tượng nhất là nhân vật Phương Định.
- Đoạn trích trên là một đoạn trích gây ấn tượng nhất nằm ở phần giữa của của truyện ngắn này kể về một lần phá bom đầy nguy hiểm của Phương Định qua đó làm nổi bật những phẩm chất anh hùng nơi cô.
|
0,25
|
b. Phân tích cảm nhận: Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định.
Lđ1: Đọc đoạn trích ta thấy, hoàn cảnh làm việc của Phương Định thật nguy hiểm.
- Sau những đợt thả bom của giặc, Phương Định cùng đồng đội chạy lên cao điểm làm nhiệm vụ, nơi có những quả bom chưa nổ. Cảnh tượng và không khí chiến trường lúc đó chứa đầy sự căng thẳng: "Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Ðất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung". Đó là một không gian ngột thở, đầy ám khí, tiềm ẩn sự hủy diệt
*Có thể thấy, đoạn trích đã khắc họa được hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường. Khung cảnh ấy được nhà văn miêu tả qua không khí, cảnh vật. Với những câu văn ngắn, từ ngữ giàu hình ảnh, nhà văn chẳng cần tô vẽ nhiều, thì bản thân khung cảnh ấy đã đủ gây ấn tượng về chiến trường ác liệt nơi hàng ngày Phương Định và đồng đội chiến đấu. Đó là một không gian ngộp thở, đầy ám khí, tiềm ẩn sự hủy diệt sau những lần thả bom của địch.Hoàn cảnh đó đã thử thách cao độ lòng gan dạ, dũng cảm, sự bình tĩnh của cô.
Lđ2: trong hoàn cảnh đó, PĐ hiện lên thật anh hùng, dũng cảm, không sợ hi sinh.
+ Là một cô gái xuất thân từ Hà Nội, lãng mạn, giàu cảm xúc. Cho nên, khi làm công việc phá bom, Phương Định không tránh khỏi cảm xúc bình thường, rất con người: hồi hộp, căng thẳng, cảm thấy ngực nhói, mắt cay.
+ Khi đến gần quả bom, cô không sợ nữa, bởi chính trong lúc căng thẳng khi đối diện với quả bom lại là lúc cô cảm thấy ánh mắt các anh cao xạ dõi theo mình. Ánh mắt ấy đã kích thích lòng tự trọng của cô, đem đến cho cô một ý chí mạnh mẽ để cô dũng cảm vượt qua mọi nguy hiểm.
+ Khi ở bên quả bom: Từng cảm giác của Phương Định trở nên sắc nhọn, cô cẩn trọng, bình tĩnh thực hiện đến từng thao tác cuối cùng:
“thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom, một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và cảm thấy tại sao mình làm quá chậm….”. Những lúc đối mặt với quả bom sắt lạnh lùng, Phương Định cũng có nghĩ đến cái chết nhưng đó là một “ cái chết mờ nhạt không cụ thể”….
+ Khi chạy về chỗ nấp: Điều cô quan tâm lúc này là “ liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm ngòi lần thứ hai….”
-> Đó là một công việc diễn ra môt cách thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của Phương Định và đồng đội. Công việc nguy hiểm nhưng cô luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ thật tốt.
Lđ3: Không chỉ vậy, ta còn thấy ở P. Định một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm.
+ Là một cô gái giàu nữ tính. Điều này được thể hiện qua cách cô cảm nhận về những vật vô tri hàng ngày mà cô vẫn phải làm việc: “ Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu”.
+ Cảm nhận tinh tế từng sự việc, hiện tượng, tiếng động diễn ra xung quanh “ Một tiếng động sắc đến gai người…..”
-> Tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom được thể hiện rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát. Từ đó, ta thấy Phương Định hiện lên một thế giới nội tâm phong phú.
|
0,75
2,0
0,5
|
c. Đánh giá:
- Thành công về nghệ thuật của tác giả khi xây dựng nhân vật Phương Định:
+ Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất. Phương Định là nhân vật chính cũng là người kể chuyện. Ngôi kể tạo điều kiện cho tác giả mở ra thế giới nội tâm của nhân vật một cách tự nhiên, một thế giới tâm hồn giàu cảm xúc, suy tư, nhiều khát khao, ước vọng.
+ Giọng điệu giàu chất nữ tính, lắng đằm nội tâm.
+ Khi xây dựng nhân vật, nhà văn đã đặc biệt khai thác hoàn cảnh sống và hành động, ngôn ngữ của nhân vật để khắc họa tính cách.
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, chân thực, sinh động, sử dụng câu văn ngắn nhịp nhanh, câu văn dài nhịp chậm….
-> Đoạn truyện khắc họa thành công chân thực cảnh phá bom vô cùng nguy hiểm, qua đó ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của nhân vật Phương Định với lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, nhạy cảm, tinh tế….
|
0,25
|
3. Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn trích; Cảm xúc của bản thân.
|
0.25
|
ĐỀ 3.
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
"Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
(Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB GD, 2002, tr 28 ,29)
Câu 1 (0.5 điểm) : Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 2. (0,5 điểm). Nội dung chính của bài thơ trên?
Câu 3. (1,0 điểm). Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong trong hai câu thơ:
"Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời".
Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp mà em tâm đắc nhất gợi ra từ bài thơ và bài học rút em ra từ thông điệp ấy?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm).
Câu 1. (2,0 điểm). Từ tinh thần đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò, ý nghĩa của tình mẫu tử.
Câu 2. (5,0 điểm). Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định qua đoạn trích sau:
" ... Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh măt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đoàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn mầu vàng…
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.
Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm, tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.
Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom…
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt , không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi trong âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu.”
(Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn lớp 9, tập 2, trang 117)
DAPAN
PHẦN I. Đọc hiểu (3 điểm).
Câu
|
Đáp án
|
Điểm
|
1
|
-Bài thơ được viết theo thể thơ: Lục bát.
-Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
|
0,25
0,25
|
2
|
-Nội dung: Tình yêu thương và sự hi sinh cao cả, thầm lặng của mẹ dành cho con.
|
0,5
|
3
|
* BPTT: Biện pháp tu từ so sánh “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
* Giá trị biểu đạt:
+ Làm cho câu thơ sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng mạnh với người đọc, người nghe.
+ Nhấn mạnh sự yêu thương thầm lặng, suốt đời của mẹ dành cho con.
+ Thể hiện tình cảm kính yêu, thái độ trân trọng, biết ơn của tác giả dành cho mẹ.
|
0,25
0,75
|
4
|
Thông điệp :
HS có thể nêu 1 trong các thông điệp sau :
- Hiểu được tình yêu thương và công lao to lớn của cha mẹ là vô bờ bến.
- Mọi người cần biết trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng.
- Hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời là được sống trong tình yêu thương của mẹ.
* Bài học
-Cần nhận thức được tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, cao đẹp và cảm động của mỗi người.
- Cần trân trọng, biết ơn những điều tốt đẹp cha mẹ dành cho ta qua những hành động, việc làm cụ thể: vâng lời dạy bảo, hiếu thảo với mẹ…
- Lên án, phê phán những người con bất hiếu ,đi ngược lại với tình mẫu tử.
|
0,5
0,5
|
PHẦN II. Làm văn (7 điểm).
Câu
|
Đáp án
|
Điểm
|
1
|
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Viết đúng hình thức đoạn văn nghị luận xã hội, đảm bảo dung lượng ( khoảng 200 chữ).
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi văn phạm.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau :
a.Nêu vấn đề: Vai trò, ý nghĩa của tình mẫu tử đối với cuộc đời mỗi người.
b. Giải thích.
- Tình mẫu tử là sự quan tâm, yêu thương, che chở của mẹ dành cho con và là lòng kính yêu, hiếu thảo của những người con đối với mẹ.
c. Bàn luận về vai trò, ý nghĩa của tình mẫu tử.
+ Ý nghĩa:
- Tình mẫu tử luôn chở che, nâng đỡ, chia sẻ, động viên, là điểm tựa tinh thần, tiếp thêm cho ta sức mạnh trước mỗi khó khăn.
- Tình mẫu tử góp phần hình thành và phát triển nhân cách con trẻ.
- Tình mẫu tử còn là cơ sở xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, phát triển.
d. Bàn luận mở rộng:
-Tuy nhiên, trong thực tế có không ít những kẻ bất hiếu, có những hành vi bạc ác với đấng sinh thành. Hoặc cũng còn có những ông bố, bà mẹ bỏ rơi, vô trách nhiệm với con của mình. Đó là những hành vi sai trái đi ngược lại với đạo lí của dân tộc cần phải lên án, phê phán mạnh mẽ.
4.Bài học nhận thức và hành động:
- chúng ta cần nhận thức sâu sắc vai trò, ý nghĩa vô cùng thiêng liêng của tình mẫu tử.
- Phải biết ơn, trân trọng, khắc ghi những vất vả, hi sinh của mẹ dành cho ta.
- Biết phê phán, lên án mạnh mẽ những người không biết trân trọng tình mẫu tử.
- Bản thân em cũng như mỗi người cần phải yêu thương, kính trọng mẹ không chỉ là tình cảm, lời nói mà phải bằng những việc làm thiết thực như biết giúp đỡ, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau, biết nghe lời, chăm ngoan, học giỏi để đền đáp công lao của cha mẹ.
|
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
|
2
|
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Hiểu đúng yêu cầu đề bài. Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích); thể hiện rõ cảm nhận, đánh giá nhận xét của người viết.
- Bố cục hài hòa, luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác, lập luận chặt chẽ.
- Lời văn sinh động, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo cách khác nhau song cần đảm bảo các yêu cầu sau:
a. Mở bài
- Thông tin về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
- Nêu vấn đề nghị luận : vẻ đẹp của nhân vật Phương Định qua đoạn trích.
b. Thân bài:
Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
*Khái quát
- Truyện ngắn “ NNSXX” là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê được viết năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra rất ác liệt.
- PĐ là nhân vật chính trong tác phẩm, đồng thời cũng là người kể chuyện. Đây là một cô gái Hà Nội còn rất trẻ, vừa tốt nghiệp phổ thông xong cô đã xung phong vào Trường Sơn làm công tác mở đường.
- Đoạn truyện trên là phần giữa của đoạn trích kể về khung cảnh và công việc phá bom của P.Đ cùng đồng đội. Nhân vật P.Đ trong đoạn trích đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc bởi tinh thần dũng cảm, gan dạ, không sợ hi sinh.
* Phân tích, cảm nhận đoạn trích :
Luận điểm 1: Hoàn cảnh chiến đấu của P.Đ cùng với đồng đội của cô vô cùng nguy hiểm và gian khổ:
- Khung cảnh chiến trường trước giờ ra trận được tác giả rất chân thực, cụ thể qua không khí và cảnh vật ở nơi này. “ Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa”
Luận điểm 2: Vẻ đẹp của nhân vật P. Định
* Vẻ đẹp phẩm chất
- Gan dạ dũng cảm là nét nổi bật trong phẩm chất của PĐ. Điều này thể hiện rõ trong những lần cô phá bom.Và chúng ta càng tự hào hơn khi chứng kiến sự dũng cảm của PĐ trong một lần phá bom đầy nguy hiểm.
- Khi tiến đến gần quả bom, trong khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng và vắng lặng: Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa”, cô có cảm giác sợ hãi đến rợn người, nhưng ở PĐ vẫn có nét tâm lí rất con gái, cô nhận thấy có một cảm giác bỗng đến với mình “ cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình” làm cô không sợ nữa. Để rồi lòng dũng cảm của cô như được kích thích bởi sự tự trọng và kiêu hãnh “ Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới” -> điều đó khiến cô không còn sợ hãi, cô đã bình tĩnh, tự tin hơn trong công việc của mình.
- Khi đối mặt với quả bom, cận kề với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người cũng trở nên sắc nhọn. Cô dùng xẻng đào đất dưới quả bom, thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt khiến cô rùng mình và cô tự thúc giục mình phải làm nhanh hơn, không được phép chậm trễ một giây. Cô bình tĩnh và khẩn trương bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, sau đó châm ngòi, chạy lại chỗ ẩn nấp chờ bom nổ.
- Cảm giác căng thẳng, hồi hộp, lo lắng của cô khi chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Có lúc cô cũng đã nghĩ đến cái chết nhưng đó chỉ là “cái chết mờ nhạt, không cụ thể” mà điều quan trọng lúc này là bom có nổ hay không. Và cuối cùng quả bom đã nổ, cô và đồng đội đã chiến thắng kẻ thù. Công việc nguy hiểm nhưng cô luôn cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây là một tinh thần trách nhiệm rất cao trong công việc, là lòng quả cảm không sợ hi sinh ở PĐ.
* Vẻ đẹp tâm hồn: Thường xuyên đối mặt với nguy hiểm và cái chết nhưng ở cô luôn tràn đầy niềm lạc quan và một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế.
- Phương Định là một cô gái giàu nữ tính, nét nữ tính của Phương Định hiện lên qua cách cô cảm nhận về chiếc đồng hồ - vật vô tri hàng ngày mà cô vẫn phải làm việc cùng: Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu.
- Trong khi phá bom đầy nguy hiểm, căng thẳng đến nghẹt thở nhưng PĐ vẫn cảm nhận rất tinh tế, rất rõ mọi sự việc, hiện tượng, tiếng động diễn ra xung quanh, đó là tiếng xẻng chạm vào vỏ quả bom: “Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi”, là đất và mảnh bom rơi: “Đất rơi lộp bộp ....trên đầu”
- Cô kể về những chuyện sống chết bằng giọng điệu nhẹ nhàng như không có gì: Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến 5 lần thậm chí hài hước : thần chết là 1 tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom và cô vẫn giữ nụ cười ngay cả trong những lúc khó khăn nguy hiểm.
-> Những cảm xúc và suy nghĩ chân thực của PĐ khi phá bom như truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm yêu mến và sự kính phục cô - một cô nữ sinh nhỏ bé, hồn nhiên, giàu mơ mộng và nhạy cảm mà cũng thật anh hùng,
*Đánh giá nghệ thuật
- Với cách lựa chọn ngôi kể phù hợp, lựa chọn nhân vật người kể chuyện là nhân vật trong truyện, cách kể chuyện tự nhiên, chân thực, ngôn ngữ trẻ trung, sinh động kết hợp với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công nhân vật PĐ trong đoạn trích trên - một cô gái thanh niên xung phong luôn ngời sáng những phẩm chất cao đẹp.
c. Kết bài
-Khẳng định và nâng cao vấn đề nghị luận
- Bài học liên hệ bản thân
|
0,5
0,25đ
0,25đ
0,5 đ
0,25 đ
1,0 đ
0,75
|
ĐỀ 4
PHẦN 1. ĐỌC –HIỂU: 3,0 ĐIỂM
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Lòng biết ơn là một trí tuệ tuyệt vời trong cuộc sống, xuất phát từ tình yêu và hy vọng. Lòng biết ơn là một cảm giác đẹp, một tâm lý lành mạnh, một lương tâm và một động lực. Với lòng biết ơn, cuộc sống sẽ được nuôi dưỡng và ánh sáng tinh khiết sẽ luôn lóe lên.
Luôn biết ơn, luôn bày tỏ lòng biết ơn và tha thứ ngay cả với những người đã làm tổn thương chính mình, cuộc sống sẽ đủ đầy, hạnh phúc. Người biết ơn cuộc đời, cuộc đời sẽ đền đáp.
Biết ơn cha mẹ, biết ơn món quà của thiên nhiên, biết ơn những món ăn ngọt ngào, biết ơn sự ấm áp của quần áo, biết ơn hoa lá, cỏ cây và côn trùng, biết ơn về nghịch cảnh đau khổ, biết ơn cả đối thủ.
Chỉ những người biết ơn mới có thể gặt hái được nhiều hạnh phúc hơn trong cuộc sống và họ cũng có thể từ bỏ sự đ ổ lỗi vô nghĩa. Những người biết ơn sẽ tràn đầy sức sống, cởi mở và khôn ngoan, họ luôn nhận được may mắn và cuộc sống ít gặp rắc rối.
(Trích báo điện tử “Nhịp cầu đầu tư”, số ra ngày 04/6/2020)
Câu 1 (0,5 điểm):Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Biết ơn cha mẹ, biết ơn món quà của thiên nhiên, biết ơn những món ăn ngọt ngào, biết ơn sự ấm áp của quần áo, biết ơn hoa lá, cỏ cây và côn trùng, biết ơn về nghịch cảnh đau khổ, biết ơn cả đối thủ.”
Câu 4 (1,0 điểm): Qua văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
PHẦN II. LÀM VĂN.( 7,0 điểm )
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn.
Câu 2 ( 5,0 điểm ):Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàn
( Trích: Viếng lăng Bác - Viễn Phương - Ngữ văn 9, tập 2, trang 59 )
Câu
|
Nội dung cần đạt
|
Điểm
|
1
|
Phương thức biểu đạt chính của văn bản : Nghị luận
|
0,5
|
2
|
- Nội dung chính của đoạn trích trên: văn bản bàn luận về những biểu hiện và ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc đời của mỗi con người.
|
0,5
|
3
|
- Biện pháp tu từ: HS có thể chọn 01 trong 02 biện pháp nghệ thuật sau:
(1) Biện pháp tu từ liệt kê.: Biết ơn cha mẹ, biết ơn món quà của thiên nhiên, biết ơn những món ăn ngọt ngào, biết ơn sự ấm áp của quần áo, biết ơn hoa lá, cỏ cây và côn trùng, biết ơn về nghịch cảnh đau khổ, biết ơn cả đối thủ.
- Tác dụng:
+ Làm cho câu văn sinh động, gợi cảm, hấp dẫn, cách lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, gây ấn tượng với người đọc người nghe.
+ Diễn tả đầy đủ, cụ thể, sâu sắc những biểu hiện của lòng biết ơn.
+ Thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả đối với những người có lòng biết ơn và mong muốn lan tỏa tình cảm tốt đẹp này đến với mọi người.
(2):Phép tư từ: điệp ngữ:biết ơn.
+ Làm cho câu văn sinh động, gợi cảm, hấp dẫn, cách lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, gây ấn tượng với người đọc người nghe.
+Nhấn mạnh và làm nổi bật những biểu hiện cụ thể của lòng biết ơn.
+ Thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả đối với những người có lòng biết ơn và mong muốn lan tỏa tình cảm tốt đẹp này đến với mọi người.
|
0,25
0,25
0,25
0,25
|
4
|
Bài học rút ra cho bản thân từ đoạn trích trên .
- Nhận thức vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết, tầm quan trọng của lòng biết ơn trong cuộc sống.
- Có thái độ trân trọng, giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
- Biết trân trọng, ngợi ca những người sống ân nghĩa thủy chung.
- Biết lên án phê phán những kẻ sống vô ơn bội nghĩa.
- Phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thật tốt để đến đáp công ơn của cha mẹ, thầy cô; biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác;
- Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa: thăm hỏi, động viên các gia đình có công với cách mạng, ...
|
1,0
|
Phần II. Làm văn
Câu 1.( 2,0 điểm)
Câu
|
Nội dung cần đạt
|
Điểm
|
1
|
a. Hình thức
- Một đoạn văn nghị luận xã hội.
- Dung lượng đảm bảo, diễn đạt chính xác, lập luận thuyết phục.
- Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.
|
0,25
|
b. Nội dung
* Giới thiệu vấn đề: lối sống uống nước nhớ nguồn.
* Triển khai vấn đề vấn đề nghị luận:
- Giải thích : Lòng biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mà mình nhận được từ người khác hay với những thành quả lao động do cha ông ta để lại.
- Vai trò, ý nghĩa của lòng biết ơn:
+ Là các ứng xử, lối sống mang vẻ đẹp nhân văn động tốt, đã trở thành đạo lí tốt đẹp mang tính truyền thống của con người Việt Nam.
+ Biết ơn và thể hiện lòng biết ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác sẽ giúp mỗi người cảm thấy hạnh phúc và mong muốn được làn tỏa những điều tốt đẹp đến với mọi người.
+ Là nền tảng giúp con người dám đối mặt và vượt qua những khó khăn , thử thách , rèn luyện thêm những phẩm chất khác như tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm, lối sống ân nghĩa thủy chung.
+ Góp phần xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người laà nền tảng để xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh.
+ Phê phán: những kẻ sống kẻ vong ân bội nghĩa, ăn cháo đá bát, thờ ơ với quá khứ, quên nguồn cội, chà đạp lên giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc.
+Bài học nhận thức và hành động :
- Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của lối sống, ân nghĩa thủy chung.
- Có thái độ trân trọng, giữ gìn, kế thừa và phát huy lối sống tốt đẹp này của dân tộc.
- Thể hiện lòng biết ơn bằng những hành động cụ thể.
- Liên hệ bản thân ...
|
0,25
0,25
0,75
0,25
0,25
|
Câu 2. ( 5,0 điểm )
Câu
|
Yêu cầu cần đạt
|
Điểm
|
|
a. Hình thức, kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài văn nghị luận về một đoạn thơ,Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, văn viết có cảm xúc.
|
0,5
|
b. Nội dung:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu ngắn gọn về tác giả Viễn Phương và tác phẩm Viếng lăng Bác
- Nêu vấn đề nghị luận: Tâm trạng xúc động, tự hào, lòng thành kính thiêng liêng của nhà thơ khi đứng trước quảng trường lăng Bác.
-Trích dẫn đoạn thơ.
2. Thân bài
a Khái quát chung
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Bài thơ được viết tháng 4/1976 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ vừa kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, nhà thơ ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ được in trong tập "Như mây mùa xuân".
- Mạch cảm xúc: theo trình tự thời gian và không gian của một chuyến viếng thăm lăng Bác…
- Vị trí và nội dung chính của khổ thơ: Đoạn thơ trên thuộc khổ đầu của bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tự hào,tấm lòng thành kính thiêng liêng của nhà thơ khi đứng trước quảng trường lăng Bác.
b. Cảm nhận:
* Câu thơ mở đầu là lời thông báo ngắn gọn về chuyến thăm lăng Bác.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
- Đại từ xưng hô “con” , “ Bác” trong câu thơ mang đậm chất Nam bộ, đã xóa đi khoảng cách giữa người dân và lãnh tụ ,gợi những tình cảm rất thân thương và gần gũi. Nó cho thấy mối quan hệ giữa Bác và nhân dân tựa như tình cha con ruột thịt…
- Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh qua từ thăm: Bài thơ có nhan đề là Viếng lăng Bác nhưng câu thơ đầu tiên, tác giả đã thay từ viếng bằng từ thăm. để khẳng định sự bất tử của Bác đồng thời xoa dịu nỗi đau của cả dân tộc trước sự ra đi của Người .
- Cụm từ : ở miền Nam thể hiện tự hào của nhà thơ về mảnh đất thành đồng Tổ quốc,mảnh đất đau thương, anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ.
-> Câu thơ mở đầu lời lẽ giản dị, ngắn gọn như một thông báo nhưng chứa đựng trong đó bao điều sâu xa, đồng thời bộc lộ niềm xúc động của một người con từ nơi xa về thăm lăng Bác, thăm vị Cha già kính yêu của dân tộc
* Ba câu thơ sau là cảm xúc bồi hồi, xúc động, tự hào của nhà thơ khi nhìn thấy hàng tre bên lăng Bác.
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
- Hình ảnh đầu tiên và cũng là hình ảnh gây ấn tượng đậm nét với tác giả về cảnh quan bên lăng Bác là "hàng tre bát ngát" gợi sự gần gũi, thân thương của những xóm làng Việt Nam.
- Hình ảnh "hàng tre xanh xanh Việt Nam" là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng: Hàng tre ấy tượng trưng cho những con người, dân tộc Việt Nam chân chất bình dị trong cuộc sống lao động, nhưng lại anh hùng bất khuất trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Câu cảm thán "Ôi" biểu thị niềm xúc động, tự hào khôn xiết của tác giả về Tổ quốc , con người Việt Nam trong đấu tranh gian khổ nhưng vẫn sáng ngời những phẩm chất cao đẹp..
- Những tính từ đồng thời cũng là từ láy “bát ngát" “xanh xanh" :dùng để chỉ màu xanh của hàng tre và cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp trù phú, yên bình của đất nước Việt Nam. Miêu tả hình ảnh hàng tre, nhà thơ như muốn nói với chúng ta rằng: Bác vẫn còn sống giữa thiên nhiên, đất nước, linh hồn của bác như hòa quyện với linh hồn của quê hương.
-Thành ngữ "Bão táp mưa sa và nghệ thuật nhân hóa "đứng thẳng hàng" mang ý nghĩa ẩn dụ chỉ những khó khăn thử thách mà đất nước ta phải trải qua. Trước những khó khăn thử thách ấy, hàng tre vẫn đứng thẳng hàng, nghĩa là con người Việt Nam vẫn luôn bền bỉ trong gian khó, đoàn kết trong thử thách, cứng cỏi, bất khuất trong đấu tranh,…
* Đánh giá về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ
+ Nghệ thuật: Thể thơ tám chữ, giọng thơ trang nghiêm, tha thiết, tự hào, hình ảnh thơ thơ đẹp có nhiều sáng tạo và giàu ý nghĩa; ngôn ngữ, lời thơ bình dị mà sâu sắc.vận dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa, nói giảm nói tránh...
+ Nội dung: Qua đoạn thơ tác giả đã thể hiện niềm xúc động, tự hào, lòng thành kính thiêng liêng của nhà thơ khi đứng trước quảng trường lăng Bác .
* Mở rộng, liên hệ:
+ Mở rộng: HS có thể liên hệ với những tác phẩm cùng đề tài để làm nổi bật hình ảnh thơ, ý thơ.
+ Liên hệ đến tình cảm của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay với Bác.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ trong bài thơ và trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam
- Liên hệ bản thân: ...
|
0,5
0,25
1,25
1,75
0,25
0,5
|
ĐỀ 5.
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm).
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Cuộc đời có thể có rất nhiều người bạn đồng hành, nhưng không phải ai cũng có thể trở thành bạn bè thân thiết của con. Nếu tìm được những người cùng chung chí hướng, con nhất định là một người may mắn. Hãy tìm những người bạn kiến thức sâu rộng hơn mình vì họ có thể giúp đỡ con rất nhiều trên chặng đường dài phía trước.
Muốn bạn bè chơi được bền lâu, con phải đối xử với họ thật chân thành. Ngoài cách đó ra, không còn cách nào khác. Khi bạn bè gặp chuyện vui, phải hết lòng mừng cho họ. Còn khi họ gặp tình cảnh khó khăn, con phải giúp đỡ hết lòng. Những người ở bên ta khi ta hạnh phúc thì rất dễ quên đi nhưng những người chìa tay giúp đỡ khi ta gặp chuyện buồn mới là những người ta khó quên nhất…
(Theo Đình Trọng, Lá thư thấm thía của người cha gửi con trai..., www.cafef.vn, 17/5/2019)
Câu 1 (0,5 điểm). Trong đoạn trích, người cha đã dặn con nên làm gì để tình bạn được bền lâu?
Câu 2 (0,5 điểm). Trình bày nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu thế nào về ý nghĩa của câu văn sau: “Cuộc đời có thể có rất nhiều người bạn đồng hành, nhưng không phải ai cũng có thể trở thành bạn bè thân thiết của con”.
Câu 4 (1,0 điểm). Em có đồng tình với lời khuyên của người cha: “Hãy tìm những người bạn kiến thức sâu rộng hơn mình vì họ có thể giúp đỡ con rất nhiều trên chặng đường dài phía trước” không? Hãy lí giải vì sao.
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm).
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc-hiểu, em hãy viết một đoạn văn (độ dài khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tình bạn trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm): Hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn trích sau:
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng…
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặt là mặt trời nung nóng.
Chị Thảo thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.
Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom…
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập hai, trang 117-118)
Câu
|
Nội dung cần đạt
|
Điểm
|
1
|
- Người cha dặn con: Để tình bạn được bền lâu, con phải đối xử với họ thật chân thành.
(HS có thể đưa thêm ý kiến cụ thể hơn: Khi bạn bè gặp chuyện vui, phải hết lòng mừng cho họ. Còn khi họ gặp tình cảnh khó khăn, con phải giúp đỡ hết lòng).
|
0,5
|
2
|
- Nội dung chính của đoạn trích trên:
+ Người cha khuyên con hãy xây dựng một tình bạn đẹp bằng sự chân thành.
+ Thể hiện tình cảm trân trọng, đề cao tình bạn trong cuộc sống…
|
0,5
|
3
|
Ý nghĩa của câu văn: “Cuộc đời có thể có rất nhiều người bạn đồng hành, nhưng không phải ai cũng có thể trở thành bạn bè thân thiết của con”:
- Cuộc đời mỗi người sẽ gặp rất nhiều những người bạn đồng hành để cùng thực hiện chung một công việc, chung một mục đích, đó là những người gắn kết với nhau vì mục đích học tập, công việc,…; nhưng không phải ai trong số đó cũng trở thành bạn thân thiết, bởi tình bạn thân thiết phải được gắn kết với nhau trên cơ sở tình cảm, sự quan tâm, sẻ chia chân thành,…
- Qua đó người cha mong muốn con sẽ xây dựng được những tình bạn thân thiết, đối xử với nhau chân thành, cùng giúp đỡ, chia sẻ với nhau trong cuộc sống…
|
0,5
0,5
|
4
|
- Nêu quan điểm của em: đồng tình/không đồng tình/đồng tình một phần…
- Lí giải: Học sinh có thể đưa ra các cách giải thích khác nhau, đảm bảo lí lẽ hợp lí, thuyết phục.
Gợi ý:
+ Nếu đồng tình: Vì những người bạn có kiến thức sâu rộng là những người bạn có hiểu biết, giỏi giang,…; họ đóng vai trò là một người bạn, một người thân, một người thầy, một người đi trước đã có nhiều kinh nghiệm; nếu chơi với họ, ta sẽ thêm hiểu biết, học hỏi từ họ thêm nhiều điều bổ ích trong cuộc sống để hoàn thiện bản thân ta.
+ Nếu không đồng tình: Không phải bạn nào cũng sẵn sàng giúp đỡ ta, chỉ bảo cho ta điều hay lẽ phải; bản thân ta phải tự cố gắng, nỗ lực vào chính sức mình,…
|
0,25
0,75
|
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm).
Câu
|
Nội dung cần đạt
|
Điểm
|
1
|
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng
- Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ
- Trình bày rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả.
|
0.25
|
* Yêu cầu về nội dung, kiến thức
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của tình bạn trong cuộc sống.
2. Bàn luận:
* Giải thích khái niệm tình bạn: Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hiểu nhau về tính tình, sở thích hay có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống…
* Bàn luận
- Biểu hiện của tình bạn: Tôn trọng, đồng cảm và sẻ chia cả khi thành công hay thất bại; không quản ngại hi sinh, vất vả để giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong hoàn cảnh hoạn nạn….
- Sức mạnh của tình bạn:
+ Tình bạn giúp con người cảm thấy ấm áp, được chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống; giúp ta học hỏi được những điều tích cực từ bạn của mình.
+ Tình bạn đẹp giúp ta nhận ra thiếu sót của bản thân, có sức mạnh cảm hoá mỗi người, giúp ta có thêm động lực, biết hoàn thiện nhân cách để sống tốt hơn, xứng đáng với sự chân thành của bạn.
+ Có một người bạn tốt là có được chỗ dựa lớn lao, nguồn sức mạnh vững chắc tiếp thêm cho ta động lực, nghị lực vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
- Mở rộng: Phê phán những cá nhân không biết coi trọng tình bạn, lợi dụng, phản bội bạn bè hoặc còn đố kị, nói xấu bạn hay che giấu, tiếp tay cho những sai trái của bạn,…
* Bài học nhận thức, hành động
- Hiểu, nhận thức được vai trò của tình bạn; không bao che, đồng tình với những hành động sai trái của bạn mà phải mạnh dạn thẳng thắn giúp bạn nhận ra sai lầm; đối xử với những người bạn của mình bằng tất cả sự chân thành và không ngừng giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống.
- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
|
1.75
0.25
0.25
0.25
0.75
|
2
(5,0 đ)
|
Về kĩ năng
- Đảm bảo hình thức một bài văn với bố cục 3 phần.
- Có luận điểm, luận cứ và lập luận rõ ràng.
- Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
|
0,5đ
|
Về nội dung, bài làm của thí sinh cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:
|
|
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Lê Minh Khuê là nhà văn nữ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, từng gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn vào đầu những năm 1970. Những ngôi sao xa xôi là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Lê Minh Khuê trước năm 1975.
- Giới thiệu nhân vật: Phương Định là một cô gái thanh niên xung phong với vẻ đẹp gan dạ, dũng cảm và có lòng yêu nước thiết tha.
|
0,5đ
|
2. Thân bài
|
3.5 đ
|
Khái quát:
- Những ngôi sao xa xôi được viết năm1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. Đây là một trong những tác phẩm đầu tay đánh dấu sự thành công trong sự nghiệp sáng tác của Lê Minh Khuê.
- Đoạn trích nằm ở phần gần cuối tác phẩm đã thuật lại công việc phá bom của Phương Định và hai nữ đồng đội trên một cao điểm. Qua đó, nhà văn đã tập trung khắc họa được vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm, gan dạ của các cô gái thanh niên xung phong, đặc biệt là Phương Định trong một lần cô làm nhiệm vụ phá bom tại cao điểm của tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.
|
0,25
|
Cảm nhận
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu:
+ Phương Định cùng đồng đội sống trong một cái hang dưới chân cao điểm. Đó là một nơi mà cuộc chiến tranh đang diễn ra vô cùng gay go, khốc liệt ( dẫn chứng).
+ Công việc của Phương Định và đồng đội là phá bom và đo khối lượng đất đá cần lấp vào hố bom. Công việc khiến Phương Định và đồng đội luôn phải đối diện với “ Thần chết”, nhưng chính điều đó đã làm nền để tô đậm vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm của Phương Định.
|
0.5
|
- Qua đoạn trích, trước tiên người đọc thấy được Phương Định là một người lính gan dạ, kiên cường, dũng cảm và luôn đề cao tinh thần trách nhiệm trước công việc phá bom đầy nguy hiểm.
+ Lúc đến gần quả bom có lẽ Phương Định cũng cảm thấy sợ. Nhưng khi cô hình dung ra các anh cao xạ “có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt” đang theo dõi từng bước đi, từng hành động của cô thì Phương Định tự nhủ và quyết định một cách dứt khoát “tôi không sợ nữa”, “tôi sẽ không đi khom”. Đây chính là vẻ đẹp của người lính khi đối diện với nguy hiểm hy sinh vẫn giữ được tự trọng, danh dự cho mình và đồng đội chứ không hèn nhát, run sợ trước khó khăn, thử thách, nguy hiểm.
+ Phương Định làm việc với tinh thần trách nhiệm rất cao và đầy bản lĩnh. Trong lúc chờ bom nổ, điều cô nghĩ chỉ là cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Nó chỉ thoáng xuất hiện rồi lập tức lại bị thay thế bởi nhưng câu hỏi khác quan trọng hơn “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?”. Suy nghĩ của Phương Định đã làm cho người đọc khâm phục và tự hào, vì đó là suy nghĩ của một con người có lòng gan dạ, dũng cảm và tinh thần trách nhiệm rất cao với công việc. Nhờ tinh thần trách nhiệm mà Phương Định đã vượt qua và chiến thắng được mọi nỗi sợ hãi, cô chẳng còn bận tâm đến việc sống chết nữa mà rất bình tĩnh, cẩn trọng, dồn toàn bộ tâm trí để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đầy khó khăn, nguy hiểm.
|
1.5
|
- Ngoài ra, Phương Định còn là cô gái có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế.
+ Trong toàn bộ câu chuyện, có lẽ đây là đoạn đặc sắc nhất, ấn tượng nhất. Tâm lí của Phương Định đã được nhà văn miêu tả cụ thể, sinh động và tinh tế đến từng cảm giác , từng ý nghĩ ... Khi cái chết im lìm và đáng sợ kề bên, mọi cảm giác của Phương Định đều trở nên sắc nhọn và vô cùng nhạy cảm.
+ Qua cái nhìn của Phương Định, khung cảnh chiến trường hiện ra với những hình ảnh được miêu tả chi tiết, cụ thể và đầy ấn tượng. Cao điểm lúc này giống như một miền đất chết “ vắng lặng đến phát sợ…”
+ Sự tinh tế và nhạy cảm của Phương Định còn được thể hiện qua cách cô cảm nhận được ánh mắt của các anh chiến sĩ dõi theo mình, cảm nhận được tiếng xẻng chạm vào vỏ quả bom sắc lạnh đến gai người hay sức nóng ở vỏ quả bom để nhận biết đó là dấu hiệu không lành.
+ Đó cũng là những giây phút cô cảm nhận nhịp tim của chính mình, nhịp kim đồng hồ chạy sinh động và nhẹ nhàng đè lên những con số vĩnh cửu” khi Phương Định chờ đợi giây phút quả bom phát nổ. Tất cả những cảm nhận ấy đều đc nhà văn miêu tả vô cùng tinh tế, chân thực và sinh động.
=> Ở Phương Định vừa có vẻ đẹp của một người lính anh hùng, vừa mang vể đẹp đầy nữ tĩnh của một cô gái vốn được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất kinh kì nghìn năm văn hiến. Chính vẻ đẹp dường như có sự đối lập đó đã cho người đọc có được cái nhìn toàn diện về hình ảnh của người lính trong chiến tranh.
|
1.0
|
- Đánh giá
+ Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất , Phương Định là nhân vật chính cũng là người kể chuyện . Ngôi kể tạo điều kiện cho tác giả khắc họa một cách tự nhiên vẻ đẹp kiên cường, dũng cảm, gan dạ của Phương Định, một cô gái thanh niên xung phong trẻ tuổi nhưng có tình yêu nước thiết tha, sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng, vì độc lập tự do của dân tộc.
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, chân thực, sinh động làm hiện lên thế giới nội tâm phong phú của nhân vật..
+ Cách kể chuyện xen kẽ hồi ức và hiện thực, sử dụng câu ngắn nhịp nhanh đôi khi đan xen câu văn dài nhịp chậm... đã góp phần tái hiện được hiện thực khốc liệt của chiến trường để thông qua đó làm nổi bật vẻ đẹp trong phẩm chất của Phương Định. Đó là vẻ đẹp tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ. Với những chiến công phi thường, họ xứng đáng được lịch sử vinh danh và Tổ quốc ghi công.
|
0,25
|
|
3. Kết bài
- Sự thành công của đoạn trích đã góp phần làm nên sự thành công chung cho tác phẩm. Những ngôi sao xa xôi của LMK đã góp thêm một góc nhìn về thế hệ trẻ trong cuộc chiến tranh chống Mĩ. Tác phẩm cũng đã góp phần dựng lên một tượng đài bất tử về người lính và làm ngời sáng lên lý tưởng chiến đấu cao đẹp của họ trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc. Đó là thế hệ của những con người, mà như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã ca ngợi:
Họ đã sống và chết
- Liên hệ mở rộng
|
0,5
|
ĐỀ 6.
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối.
Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn SỎI láng mịn như bây giờ”.
Bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện trên? Cảm thấy lý thú với chuyến đi của hòn sỏi hay xúc động trước ánh mắt lạc quan của nó đối với cuộc đời đầy biến động? Đã bao giờ bạn thấy được rằng chính những chông gai mới tạo nên những hình hài đẹp và ấn tượng, dù là hình hài được tạo bởi chính những vết thương và sự đớn đau?
Có thể là bạn, có thể là tôi, cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến niềm hạnh phúc. Vượt qua được gian khổ, vượt qua những cuộc thử thách, vượt qua được những nỗi đau là bạn đã tự làm hoàn thiện chân dung mình.
Cuộc sống là vô vàn những điều biến động. Vì vậy, cho dù trong khó khăn hay trong hạnh phúc, cũng mong bạn luôn nhớ cuộc hành trình của hòn sỏi để sống tự tin hơn, để mang những yêu thương xoa dịu và làm lành những vết thương. Sự va đập của cuộc sống chẳng có gì đáng sợ đâu bạn ạ!”
(Nguồn: Theo Internet)
Câu 1. (0,5 điểm) Nhờ đâu hòn sỏi trở thành láng mịn như bây giờ?
Câu 2. (0,5 điểm) Trình bày ý hiểu của em về ý nghĩa của câu văn sau: Có thể là bạn, có thể là tôi, cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến niềm hạnh phúc.
Câu 3. (1,0 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn sau: Vượt qua được gian khổ, vượt qua những cuộc thử thách, vượt qua được những nỗi đau là bạn đã tự làm hoàn thiện chân dung mình.
Câu 4. (1,0 điểm) Đọc văn bản trên, em rút ra thông điệp sâu sắc nào?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ tinh thần đoạn trích đã cho, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của ý chí, nghị lực.
Câu 2. (5,0 điểm) Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:
“… Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ. Ở đây, những tốp người tản cư mới ở dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố cả ở dưới mấy gốc đa xù xì, cành lá rườm rà ken vào nhau, rải xuống mặt đường và bãi cỏ một vùng bóng mát rộng. Ông lão ngồi vào một cái quán gần đấy. Hút một điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc. Tiếng quạt, tiếng thở, tiếng trẻ con khóc, cùng với tiếng cười nói của cánh đi phá đường về râm ran một góc đường. Dưới chân đồi những thửa ruộng lúa xanh mượt, uốn quanh co dưới trời nắng, lấp loáng như một khúc sông. Có mấy bóng cò trắng bay dật dờ…
- Các ông, các bà ở đâu lên đây đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
-Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ! Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!
- Ở Gia Lâm lên ạ! Lúa má dưới ta thế nào, liệu có cấy được không bác?
- Chả cấy thì lấy gì mà ăn. Cấy tất ông ạ. Chân ruộng dưới chúng cháu còn tốt hơn trên này nhiều.
- Thì vưỡn! Lúa dưới nhà ta vưỡn tốt nhiều chứ.
Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu: “Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư…Hay đáo để.”
- Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào:
- Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu, nó khủng bố ông ạ!
Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi:
- Nó…Nó vào làng chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?
Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:
- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa.
Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông lão cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi
- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…
- Thì chúng tôi vừa ở dưới đấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam-nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại.
Có người hỏi:
- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người tản cư mới lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!”
(Trích Làng của Kim Lân SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD trang 164,165,166)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu
|
Yêu cầu cần đạt
|
Điểm
|
1
|
Do liên tục bị va đập, lăn lộn, hòn sỏi bị thương đầy mình. Nhưng rồi, chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của hòn sỏi. Và nhờ đó, nó trở thành láng mịn như bây giờ.
|
0,5
|
2
|
Ý nghĩa: Cuộc sống của con người luôn có cả nỗi đau và niềm hạnh phúc, đó là quy luật của cuộc sống. Mỗi chúng ta hãy biết sống có ý chí, mạnh mẽ vượt qua nỗi đau để tận hưởng cuộc sống của mình.
|
0,5
|
3
|
* Biện pháp tu từ liệt kê: gian khổ, những cuộc thử thách, vượt qua những nỗi đau
* Tác dụng:
- Tạo nhịp điệu, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, làm cho lời văn sinh động, gây ấn tượng với người đọc.
- Diễn tả đầy đủ, cụ thể, sâu sắc những khó khăn, trở ngại trên con đường đời mà con người phải vượt qua, từ đó nhấn mạnh, làm nổi bật sức mạnh của ý chí.
+ Thể hiện thái độ của tác giả: Trân trọng, đề cao ý chí, nghị lực và những người sống có ý chí, nghị lực, mong muốn mọi người hãy sống có ý chí, nghị lực.
|
0,25
0,25
0,25
0,25
|
4
|
Thông điệp: Hs nêu được những thông điệp:
- Cần có ý chí, nghị lực trong cuộc sống.
- Sống có ý chí, nghị lực là một phẩm chất cao đẹp, cần có trong mỗi người.
- Trong mọi hoàn cảnh, không được gục ngã trước khó khăn, thử thách.
- Có ý chí ngị lực sẽ được mọi người yêu quý, là tấm gương sáng cho mọi người học tập và noi theo
|
0,25
0,25
0,25
0,25
|
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu
|
Yêu cầu cần đạt
|
Điểm
|
Câu 1 (2,0 điểm)
|
Yêu cầu về hình thức
- HS viết đúng hình thức đoạn văn nghị luận, đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có sự liên kết giữa các câu trong đoạn, không mắc lỗi chính tả...
|
0,25
|
Yêu cầu nội dung
Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được một số nội dung sau:
1. Nêu vấn đề nghị luận:
Suy nghĩ về vai trò của ý chí, nghị lực.
2. Giải thích vấn đề:
- Ý chí, nghị lực là bản lĩnh, sự dũng cảm và lòng quyết tâm cố gắng vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu để đạt được mục tiêu đề ra.
3. Bàn luận:
* Ý nghĩa:
- Cuộc sống luôn có những khó khăn, thử thách. Muốn tồn tại, phát triển và thành công, con người cần phải có ý chí, nghị lực. Chỉ có ý chí và nghị lực mới có thể giúp ta vượt qua trở ngại của cuộc sống, nếu không con người sẽ dễ dàng gục ngã, thất bại.
- Ý chí, nghị lực giúp ta thêm niềm tin tưởng vào những lựa chọn của bản thân, giúp con người trở nên mạnh mẽ, có động lực để theo đuổi những đam mê. Đó là chìa khóa giúp ta thành công.
-Ý chí, nghị lực giúp con người chinh phục thử thách, thay đổi được hoàn cảnh, số phận, làm được nhiều điều hữu ích, sống một cuộc sống có ý nghĩa.
- Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng. Họ luôn trở thành niềm tin, điểm tựa và truyền cảm hứng tích cực cho những người khác.
- Ý chí, nghị lực cũng góp phần xây dựng xã hội phát triển.
* Phê phán:
Phê phán hành vi nhu nhược, hèn nhát lùi bước trước khó khăn, sống ỷ lại trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội...
4. Bài học:
- Nỗ lực từ những việc làm nhỏ nhất.
- Rèn luyện trau dổi cả về tri thức, tinh thần, thể chất...
- Biết lắng nghe, rút kinh nghiệm và chia sẻ...
|
0,25
0,25
0, 75
0,25
0,25
|
Câu 2 (5,0 điểm)
|
* Yêu cầu hình thức:
- Hình thức: Bố cục mạch lạc, rõ ràng, cân đối.
- Văn phong: Diễn đạt trôi chảy, sử dụng ngôn từ chính xác, trong sáng, viết câu chuẩn ngữ pháp, đúng chính tả, chữ viết rõ ràng…
|
0,5
|
* Yêu cầu nội dung:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo triển khai theo bố cục, trình tự lập luận các luận điểm, luận cứ như sau:
|
|
A. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Kim Lân, tác phẩm Làng và nhân vật ông Hai.
- Nêu vấn đề nghị luận: Nhân vật ông Hai là một người nông dân yêu làng, yêu nước và có tinh thần kháng chiến. Đoạn trích làm nổi bật diễn biến tâm trạng của ông khi nghe tin làng Dầu theo giặc.
- Trích dẫn.
|
0,25
|
B. Thân bài
1. Khái quát:
- Hoàn cảnh sáng tác: 1948, trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chông Pháp
- Tóm tắt: Cũng như bao con người Việt Nam khác ông Hai cũng có một quê hương để yêu thương, gắn bó. Làng chợ Dầu luôn là niềm tự hào, kiêu hãnh của ông. Kháng chiến bùng nổ, người dân phải rời làng đi sơ tán. Ở nơi tản cư, lòng ông đau đáu nhớ quê, nhớ làng quá.Nghe tin làng theo giặc, ông đau khổ tủi nhục. Trong ông luôn dằn vặt, giằng xé giữa một bên là làng, một bên là kháng chiến. Rồi tin về làng được cải chính, ông Hai vui mừng hạnh phúc như được hồi sinh.
- Vị trí của đoạn trích: Nằm ở phần đầu của văn bản khi ông Hai từ phòng thông tin ra và nghe tin làng theo giặc
|
0,25
|
2 Cảm nhận nhân vật:
|
|
* Luận điểm 1: Tình yêu làng yêu nước của ông thể hiện ở niềm vui sau khi nghe tin chiến thắng của quân ta
- Bởi ông vừa nghe được những tin tức chiến sự của quân ta ở phòng thông tin. “Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ». Niềm vui về những chiến công ấy theo bước chân ông. Từ láy náo nức đã diễn tả chân thực niềm vui của ông Hai
- Niềm vui của ông được bộ lộ một cách cụ thể sinh động qua điệu bộ, dáng vẻ, cử chỉ. Niềm vui ấy cũng như làn sang cả cảnh vật thiên nhiên: Ở đây, những tốp người tản cư mới ở dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố cả ở dưới mấy gốc đa sù sì, cành lá rườm rà ken vào nhau, rải xuống mặt đường và bãi cỏ một vùng bóng mát rộng. Ông lão ngồi vào một cái quán gần đấy. Hút một điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ: bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc.»
* Luận điểm 2: Tình cảm cao đẹp thiêng liêng ấy được thể hiện rõ nét nhất qua Diến biến tâm trạng – những cung bậc cảm xúc của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
- Ông Hai nghe tin làng mình theo giặc đúng vào lúc ông đang vui mừng hạnh phúc nhât.
- Khi nghe tin dữ quá đột ngột, ông Hai sững sờ, bàng hoàng: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: «Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…”
- Những động từ mạnh, tính từ miêu tả trạng thái, những thay đổi tinh vi trên nét mặt, cử chỉ. Có cái gì đó nghèn nghẹn tê dại, có cái gì đó bang hoàng, choáng váng. Ông Hai rơi vào trạng thái bàng hoàng, sững sờ và choáng váng. Ông không tin điều đó là sự thật. Vì vậy ông mới hỏi lại với niềm hi vọng mong manh rằng tin đồn đó là sai sự thật. -Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…” Câu nghi vấn cùng dấu chấm lửng diễn tả nỗi niềm băn khoăn như bám víu vào hi vọng về một điều tốt đẹp. Nhưng niềm hi vọng mong manh ấy đã bị dập tắt hoàn toàn bởi người đàn bà tản cư đã khẳng định một cách chắc chắn bằng tên đất tên người «Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại»
- Trước sự thật không thể chối cãi, ông trở nên mặc cảm vì mình là người làng chợ Dầu. Vì thế ông cố tỏ ra bình thản với nụ cười nhạt để che giấu tâm trạng (phân tích dẫn chứng)
- Nỗi đau tinh thần chuyển sang nỗi đau thể xác: Tin đồn ấy là mất danh dự, danh dự công dân, danh dự trước Tổ quốc… nhà văn Kim Lân đã khẳng định người nông dân có thể ngàn đời thiếu cơm, rách áo nhưng không thể mất danh dự. ở họ tinh thần tự trọng, sự trong sạch luôn được coi trọng, giữ gìn. Đây chính là cơ sở của tình yêu đất nước…
- Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy”. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin. Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quý nhất nay cũng đã lại quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như chết mất một nửa.
- Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Ông tìm cách lảng tránh những lời bàn tán và cúi gằm mặt xuống ra về. Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà tản cư cứ ám ảnh ông lão.
|
1,5
2,0
|
3. Đánh giá:
- Nhà văn Kim Lân đã tạo dựng một tình huống thử thách tâm lí nhân vật rất đặc sắc, qua đó, tính cách, phẩm chất của nhân vật nổi lên thật rõ ràng.
- Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, gần gũi, ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo; ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ, gần gũi với đời sống, thể hiện tâm hồn bình dị của người nông dân ít học nhưng yêu làng tha thiết với kháng chiến.
- Đoạn trích đã cho thấy sự phát triển trong nhận thức của người nông dân Việt Nam: tình yêu làng là cơ sở của tình yêu nước, yêu cách mạng song tình yêu nước vẫn bao trùm lên tất cả và là định hướng hành động cho họ.
|
0,25
|
C. Kết bài
- Khẳng định tài năng miêu tả và sự gắn bó, quý trọng người nông dân của nhà văn Kim Lân.
- Đánh giá, nhận xét chung về nhân vật
- Liên hệ.
|
0,25
|
ĐỀ 7.
I. Phần I : Đọc -hiểu (3,0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“ Cô ơi ! Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.
Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.
Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài. Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.”
(Trích Thư gửi cô ngày tri ân , http://giaoducthoidai.vn,3-6-2014)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 3 (1,0 điểm). Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu: “Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi.”
Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp từ nội dung của đoạn trích trên ?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm). Từ tinh thần của đoạn trích, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày theo cách diễn dịch bày tỏ suy nghĩ của em về lòng biết ơn.
Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận về nhân vật ông Hai qua đoạn trích:
“…Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ. Ở đây, những tốp người tản cư[12] mới ở dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố cả dưới mấy gốc đa xù xì, cành lá rườm rà ken vào nhau, rải xuống mặt đường và bãi cỏ một vùng bóng mát rộng. Ông lão ngồi vào một cái quán gần đấy. Hút một điếu thuốc lào, uống một hụm chè tưới nóng, ông chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ; bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc. Tiếng quạt, tiếng thở, tiếng trẻ con khóc, cùng với tiếng cười nói của cánh đi phá đường và râm ran một góc đường. Dưới chân đồi, những thửa ruộng lúa xanh mượt, uốn quanh co dưới trời nắng, lấp loáng như một khúc sông. Có mấy bóng cò trắng bay dật dờ…
- Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm[13] lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!
- Ở Gia Lâm lên ạ! Lúa má dưới ta thế nào, liệu có cấy được không bác?
- Chả cấy thì lấy gì mà ăn. Cấy tất ông ạ. Chân ruộng dưới chúng cháu còn tốt hơn trên này nhiều.
- Thì vưỡn! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ.
Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu: “Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư… Hay đáo để”.
- Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào:
- Nó rút ở Bắc Ninh[14] về qua Chợ Dầu[15], nó khủng bố ông ạ.
Ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi:
- Nó… nó vào làng Chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?
Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:
- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian[16] theo Tây còn giết gì nữa!
Cổ ông lão nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ tại…
- Thì chúng tôi vừa mới ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam-nhông[17], đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại.
Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần[18] lắm cơ mà?...
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!”
(Trích “Làng” – Kim Lân - Ngữ văn 9- Tập 1- NXBGD Việt Nam)
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Câu
|
Yêu cầu cần đạt
|
Điểm
|
1
|
- PTBĐ chính: Biểu cảm
|
0,5
|
2
|
- Nội dung : Ngợi ca công lao của cô giáo và thể hiện lòng biết ơn cô.
|
0,5
|
3
|
- Biện pháp tu từ liệt kê: “nâng niu, uốn nắn, lời ăn tiếng nói, cử chỉ, dáng đi”
-Tác dụng:
+Tạo nên cách diễn đạt cụ thể, giàu hình ảnh, nhịp điệu, sinh động, hấp dẫn, gây ấn tượng với người đọc, người nghe
+Diễn tả đầy đủ, chi tiết, cụ thể những cử chỉ, việc làm đầy tình yêu thương của cô giáo cho học trò giống như tình cảm của người mẹ dành cho những đứa con
+Thể hiện niềm xúc động, biết ơn của học trò dành cho cô giáo trong ngày chia tay.
|
0,25
0,25 0,25
0,25
|
4
|
Học sinh có thể nêu ra một số thông điệp sau:
- Hiểu được tình yêu thương và công lao to lớn của thầy cô giáo.
- Biết trân trọng, nâng niu tình thầy trò. Đề cao lối sống tôn sư, trọng đạo.
- Biết ơn thầy cô giáo, những người đã dạy dỗ ta nên người. Học tập tốt, tu dưỡng rèn luyện đạo đức trở thành công dân tốt xứng đáng với công lao của thầy cô
- Đề cao lối sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa, thủy chung.
|
1,0
|
PHẦN II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
Câu
|
Yêu cầu cần đạt
|
Điểm
|
1
|
* Hình thức, kĩ năng:
- Đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch), độ dài 2/3 trang giấy thi
- Không mắc lỗi câu, từ, chính tả
|
0,25
|
|
Nội dung: HS trình bày được một vài suy nghĩ sau:
* Nêu vấn đề : Lòng biết ơn là một trong những phẩm chất vô cùng cao quý, tốt đẹp của con người
* Bàn luận:
- Giải thích
+Lòng biết ơn là thái độ trân trọng những gì người khác đã làm cho chúng ta, đem lại cho ta những điều tốt đẹp
+Vì sao phải có lòng biết ơn:Trong cuộc sống không có sự vật, thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động của con người tạo nên vì thế khi chúng ta hưởng thụ bất cứ thành quả dù là vật chất hay tinh thần thì cũng phải nhớ đến công ơn của người làm ra chúng
-Biểu hiện:
+Biết ơn công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ
+Biết ơn thầy cô dạy ta học hành
+Biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong cuộc sống
-Lòng biết ơn đã trở thành một nét đẹp trong đời sống của chúng ta:
+Biết ơn những tương binh liệt sĩ, những người anh hùng đã hi sinh thân mình để bảo vệ, giữ gìn độc lập, tự do cho dân tộc
+…
+Ca dao tục ngữ về lòng biết ơn
-Ý nghĩa:
+Người có lòng biết ơn luôn được yêu quý, trân trọng luôn nhận được sự giúp đỡ của người khác khi gặp khó khăn
+Người giúp đỡ chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, nhiệt tình hơn khi giúp chúng ta từ đó mối quan hệ giữa người với người ngày càng gần gũi, gắn bó, phát triển
+Biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội là chúng ta đã góp phần bảo vệ nền văn hóa truyền thống của đất nước
- Mở rộng, phản đề: Tuy nhiên trong sự phát triển của xã hội hiện đại ngày nay, khi những giá trị truyền thống ngày càng mai một, có một bộ phận giới trẻ quay lưng lại với nó, sống ích kỉ, vong ân bội nghĩa
-Bài học:
+Nhận thức: Biết ơn là phẩm chất cao quý, quan trọng trong cuộc sống
+Hành động:Rèn luyện nói lời cảm ơn
- Liên hệ
|
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
|
2
|
1. Yêu cầu về hình thức, kỹ năng:
- Tạo được bố cục 3 phần rõ ràng; diễn đạt lưu loát, đúng văn phạm, không sai chính tả,trình bày và chữ viết đẹp.
- Đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ; hệ thống luận điểm mạch lạc, kết hợp hài hòa các thao tác lập luận....
|
0,5
|
2. Yêu cầu về nội dung kiến thức:
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn “Làng”
- Nêu vấn đề nghị luận và trích dẫn đoạn văn: Ông Hai là người yêu làng, yêu nước và có tinh tinh thần kháng chiến
|
0,5
|
II.Thân bài (4,0 điểm)
a. Khái quát tình huống truyện và vị trí, nội dung đoạn trích
- Truyện ngắn “Làng” được viết vào năm 1948, trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Truyện kể về nhân vật ông Hai có sự hòa quyện, thống nhất giữa lòng yêu làng quê với tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến. Nét đẹp ấy của ông Hai được thể hiện thật xúc động trong một tình huống đặc biệt: ông Hai yêu tha thiết cái làng Chợ Dầu quê ông nhưng làng xảy ra chiến sự, vì hoàn cảnh, ông buộc phải rời làng đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ da diết về cái làng Chợ Dầu của mình. Bỗng ông đột ngột nghe tin làng Chợ Dầu đã Việt gian theo Tây, phản bội tổ quốc. Từ tình huống có ý nghĩa thử thách ấy, nhà văn Kim Lân đã thể hiện thật sinh động, tinh tế diến biến tâm trạng của nhân vật ông Hai.
- Đoạn trích trên là đoạn truyện tiêu biểu nhất, nằm ở phần giữa truyện, kể về tâm trạng của ông Hai khi mới nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, từ đó làm ngời sáng lên vẻ đẹp của lòng yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến trong tâm hồn người nông dân này.
b. Cảm nhận về nhân vật ông Hai qua đoạn trích.
Luận điểm 1: Đọc tác phẩm, ta thấy ông Hai là một người nông dân yêu làng quê, yêu đất nước và có tinh thần cách mạng. Trước hết, tình cảm này được thể hiện qua tâm trạng vui sướng, tự hào của ông Hai khi nghe tin thắng lợi của quân và dân ta ở phòng thông tin: - Niềm hạnh phúc đó được thể hiện qua từng cử chỉ, hành động rất đời thường của ông : hút một điếu thuốc lào, uống một hụm nước chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ, bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc ông lão.
- Không chỉ vậy, niềm vui của ông còn được thể hiện qua cái cách ông cảm nhận mọi cảnh vật xung quanh. Khi người ta vui thì mọi vật xung quanh cũng trở nên đáng yêu và với ông Hai cũng vậy. Những âm thanh hỗn độn của : “Tiếng quạt, tiếng thở, tiếng trẻ con khóc, cùng với tiếng cười nói của cánh đi phá đường về râm ran một góc đường” trở thành những tiếng râm ran, náo nức. Rồi, cảnh vật của nơi tản cư cũng trở nên đẹp hơn, thơ mộng hơn: “Dưới chân đồi, những thửa ruộng lúa xanh mượt, uốn quanh co dưới trời nắng, lấp loáng như một khúc sông. Có mấy bóng cò trắng bay dật dờ…”
- Đồng thời tin tức thắng lợi của quân dân ta còn khiến cho tinh thần ông Hai phấn chấn hẳn lên: “Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu” rồi nhận định “đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư… Hay đáo để”
Luận điểm 2. Tình yêu làng… của ông Hai được bộc lộ qua tâm trạng bàng hoàng, sững sờ, hoảng hốt của ông khi mới nghe tin làng Dầu theo giặc:
- Khi nghe người đàn bà tản cư nói bọn giặc rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu khủng bố, tức thì ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi: “Nó… nó vào làng Chợ Dầu hả bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?”. Cử chỉ lời nói đó thể hiện sự xúc động đến mất bình tĩnh của ông Hai khi biết tin làng bị khủng bố và niềm tin của ông Hai với làng:làng ông là làng kháng chiến vì vậy chỉ có thể giết được nhiều hay ít giặc mà thôi.
- Nhưng trái với những điều ông mong đợi, người đàn bà tản cư cong môi lên đỏng đảnh: “Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn gì nữa!”. Lời nói đó như sét đánh bên tai, khiến ông Hai bàng hoàng, sửng sốt vô cùng: “Cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được.”. Ông Hai như chết đứng người, tim ông như có ai bóp nghẹt khi nghe tin dữ đọt ngột, một cái tin động trời mà trước đó ông không thể tin, không thể ngờ lại có thể xảy ra. Cái tin dữ ấy đến đột ngột quá, trong lúc tâm trạng ông Hai đang vui mừng, phấn chấn bởi những tin tức thắng lợi dồn dập của cuộc kháng chiến mà ông nghe được từ phòng thông tin. Vốn là người rất yêu và tự hào về cái làng của mình, lại đang trong tâm trạng như thế nên khi nghe tin làng mình phản bội Tổ quốc, Việt gian theo Tây, ông Hai sững sờ, choáng váng là điều dễ hiểu. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm thể hiện cao độ trạng thái bàng hoàng, hụt hẫng này là phản ứng tâm lí của một người quá yêu làng. Nếu không yêu thì cái tin làng theo giặc không thể gây chấn động mạnh tựa như một cú sốc tinh thần như thế với ông Hai.
- Có thể nói nhà văn Kim Lân đã vô cùng tinh tế sâu sắc khi tái hiện những điệu bộ, cử chỉ và lời nói của ông Hai qua đó diễn tả sự xúc động đến mức mất bình tĩnh của ông, khiến cho nỗi đau tinh thần chuyển thành nỗi đau thể xác. Ông Hai không mất người thân, nhưng ông vẫn thấy đau đớn là bởi làng ông mất danh dự. Với người nông dân từ bao đời nay danh dự và lòng tự trọng là vô cùng quan trọng, họ có thể đói cơm rách áo nhưng quyết phải đói cho sạch, rách cho thơm, thậm chí họ sẵn sàng lấy cái chết để giữ vững khí tiết của mình. Phải có sự gắn bó máu thịt và am hiểu sâu sắc về người nông dân nhà văn Kim Lân mới hiểu được điều đó.
- Khi đã trấn tĩnh được phần nào, ông hỏi lại để cố bấu víu vào một tia hi vọng rằng có một sự nhầm lẫn nào đó và đó chỉ là một tin đồn vô căn cứ: “ Ông nuốt một cái gì vướng ở cổ, cất tiếng hỏi mà giọng lạc hẳn đi” ,“Liệu có thật thế không hở bác? Hay là chỉ lại…?”. Nhưng đáp lại những câu hỏi nửa tin nửa ngờ của ông Hai là những lời khẳng định chắc như đinh đóng cộtcủa nhứng người tản cư rằng họ vừa ở dưới đấy lên và còn kể một cách rành rọt từng sự việc, từng tên người khiến ông Hai không thể không tin. Từ lúc ấy, ông Hai rơi vào trạng thái tinh thần đau khổ, ám ảnh nặng nề, day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội.
-Và trước lời khẳng định chắc chắn của những người đàn bà tản cư, ông cố tỏ ra bình thản để che giấu tâm trạng, nỗi tủi hổ khiến ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Ông nói một câu bâng quơ để lảng chuyện rồi ra về vì ông sợ người ta phát hiện ra ông là dân của cái làng việt gian bán nước. Cảm giác xấu hổ bắt đầu xâm chiếm trong tâm hồn ông khi nghe tin dữ về làng.
- Sau giây phút bàng hoàng, sững sờ, ông Hai rời quán nước ra về trong tâm trạng xấu hổ, nhục nhã ê chề. Những tiếng mỉa mai, căm ghét của những người đàn bà tản cư về cái làng Việt gian cứ đuổi theo ông, bám riết lấy ông làm ông vô cùng xấu hổ, ông cúi gằm mặt xuống mà đi trong sự trốn tránh. Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy đã mất đi hạnh phúc của riêng mình, cuộc đời ông như thế cũng như chết mất một nửa.
c. Khái quát.
+ Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi mới nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được nhà văn Kim Lâm thể hiện thật sinh động và tinh tế qua nhiều nét nghệ thuật đặc sắc.Tác giả đã xây đựng được một tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn, đặt ông Hai vào tình huống căng thẳng có ý nghĩa thử thách để bộc lộ chiều sâu tâm trạng. Diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai được diễn tả hết sức tinh tế, sâu sắc qua ý nghĩ, hành động và các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. Lối kể chuyện tự nhiên, dí dỏm. Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ của nhân vật rất giản dị, sinh động và mang tính khẩu ngữ, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân.
- Qua đó, đoạn trích đã khắc họa thành công diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc , từ đó làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn ông :một người nông dân yêu làng, yêu nước sâu sắc hòa quyện thống nhất với tinh thần kháng chiến.
|
0,25
1,0
1,5
0,25
|
|
III. Kết bài
+ Khẳng định giá trị ý nghĩa của đoạn trích, truyện ngắn Làng và những đóng góp của nhà văn
+ Liên hệ thực tế, trình bày cảm xúc, trách nhiệm của bản thân: Trân trọng vẻ đẹp của người nông dân, cuộc sống hòa bình, trách nhiệm với quê hương đất nước..
|
0,5
|
|
3. Sáng tạo:
- Sáng tạo về nội dung: liên hệ với các sáng tác cùng đề tài, liên hệ thực tiễn đời sống ...
- Sáng tạo về hình thức: cách mở bài, kết bài, tổ chức bài viết hay...
|
0,5
|
ĐỀ 8.
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Lòng biết ơn là một trí tuệ tuyệt vời trong cuộc sống, xuất phát từ tình yêu và hy vọng. Lòng biết ơn là một cảm giác đẹp, một tâm lý lành mạnh, một lương tâm và một động lực. Với lòng biết ơn, cuộc sống sẽ được nuôi dưỡng và ánh sáng tinh khiết sẽ luôn lóe lên.
Luôn biết ơn, luôn bày tỏ lòng biết ơn và tha thứ ngay cả với những người đã làm tổn thương chính mình, cuộc sống sẽ đủ đầy, hạnh phúc. Người biết ơn cuộc đời, cuộc đời sẽ đền đáp.
Biết ơn cha mẹ, biết ơn món quà của thiên nhiên, biết ơn những món ăn ngọt ngào, biết ơn sự ấm áp của quần áo, biết ơn hoa lá, cỏ cây và côn trùng, biết ơn về nghịch cảnh đau khổ, biết ơn cả đối thủ.
...
Chỉ những người biết ơn mới có thể gặt hái được nhiều hạnh phúc hơn trong cuộc sống và họ cũng có thể từ bỏ sự đổ lỗi vô nghĩa. Những người biết ơn sẽ tràn đầy sức sống, cởi mở và khôn ngoan, họ luôn nhận được may mắn và cuộc sống ít gặp rắc rối.
(Trích báo điện tử “Nhịp cầu đầu tư”, số ra ngày 04/6/2020)
Câu 1 (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0.5 điểm) Nêu nội dung đoạn trích trên.
Câu 3 (1.0 điểm) Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong những câu văn sau: “Biết ơn cha mẹ, biết ơn món quà của thiên nhiên, biết ơn những món ăn ngọt ngào, biết ơn sự ấm áp của quần áo, biết ơn hoa lá, cỏ cây và côn trùng, biết ơn về nghịch cảnh đau khổ, biết ơn cả đối thủ.”
Câu 4 (1.0 điểm) Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta?
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ tinh thần của đoạn trích, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày theo cách diễn dịch bày tỏ suy nghĩ của em về lòng biết ơn.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận về nhân vật ông Hai qua đoạn trích:
“ Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán, dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyệnn cũ. Ở đây, những tốp người tản cư mới ở dưới xuôi lên, đứng ngồi lố nhố cả ở dười mấy gốc cây đa to sù sì. Cành lá rườm rà ken nhau, rải xuống mặt đường và bãi cỏ một vùng bóng mát rộng. Ông lão ngồi vào một cái quán gần đấy. hút một điếu thuốc lào, uống một hụm nước chè tươi nóng, ông chop chép miệng ngẫm nghĩ: bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc. Tiếng quạt, tiếng thở, tiếng trẻ con khóc, cùng tiếng cười nói của cánh đi phá đường về râm ran một góc đường. Dưới chân đồi, những thửa ruộng lúa xanh mượt, uốn quanh co dưới trời nắng, lấp loáng như một khúc song. Có mấy cánh cò trắng bay giật dờ…
- Các ông các bà ở đâu ta lên đấy ạ? Ông hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. một người đàn bà mau miệng trả lời:
- Thưa ông chúng cháu ở Gia lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đay, vất vả quá!
- Ở Gia Lâm lên ạ? Lúa má ở dưới ta thế nào, liệu cấy có được không bác?
- Chả cấy thì lấy gì mà ăn. Cấy tất ông ạ. Chân ruộng dưới chúng cháu còn tốt hơn trên này nhiều.
- Thì vưỡn! Lúa dưới ta vưỡn tốt nhiều chứ.
Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu:
- Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư… Hay đáo để.
- Này bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào:
- Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu nó khủng bố ông ạ.
Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi:
- Nó… Nó vào chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:
- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…
- Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại. Có người hỏi:
- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!”
(Trích Ngữ văn 9, tập I, NXBGD Việt Nam 2015, trang 164,165)
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu
|
Yêu cầu cần đạt
|
Điểm
|
1
|
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
|
0.5
|
2
|
Nội dung: Bàn về vai trò và ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống của mỗi con người.
|
0.5
|
3
|
a. Biện pháp nghệ thuật: HS có thể chọn 01 trong 02 biện pháp nghệ thuật sau:
- Điệp ngữ: “biết ơn” - lặp lại 7 lần
- Liệt kê: “Biết ơn cha mẹ, biết ơn món quà của thiên nhiên, biết ơn những món ăn ngọt ngào, biết ơn sự ấm áp của quần áo, biết ơn hoa lá, cỏ cây và côn trùng, biết ơn về nghịch cảnh đau khổ, biết ơn cả đối thủ.”
b. Tác dụng:
+ Làm cho lời văn thêm phong phú, sinh động, gợi tả, gợi cảm; tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn với người đọc người nghe.
+ Nhấn mạnh/ làm nổi bật những biểu hiện cụ thể của lòng biết ơn.
+ Thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả và tha thiết mong muốn lan tỏa tình cảm đẹp đẽ này đến mọi người.
|
0.25
0.25
|
4
|
- Thông điệp mà đoạn văn muốn gửi đến chúng ta:
+ Nhận thức được lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp, làm nên giá trị của con người.
+ Biết trân trọng, giữ gìn, kế thừa và phát huy lối sống tốt đẹp này của dân tộc.
+ Phê phán những người sống vô ơn...
+ Là học sinh, chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thật tốt để đến đáp công ơn của cha mẹ, thầy cô; biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.
|
1.0
|
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu
|
Yêu cầu cần đạt
|
Điểm
|
1
2.0
|
* Hình thức, kĩ năng:
- Đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch), độ dài 2/3 trang giấy thi
- Không mắc lỗi câu, từ, chính tả
|
0.25
|
Nội dung: HS trình bày được một vài suy nghĩ sau:
* Nêu vấn đề: Lòng biết ơn là một trong những phẩm chất vô cùng cao quý, tốt đẹp của con người.
* Bàn luận:
- Giải thích
+ Lòng biết ơn là thái độ trân trọng những gì người khác đã làm cho chúng ta, đem lại cho ta những điều tốt đẹp.
+ Vì sao phải có lòng biết ơn: Trong cuộc sống không có sự vật, thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động của con người tạo nên vì thế khi chúng ta hưởng thụ bất cứ thành quả dù là vật chất hay tinh thần thì cũng phải nhớ đến công ơn của người làm ra chúng.
- Biểu hiện:
+ Biết ơn công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
+ Biết ơn thầy cô dạy ta học hành.
+ Biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong cuộc sống.
- Lòng biết ơn đã trở thành một nét đẹp trong đời sống của chúng ta:
+ Biết ơn những tương binh liệt sĩ, những người anh hùng đã hi sinh thân mình để bảo vệ, giữ gìn độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ca dao tục ngữ về lòng biết ơn.
- Ý nghĩa:
+ Người có lòng biết ơn luôn được yêu quý, trân trọng luôn nhận được sự giúp đỡ của người khác khi gặp khó khăn
+ Người giúp đỡ chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, nhiệt tình hơn khi giúp chúng ta từ đó mối quan hệ giữa người với người ngày càng gần gũi, gắn bó, phát triển
+ Biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội là chúng ta đã góp phần bảo vệ nền văn hóa truyền thống của đất nước
- Mở rộng, phản đề: Tuy nhiên trong sự phát triển của xã hội hiện đại ngày nay, khi những giá trị truyền thống ngày càng mai một, có một bộ phận giới trẻ quay lưng lại với nó, sống ích kỉ, vong ân bội nghĩa
- Bài học, liên hệ
+ Nhận thức: Biết ơn là phẩm chất cao quý, quan trọng trong cuộc sống
+ Hành động: Rèn luyện nói lời cảm ơn,...
+ Liên hệ: Là một học sinh, chúng ta cần chăm chỉ học tập, trở thành con ngoan, trò giỏi không phụ lòng cha mẹ, thầy cô.
|
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
|
Câu 2: (5.0 điểm)
|
Yêu cầu cần đạt
|
Điểm
|
Kĩ năng
|
- Tạo được bố cục 3 phần rõ ràng; diễn đạt lưu loát, đúng văn phạm, không sai chính tả,trình bày và chữ viết đẹp.
- Đúng kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích truyện); hệ thống luận điểm mạch lạc, kết hợp hài hòa các thao tác lập luận....
|
0.5
|
Kiến thức
|
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn “Làng”.
- Nêu vấn đề nghị luận và trích dẫn đoạn văn: Ông Hai là người yêu làng, yêu nước và có tinh thần kháng chiến.
|
0.5
|
II.Thân bài (4.0 điểm)
a. Khái quát tình huống truyện và vị trí, nội dung đoạn trích
- Truyện ngắn “Làng” được viết vào năm 1948, trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Truyện kể về nhân vật ông Hai có sự hòa quyện, thống nhất giữa lòng yêu làng quê với tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến. Nét đẹp ấy của ông Hai được thể hiện thật xúc động trong một tình huống đặc biệt: ông Hai yêu tha thiết cái làng Chợ Dầu quê ông nhưng làng xảy ra chiến sự, vì hoàn cảnh, ông buộc phải rời làng đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ da diết về cái làng Chợ Dầu của mình. Bỗng ông đột ngột nghe tin làng Chợ Dầu đã Việt gian theo Tây, phản bội tổ quốc. Từ tình huống có ý nghĩa thử thách ấy, nhà văn Kim Lân đã thể hiện thật sinh động, tinh tế diến biến tâm trạng của nhân vật ông Hai.
- Đoạn trích trên là đoạn truyện tiêu biểu nhất, nằm ở phần giữa truyện, kể về tâm trạng của ông Hai khi mới nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, từ đó làm ngời sáng lên vẻ đẹp của lòng yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến trong tâm hồn người nông dân này.
b. Cảm nhận về nhân vật ông Hai qua đoạn trích.
Luận điểm 1: Trước hết, đọc đoạn trích ta thấy tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được bộc lộ qua tâm trạng bàng hoàng, sững sờ, hoảng hốt của ông khi mới nghe tin làng Dầu theo giặc:
- Khi nghe người đàn bà tản cư nói bọn giặc rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu khủng bố, tức thì ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi: “Nó… nó vào làng Chợ Dầu hả bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?”. Cử chỉ lời nói đó thể hiện sự xúc động đến mất bình tĩnh của ông Hai khi biết tin làng bị khủng bố và niềm tin của ông Hai với làng:làng ông là làng kháng chiến vì vậy chỉ có thể giết được nhiều hay ít giặc mà thôi.
- Nhưng trái với những điều ông mong đợi, người đàn bà tản cư cong môi lên đỏng đảnh: “Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn gì nữa!”. Lời nói đó như sét đánh bên tai, khiến ông Hai bàng hoàng, sửng sốtvô cùng: “Cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được.”. Ông Hai như chết đứng người, tim ông như có ai bóp nghẹt khi nghe tin dữ đột ngột, một cái tin động trời mà trước đó ông không thể tin, không thể ngờ lại có thể xảy ra. Cái tin dữ ấy đến đột ngột quá, trong lúc tâm trạng ông Hai đang vui mừng, phấn chấn bởi những tin tức thắng lợi dồn dập của cuộc kháng chiến mà ông nghe được từ phòng thông tin. Vốn là người rất yêu và tự hào về cái làng của mình, lại đang trong tâm trạng như thế nên khi nghe tin làng mình phản bội Tổ quốc, Việt gian theo Tây, ông Hai sững sờ, choáng váng là điều dễ hiểu. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm thể hiện cao độ trạng thái bàng hoàng, hụt hẫng này là phản ứng tâm lí của một người quá yêu làng. Nếu không yêu thì cái tin làng theo giặc không thể gây chấn động mạnh tựa như một cú sốc tinh thần như thế với ông Hai.
- Có thể nói nhà văn Kim Lân đã vô cùng tinh tế sâu sắc khi tái hiện những điệu bộ, cử chỉ và lời nói của ông Hai qua đó diễn tả sự xúc động đến mức mất bình tĩnh của ông, khiến cho nỗi đau tinh thần chuyển thành nỗi đau thể xác. Ông Hai không mất người thân, nhưng ông vẫn thấy đau đớn là bởi làng ông mất danh dự. Với người nông dân từ bao đời nay danh dự và lòng tự trọng là vô cùng quan trọng, họ có thể đói cơm rách áo nhưng quyết phải đói cho sạch, rách cho thơm, thậm chí họ sẵn sàng lấy cái chết để giữ vững khí tiết của mình. Phải có sự gắn bó máu thịt và am hiểu sâu sắc về người nông dân nhà văn Kim Lân mới hiểu được điều đó.
Luận điểm 2:Tình yêu làng yêu nước của ông Hai còn được bộc lộ chân thực cảm động qua tâm trạng đau khổ, nhục nhã, căm giận, tủi cực đến tột cùng khi ông đánh trống lảng ra về:
- Khi đã trấn tĩnh được phần nào, ông hỏi lại để cố bấu víu vào một tia hi vọng rằng có một sự nhầm lẫn nào đó và đó chỉ là một tin đồn vô căn cứ: “ Ông nuốt một cái gì vướng ở cổ, cất tiếng hỏi mà giọng lạc hẳn đi”, “Liệu có thật thế không hở bác? Hay là chỉ lại…?”. Nhưng đáp lại những câu hỏi nửa tin nửa ngờ của ông Hai là những lời khẳng định chắc như đinh đóng cộtcủa nhứng người tản cư rằng họ vừa ở dưới đấy lên và còn kể một cách rành rọt từng sự việc, từng tên người khiến ông Hai không thể không tin. Từ lúc ấy, ông Hai rơi vào trạng thái tinh thần đau khổ, ám ảnh nặng nề, day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội.
- Và trước lời khẳng định chắc chắn của những người đàn bà tản cư, ông cố tỏ ra bình thản để che giấu tâm trạng, nỗi tủi hổ khiến ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Ông nói một câu bâng quơ để lảng chuyện rồi ra về vì ông sợ người ta phát hiện ra ông là dân của cái làng việt gian bán nước. Cảm giác xấu hổ bắt đầu xâm chiếm trong tâm hồn ông khi nghe tin dữ về làng.
- Sau giây phút bàng hoàng, sững sờ, ông Hai rời quán nước ra về trong tâm trạng xấu hổ, nhục nhã ê chề. Những tiếng mỉa mai, căm ghét của những người đàn bà tản cư về cái làng Việt gian cứ đuổi theo ông, bám riết lấy ông làm ông vô cùng xấu hổ, ông cúi gằm mặt xuống mà đi trong sự trốn tránh. Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy đã mất đi hạnh phúc của riêng mình, cuộc đời ông như thế cũng như chết mất một nửa.
c. Khái quát.
- Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi mới nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được nhà văn Kim Lâm thể hiện thật sinh động và tinh tế qua nhiều nét nghệ thuật đặc sắc.Tác giả đã xây đựng được một tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn, đặt ông Hai vào tình huống căng thẳng có ý nghĩa thử thách để bộc lộ chiều sâu tâm trạng. Diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai được diễn tả hết sức tinh tế, sâu sắc qua ý nghĩ, hành động và các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. Lối kể chuyện tự nhiên, dí dỏm. Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ của nhân vật rất giản dị, sinh động và mang tính khẩu ngữ, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân.
- Qua đó, đoạn trích đã khắc họa thành công diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc. Từ đó làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn ông:một người nông dân yêu làng, yêu nước sâu sắc hòa quyện thống nhất với tinh thần kháng chiến.
|
0.25
1.25
1.25
0.25
|
|
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị ý nghĩa của đoạn trích, truyện ngắn Làng và những đóng góp của nhà văn.
- Liên hệ thực tế, trình bày cảm xúc, trách nhiệm của bản thân: Trân trọng vẻ đẹp của người nông dân, cuộc sống hòa bình, trách nhiệm với quê hương đất nước.
|
0.5
|
|
3. Sáng tạo:
- Sáng tạo về nội dung: Liên hệ với các sáng tác cùng đề tài, liên hệ thực tiễn đời sống ...
- Sáng tạo về hình thức: Cách mở bài, kết bài, tổ chức bài viết hay...
|
0.5
|
ĐỀ 9.
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
"Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy."
(Trích “Đất nước ở trong tim” – Chu Ngọc Thanh)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 3 (1,0 điểm). Phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong những câu thơ sau:
"Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào".
Câu 4 (1,0 điểm). Từ đoạn trích thơ trên, hãy rút ra một thông điệp mà em tâm đắc nhất. Lý giải vì sao điều đó có ý nghĩa với em?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ tinh thần của đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết của dân tộc.
Câu 2 (5,0 điểm). Viết bài văn cảm nhận vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong được thể hiện trong đoạn trích sau:
"Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là "những con quỷ mắt đen".
Đơn vị chăm chúng tôi ra trò. Có gì lại bảo "Để cho bọn trinh sát, chúng nó ở trên đó vắng".Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Đơn vị thường ra đường vào lúc mặt trời lặn. Và làm việc có khi suốt đêm.
Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không : Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh thì căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang. Bên ngoài nóng trên 30 độ chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột. Rồi ngửa cổ uống nước, trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung... hình như ta sắp mở chiến dịch lớn. Đêm nào xe cũng đi nườm nượp ngoài đường. Ban đêm chúng tôi được ngủ. Nhưng mấy đêm nay thì chịu. Đứa nào cũng leo tót lên trọng điểm, cầm xẻng xúc, nói vài câu buồn cười với một anh lái xe nào đó. Vui. Chỉ khổ đứa phải trực máy điện thoại trong hang.
Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình."
(Trích Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê
Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 114)
Câu
|
Đáp án
|
Điểm
|
Câu 1
(0,5 đ)
|
- Phương thức biểu đạt: nghị luận.
|
0,5
|
Câu 2
(0,5 đ)
|
- Nội dung chính:
+ Ca ngợi sự chung tay, đoàn kết của nhân dân cả nước trước đại dịch.
+ Kêu gọi mọi người phải đoàn kết để chống lại đại dịch.
|
0,25
0,25
|
Câu 3
(1,0 đ)
|
- Biện pháp tu từ điệp ngữ: Bởi.
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ; làm cho cách diễn đạt thêm sinh động, hấp dẫn, gây ấn tượng với người đọc.
+ Nhằm nhấn mạnh lí do đất nước Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng làm được nhiều điều phi thường là bởi vì trong con người Việt Nam luôn tồn tại hai tiếng “nhân văn”, “đồng bào”. Từ đó khẳng định tinh thần đoàn kết của dân tộc.
+ Thái độ của tác giả: trân trọng, tự hào.
|
0,25
0,25
0,25
0,25
|
Câu 4
(1,0 đ)
|
* Học sinh có thể lựa chọn một trong các thông điệp theo gợi ý dưới đây và có lí giải hợp lí:
- Thông điệp:
+ Cần nhận thức được vai trò, sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc.
+ Cần phải biết sẻ chia, giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn đặc biệt là trong tình hình dịch Covid đang diễn ra phức tạp như hiện nay.
+ Biết thấu hiểu, trân trọng trước những vất vả, gian lao, hi sinh của người khác
….
- Lí do chọn thông điệp:
+...
|
0,25
0,75
|
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm):
Câu
|
Đáp án
|
Điểm
|
1
|
* Yêu cầu về hình thức:
- Một đoạn văn nghị luận xã hội.
- Dung lượng đảm bảo, diễn đạt chính xác, lập luận thuyết phục.
- Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.
|
0,25
|
* Yêu cầu về nội dung:
HS có thể triển khai bàn luận theo các cách diễn đạt khác nhau, song cần đảm bảo các ý cơ bản sau
1. Nêu vấn đề: tinh thần đoàn kết của dân tộc.
2. Giải thích: Đoàn kết là là sự hợp tác chung tay góp sức kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung.
3. Bàn luận:
* Biểu hiện:
- Khi đất nước có giặc ngoại xâm, toàn thể dân tộc đoàn kết, đồng lòng chống giặc cứu nước, bảo vệ nền độc lập và chủ quyền dân tộc.
- Khi đất nước hòa bình, tinh thần ấy thể hiện ở hành động cùng nhau chung tay để bảo về nền hòa bình dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
+ Trong bối cảnh ngày nay, tinh thần đoàn kết một lần nữa được khẳng định mạnh mẽ qua những hành động tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giàu ý nghĩa nhân văn. Đó là những nghĩa cử cao đẹp của các lực lượng vũ trang, của đội ngũ y bác sĩ, của các đoàn viên thanh niên... khi dịch Covid -19 bùng phát.
+ Đó là những thiện tâm của biết bao người dành cho đồng bào miền Trung đang oằn mình gánh chịu hậu quả nặng nề của thiên tai...
* Ý nghĩa:
+ Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đó chính là yếu tố hàng đầu dẫn đến thành công trong mọi công việc.
+ Đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình, tạo nên một sức mạnh tổng hợp lớn lao giúp chúng ta vượt qua khó khăn, thử thách, chiến thắng nghịch cảnh của đời sống.
+ Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia. Giúp chúng ta biết hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh, từ đó gắn kết con người với con người trong một xã hội.
+ Là cơ sở xây dựng nên một xã hội bình đẳng, hạnh phúc.
* Mở rộng:
- Thế nhưng trong cuộc sống vẫn còn đâu đó những con người đoàn kết lại để làm việc xấu, gây phương hại đến những người khác.
- Lại có không ít người chỉ vì lợi ích của cá nhân, tự chia nhau thành các nhóm riêng rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ khiến cho tình cảm bị sứt mẻ.
->Những trường hợp như vậy thật đáng bị xã hội lên án, phê phán.
4. Bài học nhận thức và hành động:
- Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện và phát huy.
- Cần xây dựng lối sống thân ái, giàu tình yêu thương, biết giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh khi họ gặp khó khăn; đồng thời quyết liệt phê phán những hành động gây mất đoàn kết trong tập thể, để xây dựng một tập thể trong sạch, vững mạnh.
- Liên hệ bản thân…
|
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
|
Câu 2: (5,0 điểm)
|
Yêu cầu cần đạt
|
Điểm
|
Kĩ năng
|
- Viết đúng kiểu bài văn nghị luận về đoạn trích.
- Bố cục bài viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
- Câu chữ viết đúng văn phạm, diễn đạt trôi chảy.
- Lời văn trong sáng, cảm xúc chân thành, sâu sắc.
|
0,5
|
Kiến thức
|
B. Về nội dung
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đạt được những kiến thức cơ bản sau:
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Minh Khuê, tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”.
- Nêu vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
- Trích dẫn đoạn trích.
II. Thân bài
1. Khái quát chung
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
- Tóm tắt truyện
- Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc phần đầu của truyện, giới thiệu chung về hoàn cảnh sống và cảm nhận của các cô gái về hoàn cảnh sống đó, đồng thời làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn của họ - những cô gái có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, dũng cảm và vô cùng lạc quan.
2. Cảm nhận:
a. Hoàn cảnh sống và chiến đấu
- Tổ trinh sát mặt đường gồm ba cô gái trẻ: Nho, Phương Định và chị Thao. Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn - con đường huyết mạch nối hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Nơi đây, bom đạn kẻ thù trút xuống như mưa cả ngày lẫn đêm, con đường bị xới nát bởi hàng ngàn, hàng vạn tấn bom của địch.
- Công việc của họ vô cùng khó khăn, gian khổ, nguy hiểm: khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp do bom đạn của địch gây ra, đánh dấu vị trí những trái bom chưa nổ và khi cần thì phá bom. Trong lúc đơn vị thanh niên ra đường khi mặt trời lặn và công việc có khi suốt đêm thì tổ trinh sát lại chạy trên cao điểm giữa ban ngày với cái nóng trên 30 độ. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi bởi Thần chết là một tay không thích đùa hắn ta lẩn trong ruột những quả bom ...Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. …… khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ....
=> Quả thật, đây là một công việc quá mạo hiểm, đòi hỏi sự dũng cảm và sự bình tĩnh tuyệt vời trên cao điểm của các cô gái. Và đúng như tên gọi của nó – tổ trinh sát mặt đường, cái tên đã nói lên khao khát làm nên những kì tích anh hùng của những nữ thanh niên xung phong sống, chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp.
b. Vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong
*Có lí tưởng sống, chiến đấu cao đẹp
- Những cô gái tuổi đời còn rất trẻ, chỉ độ mười tám đôi mươi, tuổi xuân đang phơi phới. Họ từ nhiều miền quê khác nhau nhưng nghe theo tiếng gọi của non sông Tổ quốc họ sẵn sàng gác lại sau lưng bao khát vọng của tuổi trẻ tình nguyện lên đường đi thanh niên xung phong để được đóng góp công sức của mình vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với lí tưởng sống cao đẹp: giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Họ tự hào, kiêu hãnh khi được tham gia chiến đấu. Ta luôn thấy niềm vui, niềm kiêu hãnh qua hai con mắt lấp lánh, qua nụ cười với hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc, qua cả cách họ gọi mình bằng cái tên đầy tự hào: tổ trinh sát mặt đường.
* Gan dạ, dũng cảm đối diện với những gian khổ, hiểm nguy bằng thái độ điềm tĩnh.
- Họ kể về hoàn cảnh sống, hoàn cảnh chiến đấu với một thái độ điềm nhiên. Tuyệt nhiên không kêu ca phàn nàn, sợ hãi: Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi.
- Phương Định có vết thương chưa lành ở đùi nhưng cô không vào viện quân y điều trị mà tiếp tục ở lại, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Cô cho rằng việc nào cũng có cái thú của nó. Sự hi sinh mất mát của bản thân cũng được Phương Định coi hết sức nhẹ nhàng.
- Cô kể về chuyện sống chết hàng ngày với giọng bình thản như không: Có ở đâu như thế này không, đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng lên như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu. Chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ, có thể nổ bây giờ, có thể nổ chốc nữa nhưng nhất định sẽ nổ.
*Lạc quan, yêu cuộc sống
- Họ sống với mọi cảm nhận tinh tế về nội tâm: Khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn trường một lần nữa, thở phào chạy về hang. Bên ngoài nóng trên 30 độ, chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột rồi ngửa cổ uống nước trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền đất ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ, có thể nghe có thể nghĩ lung tung. Sau công việc, các cô lại trở về với thế giới dưới hang – thế giới của sự thanh thản, hồn nhiên và thơ mộng. Chính những giây phút bên nhau trong hang, nghỉ ngơi, thư giãn sau mỗi lần phá bom đã tiếp thêm cho các cô sức mạnh, nghị lực và niềm tin để tiếp tục những công việc nguy hiểm khó khăn và hoàn thành nhiệm vụ.
- Cuộc sống chiến đấu gian khổ, hiểm nguy rình rập nhưng chưa lúc nào những cô gái trong tổ trinh sát mặt đường vơi đi niềm lạc quan, yêu đời. Họ hát, tiếng hát ngân lên giữa những khoảng lặng của hai đợt bom rơi: tôi ngồi dựa vào thành đá và khẽ khẽ hát. Tôi mê hát. Thậm chí thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó lại bịa lời ra hát. Lời tôi bịa lộn xộn, ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra cười một mình.
3. Đánh giá
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Cách kể chuyện tự nhiên theo ngôi kể thứ nhất bằng lời của nhân vật chính, ngôn ngữ trẻ trung, sinh động
+ Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế, làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú.
- Khắc họa thành công cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của ba cô nữ thanh niên xung phong – hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng chống Mỹ hào hùng của dân tộc.
III. Kết bài
- Khẳng định: Khẳng định lại vẻ đẹp của ba cô nữ thanh niên xung phong trong đoạn trích.)
- Liên hệ bản thân.
|
0,5
0,25
0,75
0,5
0,75
0,5
0,5
0,25
|
* Sáng tạo
- Sáng tạo về nội dung: liên hệ với tác phẩm cùng đề tài, nét riêng trong phong cách sáng tác của Lê Minh Khuê.
- Sáng tạo về hình thức: mở bài, kết bài, tổ chức bài viết.
|
0,25
|
ĐỀ 10.
PHẦN I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm )
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“ Tổ quốc - Tiếng gọi tha thiết ấy mãi ngân vang trong muôn triệu trái tim Việt Nam. Tổ quốc là sự thân thiết, gần gũi. Tổ quốc là nhà (…).
Tổ quốc là tình yêu khơi nguồn mọi tình yêu. Yêu Tổ quốc là yêu con đường mình đến trường, yêu hàng cây minh trú mưa, tránh nắng. Yêu Tổ quốc là yêu thương những đôi chân lam lũ, nhọc nhằn bốn mùa trên đồng ruộng. Yêu Tổ quốc là thuộc lòng những vần thơ lục bát nghĩa tình, là quý trọng tiếng nói cha ông, là tự hào những trang sử vẻ vang của dân tộc mình.
Với tình yêu Tổ quốc nặng trĩu con tim, mỗi người con của mảnh đất hình chữ S hãy tự hỏi lòng mình: Ngày mai mình sẽ là ai? Mình sẽ làm gì cho xứ sở mình yêu thương?”
(Trích Yêu Tổ quốc, Yêu đồng bào từ nhận thức đến hành động, theo
Đoàn Công Lê Huy)
Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên?
Câu 2. (0,5 điểm) Nội dung chính của đoạn văn bản trên là gì?
Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ và nêu hiệu quả của biện pháp liệt kê có trong câu văn: “Yêu Tổ quốc là yêu con đường mình đến trường, yêu hàng cây minh trú mưa, tránh nắng. Yêu Tổ quốc là yêu thương những đôi chân lam lũ, nhọc nhằn bốn mùa trên đồng ruộng. Yêu Tổ quốc là thuộc lòng những vần thơ lục bát nghĩa tình, là quý trọng tiếng nói cha ông.”
Câu 4. (1,0 điểm) Nhận xét về thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn văn bản trên? Từ đó em rút ra bài học gì?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 đ)
Câu 1. ( 2,0 điểm) Từ tinh thần đoạn văn bản ở phần Đọc - hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước.
Câu 2. (5,0 điểm). Viết bài văn cảm nhận về khổ thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
( Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm )
Câu 1
( 0,5 đ )
|
- PTBĐ chính: Nghị luận
|
( 0,5 đ )
|
Câu 2
( 0,5 đ )
|
- Nội dung chính: Đoạn văn bản bộc lộ tình yêu của tác giả nói riêng và của con người Việt Nam nói chung dành cho Tổ quốc.
|
( 0,5 đ )
|
Câu 3
( 1,0 đ )
|
* HS cần chỉ rõ biện pháp nghệ thuật:
- Liệt kê: Yêu Tổ quốc là “yêu con đường…yêu hàng cây… yêu thương những đôi chân lam lũ, nhọc nhằn… thuộc lòng những vần thơ lục bát…quý trọng tiếng nói cha ông”…
- Hiệu quả:
+ Làm cho câu văn thêm sinh động gợi hình, gợi cảm, thuyết phục.
+ Diễn tả một cách đầy đủ, cụ thể, chi tiết những biểu hiện phong phú, giản dị của tình yêu Tổ quốc.
+ Thể hiện tình yêu Tổ quốc chân thành, tha thiết của tác giả.
|
( 0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
|
Câu 4
( 1,0 đ )
|
- Thái độ, tình cảm của tác giả:
+ Tác giả cảm nhận Tổ quốc bằng những hình ảnh gần gũi, giản dị, quen thuộc…
+ Phải là người có tình yêu tha thiết với quê hương, Tổ quốc mình mới có thể viết nên những câu văn hay như thế.
- Bài học:
+ Nhận thức được: Tình yêu quê hương đất nước là truyền thống tốt đẹp luôn thường trực ở mỗi người.
+ Tích cực, nỗ lực học tập, lao động, rèn luyện nhân cách, bản lĩnh.
+ Yêu Tổ quốc, quê hương; gìn giữ và kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo…nhất là trong tình hình hiện nay.
+ Có những hành động, việc làm cụ thể để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
|
( 0,5 đ )
( 0,5 đ )
|
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 đ)
Câu 1. (2,0 điểm)
A. Về hình thức, kĩ năng
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ;
- Diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, trình bày rõ ràng, không mắc lỗi chính tả…
|
0,5 đ
|
B. Về nội dung
1. Nêu vấn đề: Tình yêu quê hương, đất nước.
2. Giải thích: Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm sâu nặng, gắn bó của mỗi người giành cho quê hương đất nước mình, đó là tình cảm thiêng liêng, là cội nguồn của nhiều tình cảm nhân văn khác.
3. Bàn luận:
- Biểu hiện: Tình yêu quê hương, đất nước được biểu hiện trên nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau:
+ Trong thời chiến, lòng yêu nước là tinh thần đoàn kết, chiến đấu anh dũng để dành lại độc lập tự do cho dân tộc.
+ Ngày nay trong thời bình: Lòng yêu nước thể hiện ở việc chung tay xây dựng chủ nghĩa xã hội, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước; là sống gắn bó có trách nhiệm với cộng đồng; là đoàn kết chống lại thiên tai, bão lũ, dịch bênh; là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên; là trân trọng những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; là tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc,
-> Đã có biết bao con người yêu nước như thế! Điển hình là những chiến sĩ chắc tay súng canh giữ biển trời quê hương; là biết bao công lao của bác nông dân, công nhân hăng say thi đua sản xuất và kiến thiết nước nhà; là các chiến binh áo trắng ngày đêm miệt mài cứu chữa cho bệnh nhân nhất là trong đại dịch COVID 19; là những người con khi xa quê luôn luôn thổn thức nhớ về.
- Vai trò, ý nghĩa:
+ Tình yêu quê hương đất nước là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Tình yêu quê hương đất nước giúp ta sống có lí tưởng, có trách nhiệm hơn với chính mình, với gia đình và với cộng đồng. Đồng thời có ý thức cống hiến dựng xây đất nước giàu đẹp...
- Phản đề: Còn không ít đối tượng chưa có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chưa biết trân trọng cội nguồn, phỉ báng những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương, gây rối trật tự xã hội, sa vào các tệ nạn XH, ... cần phải phê phán, lên án.
4. Bài học nhận thức, hành động
- Nhận thức đúng đắn về những gì Tổ quốc đã cho, chúng ta cần ý thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình:
- Hành động:
+ Tích cực, nỗ lực học tập, rèn luyện nhân cách, bản lĩnh.
+ Yêu Tổ quốc, quê hương; gìn giữ và kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo…nhất là trong tình hình hiện nay .
+ Có những hành đông, việc làm cụ thể để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
-…
- Liên hệ bản thân…
|
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
|
Câu 2. (5,0 điểm)
A. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm đúng đặc trưng thể loại nghị luận văn học, có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài hoàn chỉnh, mạch lạc. Hệ thống các luận điểm, luận cứ rõ ràng, chặt chẽ.
- Biết vận dụng linh hoạt các phép lập luận đã học.
- Diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.
- Không mắc lỗi về câu, từ, chính tả.
B. Yêu cầu về kiến thức:
- Bài làm có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Viễn Phương, tác phẩm Viếng lăng Bác.
- Nêu vấn đề nghị luận: Cảm xúc khi xếp hàng vào lăng viếng Bác.
- Trích dẫn thơ.
2. Thân bài:
a. Khái quát:
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Viếng lăng Bác.
- Cảm hứng bao trùm bài thơ, mạch vận động của cảm xúc thơ: Cảm hứng bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của tác giả. Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự vào lăng viếng Bác.
- Vị trí của khổ thơ trong bài (Khổ thứ 2)
b. Cảm nhận:
b.1. Cảm xúc khi đứng trước thềm lăng Bác
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
- Mật trời đi qua trên lăng (Biện pháp tu từ nhân hóa) là hình ảnh tả thực, là mặt trời của thiên nhiên đem lại nguồn sáng cho thế gian, hành tinh quan trọng nhất của vũ trụ, gợi sự kì vĩ, bất tử, vĩnh hằng.
- Mặt trời trong lăng: là một hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho Bác, người đã soi đường chỉ lối cho nhân dân ta thoát khỏi kiếp đời nô lệ để đến với cuộc đời tự do, hạnh phúc.
- Đặt hai hình ảnh mặt trời song song để nâng Bác lên tầm cao của vũ trụ, khẳng định sự vĩ đại, sự trường tồn của Bác; ca ngợi công lao trời bể của Bác đối với dân tộc đồng thời thể hiện niềm tôn kính, lòng biết ơn vô hạn của nhân dân ta với vị lãnh tụ.
b.2. Cảm xúc về dòng người vào lăng viếng Bác
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
- Điệp ngữ Ngày ngày: Khẳng định quy luật diễn tả không chỉ đối với tự nhiên mà còn đối với con người (gợi cảm giác về chuỗi thời gian vô tận, bất biến, đồng thời nhấn mạnh và khẳng định tấm lòng nhân dân mãi mãi không nguôi nhớ Bác).
- Dòng người đi trong thương nhớ: Cách diễn đạt rất giản dị, chân thực về nỗi xúc động bồi hồi, lòng tiếc thương, kính cẩn của cả dân tộc và bè bạn quốc tế khi tới lăng Bác viếng.
- Hình ảnh ẩn dụ tràng hoa: gợi cảnh đoàn người vào viếng Bác nối nhau đi như thể kết thành một tràng hoa bất tận. Mỗi con người vào viếng lăng giống như một bông hoa đẹp dâng lên Bác cả tấm lòng, cả cuộc đời với tất cả niềm thương, nỗi nhớ.
- Hình ảnh hoán dụ bảy mươi chín mùa xuân: Cuộc đời 79 tuổi của Bác được coi là 79 mùa xuân mang hương sắc cho cuộc đời; thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với Bác.
- Câu thơ dài 9 chữ gợi ra nhịp của những bước chân, sự vô tận của dòng người vào lăng viếng Bác.
c. Đánh giá
- Giọng thơ nghiêm trang thành kính; nhiều hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ đẹp, sâu sắc; kết cấu sóng đôi…
- Ca ngợi công lao to lớn của Bác và lòng kính yêu, biết ơn của nhân dân dành cho Bác Hồ.
- Có thể liên hệ với một số bài thơ khắc cùng đề tài viết về Bác Hồ.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vẻ đẹp, ý nghĩa của khổ thơ.
- Liên hệ bản thân.
|
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
1,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
|
ĐỀ 11.
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm).
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cải thiện nó có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn sống được 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 số tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia li, mất mát.
(...) Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.
(Theo Tony Buổi sáng, Cà phê cùng Tony, Tư duy tích cực, NXB Trẻ, 2016)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo đọan trích, người tích cực và lạc quan sẽ như thế nào?
Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 3 (1,0 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp liệt kê được sử dụng trong câu văn sau: Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.
Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua đoạn trích trên? Nêu lí do em chọn thông điệp đó.
ĐAPAN
Câu
|
Yêu cầu cần đạt
|
Điểm
|
1
|
- Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.
|
0,5 điểm
|
2
|
- Nội dung chính của đoạn trích trên: Bàn về ý nghĩa của tinh thần lạc quan và tư duy tích cực trong cuộc sống.
|
0,5 điểm
|
3
|
- Biện pháp tu từ liệt kê: gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi; sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình.
* Tác dụng:
- Tạo nhịp điệu cho câu văn, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho cách diễn đạt, thuyết phục và gây ấn tượng.
- Diễn tả một cách đầy đủ, cụ thể và làm nổi bật niềm vui, thái độ sống nhiệt huyết, cống hiến hết mình của những người có tinh thần tích cực, lạc quan.
- Thể hiện thái độ sống tích cực, lạc quan của tác giả và khơi gợi trong lòng người đọc niềm yêu cuộc sống, sống tích cực, lạc quan.
|
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
|
4
|
* Thông điệp em tâm đắc nhất
- HS có thể chọn một trong số thông điệp sau:
+ Cần có thái độ sống lạc quan, luôn nhìn vào mặt tích cực của vấn đề trong mọi tình huống.
+ Thái độ sống lạc quan rất quan trọng
…..
* Lí do chọn thông điệp
- Lạc quan là thái độ sống tích cực, luôn tin tưởng và hướng về những điều tốt đẹp ở tương lai.
- Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người
- Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc
- Sống lạc quan sẽ là động lực, sức mạnh cho mỗi người làm việc hiệu quả hơn.
- Lạc quan giúp ta vượt qua mọi khó khăn trở ngại để đạt được thành công...
* Lưu ý:
- HS trả lời được ba trong số các lí do trên cho điểm tối đa
- HS trả lời được hai trong số các lí do trên cho 0,5điểm
- HS trả lời được một trong số các lí do trên cho 0,25điểm
- HS có thể có cách diễn đạt riêng hoặc đưa ra các ý lí do khác, giám khảo linh động chấm điểm dựa trên sự hợp lí, thuyết phục của câu trả lời.
|
0,25 điểm
0,75 điểm
|
PHẦN II. LÀM VĂN ( 7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
Câu 2 ( 5,0 điểm). Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong trong đoạn trích sau:
... Ông náo nức bước ra khỏi phòng thông tin rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ. Ở đây, những tốp người tản cư mới ở dưới xuôi lên đứng ngồi lổ nhổ cả ở dưới mấy gốc đa xù xì, cành lá rườm rà ken vào nhau, rải xuống mặt đường và bãi cỏ một vùng bóng mát rộng. Ông lão ngồi vào một cái quán gần đấy. Hút một điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ: bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc. Tiếng quạt, tiếng thở, tiếng trẻ con khóc, cùng với tiếng cười nói của cảnh đi phá đường về râm ran một góc đường. Dưới chân đồi những thửa ruộng lúa xanh mượt, uốn quanh co dưới trời năng, lấp loáng như một khúc sông. Có mấy bóng cò trắng bay dật dờ…
- Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chống hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ! Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!
bác?
- Ở Gia Lâm lên ạ! Lúa má dưới ta thế nào, liệu có cấy được không bác?
- Chả cấy thì lấy gì mà ăn. Cấy tất ông ạ. Chân ruộng dưới chúng cháu còn tốt hơn trên này nhiều.
- Thì vưỡn! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ. 21
Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu: “Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư... Hay đảo để.”
- Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào:
- Nó rút ở Bắc Ninh về qua Chợ Dầu, nó khủng bố ông ạ!
Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi:
- Nó... Nó vào làng Chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?
Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:
- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa.
Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại ...
- Thì chúng tôi vừa ở dưới đấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ lịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại.
Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đảm người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
- Cha mẹ tiên sư nhà chủng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bản nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!
(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục VN 2015, trang 164, 165, 166)
Câu 1
Câu 2
|
Hình thức
- Đúng đoạn văn nghị luận xã hội, đảm bảo dung lượng
- Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
|
0,25đ
0,25đ
|
* Về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách song cần đảm bảo một số nội dung chính sau:
- Nêu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
- Phân tích bàn luận:
* Giải thích: Lạc quan là thái độ sống tốt, có cách nhìn, tin tưởng và luôn hướng về những điều tốt đẹp ở tương lai.
* Ý nghĩa của tinh thần lạc quan: HS có thể nêu một số ý nghĩa sau
- Trước hết đó là một thái độ sống tích cực mooic người cần có
- Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người, giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn
- Sống lạc quan sẽ là động lực, sức mạnh cho mỗi người làm việc hiệu quả hơn.
- Lạc quan giúp ta vượt qua mọi khó khăn trở ngại để đạt được thành công...
- Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc
- Thái độ sống lạc quan sẽ giúp con người góp phần thúc đẩy xã hội, tiến bộ
- Người sống lạc quan luôn được mọi người yêu quý….
* Phản đề: những cá nhân có thái độ sống tiêu cực hoặc lạc quan thái quá... cần lên án, phê phán.
* Bài học nhận thức và liên hệ bản thân
- Nhận thức thái độ lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống, giúp con người vượt qua khó khăn.
- Có những hành động, việc làm cụ thể như tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, luôn tự tin…
- Sẵn sàng vượt khó để vươn lên trong cuộc sống.
+ Liên hệ bản thân: tích cực học rèn luyện, luôn tự tin, tin tưởng và bản thân nỗ lực cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và đạt được ước mơ của bản thân.
1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng
- Đúng kiểu bài nghị luận, hệ thống luận điểm mạch lạc, kết hợp hài hòa các thao tác lập luận, bố cục đủ 3 phần.
- Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu nội dung
- HS có thể tổ chức bài văn theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
* Nêu vấn đề nghị luận: nhân vật ông Hai - người nông dân có tình yêu làng, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến vô cùng sâu sắc.
* Triển khai vấn đề nghị luận
a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- Tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng ( hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt truyện)
- Nêu vị trí và nội dung đoạn trích
b. Cảm nhận về nhân vật ông Hai
* Tình yêu làng quê, yêu đất nước của ông Hai được thể hiện qua tâm trạng vui sướng, tự hào của ông Hai khi nghe tin chiến thắng của quân ta từ phòng thông tin và ở tấm lòng của ông luôn hướng về làng chợ Dầu.
- Khi vừa nghe được những tin tức chiến sự của quân ta ở phòng thông tin điều đó khiến ông vô cùng vui sướng. Niềm hạnh phúc đó của ông được thể hiện bằng những hành động, cử chỉ rất đời thường: “Hút một điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ, bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc”.
- Khi người ta vui thì mọi cảnh vật xung quanh cũng trở nên đáng yêu, với ông Hai cũng vậy, những âm thanh hỗn độn của tiếng quạt, tiếng thở, tiếng trẻ con khóc, tiếng cười nói của cánh đi phá đường cũng trở thành những âm thanh râm ran, náo nức vui tươi. Cảnh vật nơi tản cư cũng trở nên đẹp hơn, thơ mộng hơn trong mắt ông Hai.
- Tin tức thắng lợi của quân ta khiến cho tinh thần ông Hai phấn chấn hẳn lên: Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu rồi nhận định: «đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư, hay đáo để»
- Đặc biệt, tấm lòng của ông Hai luôn hướng về làng chợ Dầu yêu dấu. Khi nghe thấy một người đàn bà tản cư nói xen vào «Nó rút ở Bắc Ninh về qua Chợ Dầu, nó khủng bố ông ạ! Mới nghe đến cái tên làng Chợ Dầu thôi, ông lão đã xúc động lắm và quay lại lắp bắp hỏi. Có thể nói, trong tâm trí ông Hai, không lúc nào ông nguôi nhớ, thôi yêu, thôi tin tưởng đến mức tuyệt đối ngôi làng kháng chiến. Bởi thế ông lão vô cùng choáng váng khí nghe tin giặc về qua làng chợ Dầu: Nó vào làng Chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?
* Tình cảm cao đẹp thiêng liêng ấy còn được thể hiện rõ nét nhất qua diến biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
- Từ phòng thông tin bước ra, đang trong lúc ông vui sướng trước những tin tức chiến thắng của quân ta nhưng ông Hai bỗng đột ngột nghe cái tin làng ông theo giặc từ người đàn bà tản cư ở dưới xuôi lên. Cái tin dữ ấy đã khiến ông Hai bàng hoàng, đau đớn, sững sờ. Tâm trạng đó của ông Hai đã được KL khắc họa rất chân thực qua ngòi bút miêu tả nội tâm từ cử chỉ, nét mặt, giọng nói bằng những động từ mạnh, tính từ miêu tả trạng thái “cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lặng đi tưởng như đến không thở được...”.
- Một lúc sau ông mới trấn tĩnh được, ông tỏ ra nghi ngờ, cố chưa tin và hi vọng đó chỉ là sự nhầm lẫn: “Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…”. Nhưng khi cái tin ấy được kể một cách rành rọt và khẳng định từ chính miệng những người dân tản cư dưới xuôi lên thì ông không thể không tin. Tin dữ ấy đã khiến ông như bị mất đi một cái gì đó thiêng liêng cao quý và niềm tự hào của ông về làng đã bị sụp đổ.
- Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Ông không dám đối mặt với sự thật nữa nên ông tìm cách lảng tránh những lời bàn tán và cúi gằm mặt xuống ra về.
=> Mọi diễn biến tâm trạng của ông Hai khi mới nghe tin làng theo giặc chính là biểu hiện của tình yêu làng ở ô Hai.
c. Đánh giá
- Đoạn trích đã khắc họa thành công nhân vật ông Hai - một người nông dân rất yêu làng, yêu nước qua diễn biến tâm trạng khi ông nghe tin làng theo giặc.
- Vẻ đẹp của nhân vật ông Hai được khắc họa qua cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ, ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật tự nhiên, chân thực sinh động, đậm chất khẩu ngữ cách kể chuyện giản dị, tự nhiên gần gũi kết hợp với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế...
- Khẳng định ý nghĩa của đoạn trích, liên hệ.
* Lưu ý : Bài viết có sự sáng tạo
- Sáng tạo về nội dung: so sánh với tác phẩm cùng đề tài...
- Sáng tạo về hình thức: Mở bài, kết bài
|
0,25đ
0,25đ
0,75đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
|
ĐỀ 12.
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối.
Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn SỎI láng mịn như bây giờ”.
Bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện trên? Cảm thấy lý thú với chuyến đi của hòn sỏi hay xúc động trước ánh mắt lạc quan của nó đối với cuộc đời đầy biến động? Đã bao giờ bạn thấy được rằng chính những chông gai mới tạo nên những hình hài đẹp và ấn tượng, dù là hình hài được tạo bởi chính những vết thương và sự đớn đau?
Có thể là bạn, có thể là tôi, cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến niềm hạnh phúc. Vượt qua được gian khổ, vượt qua những cuộc thử thách, vượt qua được những nỗi đau là bạn đã tự làm hoàn thiện chân dung mình.
Cuộc sống là vô vàn những điều biến động. Vì vậy, cho dù trong khó khăn hay trong hạnh phúc, cũng mong bạn luôn nhớ cuộc hành trình của hòn sỏi để sống tự tin hơn, để mang những yêu thương xoa dịu và làm lành những vết thương. Sự va đập của cuộc sống chẳng có gì đáng sợ đâu bạn ạ!”
(Nguồn: Theo Internet)
Câu 1. (0,5 điểm) Nhờ đâu hòn sỏi trở thành láng mịn như bây giờ?
Câu 2. (0,5 điểm) Trình bày ý hiểu của em về ý nghĩa của câu văn sau:
Có thể là bạn, có thể là tôi, cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến niềm hạnh phúc.
Câu 3. (1,0 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn sau:
Vượt qua được gian khổ, vượt qua những cuộc thử thách, vượt qua được những nỗi đau là bạn đã tự làm hoàn thiện chân dung mình.
Câu 4. (1,0 điểm) Đọc văn bản trên, em rút ra thông điệp sâu sắc nào?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ tinh thần đoạn trích đã cho, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của ý chí, nghị lực.
Câu 2. (5,0 điểm) Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:
“… Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ. Ở đây, những tốp người tản cư mới ở dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố cả ở dưới mấy gốc đa xù xì, cành lá rườm rà ken vào nhau, rải xuống mặt đường và bãi cỏ một vùng bóng mát rộng. Ông lão ngồi vào một cái quán gần đấy. Hút một điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc. Tiếng quạt, tiếng thở, tiếng trẻ con khóc, cùng với tiếng cười nói của cánh đi phá đường về râm ran một góc đường. Dưới chân đồi những thửa ruộng lúa xanh mượt, uốn quanh co dưới trời nắng, lấp loáng như một khúc sông. Có mấy bóng cò trắng bay dật dờ…
- Các ông, các bà ở đâu lên đây đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
-Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ! Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!
- Ở Gia Lâm lên ạ! Lúa má dưới ta thế nào, liệu có cấy được không bác?
- Chả cấy thì lấy gì mà ăn. Cấy tất ông ạ. Chân ruộng dưới chúng cháu còn tốt hơn trên này nhiều.
- Thì vưỡn! Lúa dưới nhà ta vưỡn tốt nhiều chứ.
Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu: “Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư…Hay đáo để.”
- Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào:
- Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu, nó khủng bố ông ạ!
Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi:
- Nó…Nó vào làng chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?
Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:
- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa.
Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông lão cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi
- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…
- Thì chúng tôi vừa ở dưới đấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam-nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại.
Có người hỏi:
- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người tản cư mới lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!”
(Trích Làng của Kim Lân SGK Ngữ văn 9, tập 1,
NXBGD trang 164,165,166)
ĐÁP ÁN
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu
|
Yêu cầu cần đạt
|
Điểm
|
1
|
Do liên tục bị va đập, lăn lộn, hòn sỏi bị thương đầy mình. Nhưng rồi, chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của hòn sỏi. Và nhờ đó, nó trở thành láng mịn như bây giờ.
|
0,5
|
2
|
Ý nghĩa: Cuộc sống của con người luôn có cả nỗi đau và niềm hạnh phúc, đó là quy luật của cuộc sống. Mỗi chúng ta hãy biết sống có ý chí, mạnh mẽ vượt qua nỗi đau để tận hưởng cuộc sống của mình.
|
0,5
|
3
|
* Biện pháp tu từ liệt kê: gian khổ, những cuộc thử thách, vượt qua những nỗi đau
* Tác dụng:
- Tạo nhịp điệu, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, làm cho lời văn sinh động, gây ấn tượng với người đọc.
- Diễn tả đầy đủ, cụ thể, sâu sắc những khó khăn, trở ngại trên con đường đời mà con người phải vượt qua, từ đó nhấn mạnh, làm nổi bật sức mạnh của ý chí.
+ Thể hiện thái độ của tác giả: Trân trọng, đề cao ý chí, nghị lực và những người sống có ý chí, nghị lực, mong muốn mọi người hãy sống có ý chí, nghị lực.
|
0,25
0,25
0,25
0,25
|
4
|
Thông điệp: Hs nêu được những thông điệp:
- Cần có ý chí, nghị lực trong cuộc sống.
- Sống có ý chí, nghị lực là một phẩm chất cao đẹp, cần có trong mỗi người.
- Trong mọi hoàn cảnh, không được gục ngã trước khó khăn, thử thách.
- Có ý chí ngị lực sẽ được mọi người yêu quý, là tấm gương sáng cho mọi người học tập và noi theo
|
0,25
0,25
0,25
0,25
|
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu
|
Yêu cầu cần đạt
|
Điểm
|
Câu 1 (2,0 điểm)
|
Yêu cầu về hình thức
- HS viết đúng hình thức đoạn văn nghị luận, đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có sự liên kết giữa các câu trong đoạn, không mắc lỗi chính tả...
|
0,25
|
Yêu cầu nội dung
Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được một số nội dung sau:
1. Nêu vấn đề nghị luận:
Suy nghĩ về vai trò của ý chí, nghị lực.
2. Giải thích vấn đề:
- Ý chí, nghị lực là bản lĩnh, sự dũng cảm và lòng quyết tâm cố gắng vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu để đạt được mục tiêu đề ra.
3. Bàn luận:
* Ý nghĩa:
- Cuộc sống luôn có những khó khăn, thử thách. Muốn tồn tại, phát triển và thành công, con người cần phải có ý chí, nghị lực. Chỉ có ý chí và nghị lực mới có thể giúp ta vượt qua trở ngại của cuộc sống, nếu không con người sẽ dễ dàng gục ngã, thất bại.
- Ý chí, nghị lực giúp ta thêm niềm tin tưởng vào những lựa chọn của bản thân, giúp con người trở nên mạnh mẽ, có động lực để theo đuổi những đam mê. Đó là chìa khóa giúp ta thành công.
-Ý chí, nghị lực giúp con người chinh phục thử thách, thay đổi được hoàn cảnh, số phận, làm được nhiều điều hữu ích, sống một cuộc sống có ý nghĩa.
- Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng. Họ luôn trở thành niềm tin, điểm tựa và truyền cảm hứng tích cực cho những người khác.
- Ý chí, nghị lực cũng góp phần xây dựng xã hội phát triển.
* Phê phán:
Phê phán hành vi nhu nhược, hèn nhát lùi bước trước khó khăn, sống ỷ lại trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội...
4. Bài học:
- Nỗ lực từ những việc làm nhỏ nhất.
- Rèn luyện trau dổi cả về tri thức, tinh thần, thể chất...
- Biết lắng nghe, rút kinh nghiệm và chia sẻ...
|
0,25
0,25
0, 75
0,25
0,25
|
Câu 2 (5,0 điểm)
|
* Yêu cầu hình thức:
- Hình thức: Bố cục mạch lạc, rõ ràng, cân đối.
- Văn phong: Diễn đạt trôi chảy, sử dụng ngôn từ chính xác, trong sáng, viết câu chuẩn ngữ pháp, đúng chính tả, chữ viết rõ ràng…
|
0,5
|
* Yêu cầu nội dung:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo triển khai theo bố cục, trình tự lập luận các luận điểm, luận cứ như sau:
|
|
A. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Kim Lân, tác phẩm Làng và nhân vật ông Hai.
- Nêu vấn đề nghị luận: Nhân vật ông Hai là một người nông dân yêu làng, yêu nước và có tinh thần kháng chiến. Đoạn trích làm nổi bật diễn biến tâm trạng của ông khi nghe tin làng Dầu theo giặc.
- Trích dẫn.
|
0,25
|
B. Thân bài
1. Khái quát:
- Hoàn cảnh sáng tác: 1948, trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chông Pháp
- Tóm tắt: Cũng như bao con người Việt Nam khác ông Hai cũng có một quê hương để yêu thương, gắn bó. Làng chợ Dầu luôn là niềm tự hào, kiêu hãnh của ông. Kháng chiến bùng nổ, người dân phải rời làng đi sơ tán. Ở nơi tản cư, lòng ông đau đáu nhớ quê, nhớ làng quá.Nghe tin làng theo giặc, ông đau khổ tủi nhục. Trong ông luôn dằn vặt, giằng xé giữa một bên là làng, một bên là kháng chiến. Rồi tin về làng được cải chính, ông Hai vui mừng hạnh phúc như được hồi sinh.
- Vị trí của đoạn trích: Nằm ở phần đầu của văn bản khi ông Hai từ phòng thông tin ra và nghe tin làng theo giặc
|
0,25
|
2 Cảm nhận nhân vật:
|
|
* Luận điểm 1: Tình yêu làng yêu nước của ông thể hiện ở niềm vui sau khi nghe tin chiến thắng của quân ta
- Bởi ông vừa nghe được những tin tức chiến sự của quân ta ở phòng thông tin. “Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ». Niềm vui về những chiến công ấy theo bước chân ông. Từ láy náo nức đã diễn tả chân thực niềm vui của ông Hai
- Niềm vui của ông được bộ lộ một cách cụ thể sinh động qua điệu bộ, dáng vẻ, cử chỉ. Niềm vui ấy cũng như làn sang cả cảnh vật thiên nhiên: Ở đây, những tốp người tản cư mới ở dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố cả ở dưới mấy gốc đa sù sì, cành lá rườm rà ken vào nhau, rải xuống mặt đường và bãi cỏ một vùng bóng mát rộng. Ông lão ngồi vào một cái quán gần đấy. Hút một điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ: bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc.»
* Luận điểm 2: Tình cảm cao đẹp thiêng liêng ấy được thể hiện rõ nét nhất qua Diến biến tâm trạng – những cung bậc cảm xúc của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
- Ông Hai nghe tin làng mình theo giặc đúng vào lúc ông đang vui mừng hạnh phúc nhât.
- Khi nghe tin dữ quá đột ngột, ông Hai sững sờ, bàng hoàng: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: «Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…”
- Những động từ mạnh, tính từ miêu tả trạng thái, những thay đổi tinh vi trên nét mặt, cử chỉ. Có cái gì đó nghèn nghẹn tê dại, có cái gì đó bang hoàng, choáng váng. Ông Hai rơi vào trạng thái bàng hoàng, sững sờ và choáng váng. Ông không tin điều đó là sự thật. Vì vậy ông mới hỏi lại với niềm hi vọng mong manh rằng tin đồn đó là sai sự thật. -Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…” Câu nghi vấn cùng dấu chấm lửng diễn tả nỗi niềm băn khoăn như bám víu vào hi vọng về một điều tốt đẹp. Nhưng niềm hi vọng mong manh ấy đã bị dập tắt hoàn toàn bởi người đàn bà tản cư đã khẳng định một cách chắc chắn bằng tên đất tên người «Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại»
- Trước sự thật không thể chối cãi, ông trở nên mặc cảm vì mình là người làng chợ Dầu. Vì thế ông cố tỏ ra bình thản với nụ cười nhạt để che giấu tâm trạng (phân tích dẫn chứng)
- Nỗi đau tinh thần chuyển sang nỗi đau thể xác: Tin đồn ấy là mất danh dự, danh dự công dân, danh dự trước Tổ quốc… nhà văn Kim Lân đã khẳng định người nông dân có thể ngàn đời thiếu cơm, rách áo nhưng không thể mất danh dự. ở họ tinh thần tự trọng, sự trong sạch luôn được coi trọng, giữ gìn. Đây chính là cơ sở của tình yêu đất nước…
- Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy”. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin. Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quý nhất nay cũng đã lại quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như chết mất một nửa.
- Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Ông tìm cách lảng tránh những lời bàn tán và cúi gằm mặt xuống ra về. Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà tản cư cứ ám ảnh ông lão.
|
1,5
2,0
|
3. Đánh giá:
- Nhà văn Kim Lân đã tạo dựng một tình huống thử thách tâm lí nhân vật rất đặc sắc, qua đó, tính cách, phẩm chất của nhân vật nổi lên thật rõ ràng.
- Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, gần gũi, ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo; ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ, gần gũi với đời sống, thể hiện tâm hồn bình dị của người nông dân ít học nhưng yêu làng tha thiết với kháng chiến.
- Đoạn trích đã cho thấy sự phát triển trong nhận thức của người nông dân Việt Nam: tình yêu làng là cơ sở của tình yêu nước, yêu cách mạng song tình yêu nước vẫn bao trùm lên tất cả và là định hướng hành động cho họ.
|
0,25
|
C. Kết bài
- Khẳng định tài năng miêu tả và sự gắn bó, quý trọng người nông dân của nhà văn Kim Lân.
- Đánh giá, nhận xét chung về nhân vật
- Liên hệ.
|
0,25
|
ĐỀ 14.
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời tiểu học của mình tại một đám cưới. Anh ta đến chào người thầy với tất cả sự kính trọng:
- Thầy có nhớ em không ạ?
Thầy giáo nói:
- Thầy không nhớ lắm, hãy nói về em xem nào.
Người học trò nói:
- Em đã học lớp 3 của thầy hồi đó, em đã ăn cắp chiếc đồng hồ của một bạn trong lớp. Chắc là thầy nhớ chuyện đó chứ ạ!
Một bạn trong lớp có một chiếc đồng hồ rất đẹp, em thích nó đến không cưỡng lại được vì vậy em đã lấy trộm nó.Bạn ấy khóc và nói với thầy có ai đó đã lấy cắp đồng hồ của bạn ấy. Thầy bảo cả lớp đứng cho thầy soát túi. Em nhận ra rằng hành động của mình sẽ bị phơi bày ra trước mắt tất cả các bạn học sinh và giáo viên. Em sẽ bị gọi là thằng ăn cắp, một kẻ nói dối và hạnh kiểm của em sẽ bị hoen ố mãi mãi.Thầy đã bắt chúng em đứng quay mặt vào tường và nhắm mắt lại. Thầy soát từng chiếc túi, và khi lấy chiếc đồng hồ từ túi của em, thầy tiếp tục soát đến túi của bạn cuối cùng. Xong xuôi, thầy kêu chúng em mở mắt ra và thầy ngồi xuống ghế. Em sợ thầy sẽ nêu tên em ra trước các bạn. Nhưng không, thầy đưa cái đồng hồ cho cả lớp thấy và trả lại cho bạn ấy. Thầy không bao giờ nêu tên người ăn cắp chiếc đồng hồ. Thầy không nói với em một lời và không bao giờ đề cập chuyện đó với bất cứ ai. Suốt những năm tiểu học, không một giáo viên hay học sinh nào nói với em về chuyện ăn cắp đồng hồ. Em nghĩ thầy đã "cứu vớt" cho nhân phẩm của em ngày đó. Thầy không nhớ em sao? Sao thầy lại không nhớ em được, thưa thầy? Em chắc là thầy phải nhớ câu chuyện em đã ăn cắp chiếc đồng hồ và thầy không muốn làm em xấu hổ. Đó là một câu chuyện không thể nào quên...
Người thầy đáp:
- Thầy không thể nào nhớ được ai đã lấy cắp chiếc đồng hồ ngày đó, bởi vì khi thầy soát túi tất cả các em, thầy cũng nhắm mắt mà.
(Theo “Hạt giống tâm hồn”)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (0.5 điểm). Nêu ý hiểu của em về nội dung cơ bản của đoạn văn sau: “ Thầy đưa cái đồng hồ cho cả lớp thấy và trả lại cho bạn ấy. Thầy không bao giờ nêu tên người ăn cắp chiếc đồng hồ. Thầy không nói với em một lời và không bao giờ đề cập chuyện đó với bất cứ ai. Suốt những năm tiểu học, không một giáo viên hay học sinh nào nói với em về chuyện ăn cắp đồng hồ. Em nghĩ Thầy đã "cứu vớt" cho nhân phẩm của em ngày đó... Đó là một câu chuyện không thể nào quên...”
Câu 3 (1.0 điểm). Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:“Em sẽ bị gọi là thằng ăn cắp, một kẻ nói dối và hạnh kiểm của em sẽ bị hoen ố mãi mãi.”
Câu 4 (1.0 điểm). Bài học em rút ra cho bản thân qua văn bản trên.
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). Từ nội dung của văn bản, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của em về lòng khoan dung.
Câu 2. ( 5,0 điểm)
Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong được thể hiện trong đoạn trích sau:
“Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.
Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là "những con quỷ mắt đen".
Đơn vị chăm chúng tôi ra trò. Có gì lại bảo "Để cho bọn trinh sát, chúng nó ở trên đó vắng".
Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Đơn vị thường ra đường vào lúc mặt trời lặn. Và làm việc có khi suốt đêm.
Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không : Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh thì căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang. Bên ngoài nóng trên 30 độ chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột. Rồi ngửa cổ uống nước, trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung... hình như ta sắp mở chiến dịch lớn. Đêm nào xe cũng đi nườm nượp ngoài đường. Ban đêm chúng tôi được ngủ. Nhưng mấy đêm nay thì chịu. Đứa nào cũng leo tót lên trọng điểm, cầm xẻng xúc, nói vài câu buồn cười với một anh lái xe nào đó. Vui. Chỉ khổ đứa phải trực máy điện thoại trong hang.
Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.”
( Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục)
ĐAPAN
Câu
|
Yêu cầu cần đạt
|
Điểm
|
1
|
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
|
0.5
|
2
|
- Nội dung chính của văn bản : Người học trò mãi mãi không quên cách hành xử nhân văn của thầy giáo đã giúp cậu thức tỉnh lỗi lầm của mình.
|
0.5
|
3
|
- Nghệ thuật: Liệt kê.
+ "thằng ăn cắp, một kẻ nói dối và hạnh kiểm của em sẽ bị hoen ố mãi mãi."
- Tác dụng:
+ Làm cho cách diễn đạt trở nên sinh động, cụ thể, gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng mạnh mẽ với bạn đọc…
+ Diễn tả một cách đầy đủ, cụ thể, chi tiết những hậu quả nghiêm trọng nếu lỗi lầm của cậu học trò bị phát giác, cậu sẽ trở thành người xấu trong mắt của thầy cô và bạn bè.
+ Thể hiện nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, sự am hiểu tâm lí, tính cách của trẻ em khi bị mắc lỗi của tác giả.
|
0.25
0.25
0.25
0.25
|
4
|
* Bài học rút ra cho bản thân:
- Nhận thức được lòng khoan dung hoặc lòng biết ơn của mỗi người
- Nên ứng xử tế nhị, nhẹ nhàng trước lỗi lầm của người khác thay vì quở mắng, trách phạt, vạch tội.
- Khoan dung, độ lượng trước sai lầm của người khác sẽ giúp họ dễ dàng thức tỉnh và sửa sai.
- Phê phán những người hay chỉ trích, chê bai, phán xét người khác khi họ mắc lỗi.
|
0.5
0.25
0.25
|
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu
|
Yêu cầu cần đạt
|
Điểm
|
1
|
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng:
- Đúng hình thức đoạn văn nghị luận xã hội ,lập luận chặt chẽ.
- Trình bày sạch đẹp, diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả.
|
0.25
|
* Yêu cầu về nội dung:
a. Nêu vấn đề: Lòng khoan dung, độ lượng.
b. Giải thích và nêu biểu hiện :
- Lòng khoan dung là rộng lượng, sống vị tha, nhân ái, sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác.
- Người có lòng khoan dung thường không tính toán thiệt hơn, luôn nhường nhịn, yêu thương, đồng cảm, thấu hiểu, không ganh ghét đố kị và sẵn sàng dẹp bỏ mọi thành kiến để có được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
c. Bàn luận: Ý nghĩa của lòng khoan dung:
- Trong cuộc sống, ai cũng có lúc phạm phải sai lầm, nên việc bao dung, tha thứ là điều rất cần thiết.
- Lòng khoan dung là một trong những phẩm chất cao quý, là thước đo phẩm giá của mỗi con người đồng thời là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.
- Khoan dung, tha thứ cho những sai lầm của người khác, xóa bỏ đi sự ganh ghét, hận thù, tâm hồn mỗi chúng ta sẽ trở nên nhẹ nhõm, thanh thản, mối quan hệ giữa con người với con người sẽ gần gũi, gắn bó, tốt đẹp và xã hội sẽ trở nên văn minh, tiến bộ hơn.
- Lòng khoan dung, sự độ lượng còn có sức cảm hóa lớn lao đối với những người từng lầm đường, lạc lối, tạo cơ hội để họ sửa sai, thay đổi. Nó có sức mạnh hơn ngàn lần sự trừng phạt, giúp người mắc lỗi nhận ra được sai lầm của mình, tạo cho họ niềm tin, động lực để nỗ lực vươn lên.
- Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, nể phục,tin cậy.
d. Mở rộng: Phê phán những ai hẹp hòi, ích kỉ, định kiến, cố chấp không biết tha thứ, bỏ qua cho người khác. Bởi, nếu ích kỉ, hẹp hòi thì con người sẽ luôn phải sống trong sự hận thù, mối quan hệ giữa mọi người sẽ trở nên áp lực, căng thẳng và chẳng thể nào có được cuộc sống bình lặng an yên.
e. Bài học nhận thức và hành động:
- Mỗi chung ta phải nhận thức được ý nghĩa tích cực của lòng khoan dung trong cuộc sống để mở rộng tâm hồn mình, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua sai lầm của người khác ngay trong những việc làm nhỏ nhất.
- Hãy suy nghĩ mọi điều theo hướng tích cực, nhìn đời một cách lạc quan. Luôn lắng nghe, thấu hiểu và cảm thông với mọi người, biết đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ và luôn biết lấy sự nhường nhịn làm phương châm xử thế, từ đó tự hoàn thiện bản thân cũng như giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm…
|
0.25
0.5
0.5
0.25
0.25
|
Câu 2: (5,0 điểm)
Đáp án
|
Điểm
|
* Về hình thức:
-Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học, đặc biệt là nghị luận về một đoạn trích. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận.
- Bố cục và hệ thống luận điểm rõ ràng. Lời văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ.
- Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ, chính tả.
|
0,5
|
* Về nội dung:
|
4,5
|
1. Mở bài.
- Giới thiệu về tác giả Lê Minh Khuê và truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”
- Nêu vấn đề nghị luận: Đoạn trích đã toát lên được những vẻ đẹp phẩm chất của những cô gai thanh niên xung phong: tinh thần trách nhiệm với công việc, lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan khiến chúng ta vô cùng cảm phục.
|
0,5
|
2. Thân bài:
|
|
a. Khái quát:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, vị trí của đoạn trích.
- Cảm nhận khái quát văn bản: Truyện kể lại cuộc sống chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường với những phẩm chất cao đẹp của những người con gái Việt Nam thời chống Mĩ.
|
0,25
|
b. Cảm nhận:
b1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong:
- Nơi ở: Trong một cái hang, dưới chân cao điểm…Đường bị đánh lở loét. Hai bên đường không có lá xanh…
- Công việc: Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom.
=> Cuộc sống gian khổ, khó khăn. Công việc đặc biệt nguy hiểm.
|
0,5
|
b2. Hoàn cảnh sống và chiến đấu vô cùng khắc nghiệt với ba cô gái nhưng họ không hề chùn bước, vẫn kiên cường bám trụ để hoàn thành nhiệm vụ. Công việc luôn phải đối mặt với thần chết nhưng họ luôn ngời lên tinh thần dũng cảm, lạc quan đáng nể phục
* Có lí tưởng sống, chiến đấu cao đẹp:
- Những cô gái tuổi đời còn rất trẻ nhưng họ đã tình nguyện đến với Trường Sơn, tự hào, kiêu hãnh khi được tham gia chiến đấu. Ta luôn thấy niềm vui, niềm kiêu hãnh qua “đôi mắt lấp lánh”, qua nụ cười từ “gương mặt lấm lem”, qua cả cách họ gọi mình bằng cái tên đầy tự hào “Tổ trinh sát mặt đường”
* Luôn làm chủ cuộc sống, dũng cảm đối diện với những vất vả, khó khăn bằng thái độ điềm tĩnh, rất gan dạ, dũng cảm.
- Họ kể về hoàn cảnh sống, hoàn cảnh chiến đấu với một thái độ điềm nhiên. Tuyệt nhiên không kêu ca, phàn nàn, sợ hãi: “Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải là chuyện chơi”
- Phương Định có một vết thương chưa lành ở đùi nhưng cô không vào viện quân y điều trị mà vẫn tiếp tục ở lại sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
- Cô kể về chuyện sống chết hàng ngày với giọng tĩnh nhẹ như không. Thậm chí cô còn cho là có thú riêng “ở đâu như thế này không…nhưng nhất định sẽ nổ”.
- Có lúc Phương Định còn bộc lộ sự hài hước khi nói về cái chết “thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom.”
- Mỗi lần phá bom là một lần phải đối mặt với bao nguy hiểm căng thẳng, nhưng xong công việc trên khuôn mặt nhem nhuốc của các cô chỉ thấy ánh lên hai con mắt lấp lánh và nụ cười của sự hồn nhiên, niềm lạc quan tin tưởng. Xong công việc, các cô lại trở về với thế giới dưới hang – thế giới của sự thanh thản, hồn nhiên và thơ mộng “xong thì nằm dài…có thể nghĩ lung tung”.
* Lạc quan, yêu cuộc sống:
- Đáng ra ban ngày làm việc, ban đêm được nghỉ ngơi nhưng thấy không khí khẩn trương của chiến dịch, các cô lại không ngủ được mà leo tót lên trọng điểm nói vài ba câu chuyện với một anh lái xe nào đó. …hình như ta sắp mở chiến dịch lớn. Đêm nào xe cũng đi nườm nượp ngoài đường. Ban đêm chúng tôi được ngủ. Nhưng mấy đêm nay thì chịu. Đứa nào cũng leo tót lên trọng điểm, cầm xẻng xúc, nói vài câu buồn cười với một anh lái xe nào đó. Vui...
Các cô cảm thấy vui => phải chăng chính tinh thần lạc quan và tình yêu đối với đồng đội đã giúp các cô xua tan bao mệt nhọc căng thẳng.
- Hay hát: “Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.”
=> Quả thực, đó là những cô gái mang trong mình những tính cách tưởng như không thể cùng tồn tại: vô cùng gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu mà vẫn hồn nhiên, vô tư trong cuộc sống. Những người như họ thật đáng trân trọng biết bao!
|
0,5
1,0
1,0
|
c. Đánh giá:
- Trong đoạn trích, Lê Minh Khuê đã sử dụng bút pháp hiện thực để tái hiện lại hoàn cảnh sống và chiến đấu vô cùng nguy hiểm của ba cô thanh niên xung phong. Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất bằng lời văn cảu nhân vật chính, tâm lí nhân vật được bộc lộ một cách tự nhiên, kiểu câu được vận dụng linh hoạt đã khắc họa thành công vẻ đẹp của ba cô gái – hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong những năm tháng hào hùng của dân tộc.
|
0,25
|
3. Kết bài
- Đoạn trích là một trong những đoạn tiêu biểu giới thiệu về hoàn cảnh sống và chiến đấu, tạo phông nền làm nổi bật vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong, góp phần không nhỏ vào thành công của truyện ngắn. Nhà văn khiến lòng ta sống lại hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, của hàng ngàn, hàng vạn cô thanh niên xung phong thời chống Mĩ. Chiến công thầm lặng của họ mãi mãi là một bài ca bất tử.
- Chúng ta càng yêu mến tự hào về các cô, càng biết ơn và học tập tinh thần của các cô trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay.
|
0,5
|