BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
“Nâng cao và phát triển cho học sinh phương pháp giải bài tập Di truyền về lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng môn Sinh học 9”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Áp dụng trong hướng dẫn giải bài tập Di truyền - Các thí nghiệm của Menđen.
3. Tác giả:
Họ và tên: Lê Thị Thanh Mát.
Ngày/tháng/năm sinh: 30/ 05/ 1986.
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THCS An Thắng
Điện thoại: DĐ: 0836687586
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THCS An Thắng.
Địa chỉ: xã An Thắng- huyện An Lão - Hải Phòng.
Điện thoại: 0836687586.
I. Mô giải pháp đã biết:
Môn Sinh học trong trường THCS là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục của “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018” đã được Nhà nước xác định: giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về thế giới sống, về con người làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu thiên nhiên, đất nước và có niềm tin vào khoa học tự nhiên.
Trong chương trình Sinh học lớp 9, đề cập tới một vấn đề mới, đó là phần “Di truyền và Biến dị”. Di truyền học là một lĩnh vực mũi nhọn của thời đại phát triển khoa học kĩ thuật hiện nay, được phát huy mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực của sản xuất và đời sống. Học sinh THCS sau khi đã tốt nghiệp THCS về lao động sản xuất hoặc học lên THPT không thể không nắm được những kiến thức cơ bản nhất về di truyền học. Đây là một vấn đề khó và tương đối trừu tượng, đòi hỏi kiến thức của thầy và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Việc giải quyết các bài tập di truyền là một yêu cầu rất quan trọng, không thể thiếu được trong chương trình Sinh học lớp 9 cũng như nội dung liên quan đến việc học môn Sinh học lớp 11, 12 cấp THPT.
Trong quá trình dạy học môn Sinh học lớp 9, tôi nhận thấy:
- Ưu điểm của giải pháp đã, đang áp dụng tại đơn vị
Gv cùng học sinh luôn sử dụng những phương pháp và kĩ thuật đã được tập huấn như : Phương pháp bàn tay lặn bột, phương pháp thực hành thí nghiệm, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng các kĩ thuật như : KWL, kĩ thuật XYZ, minh họa vào các dạng bài tập cụ thể nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong học sinh, phát triển năng lực học tập của học sinh đáp ứng với mục tiêu đào tạo.
Giáo viên bám sát mục tiêu bài học và chủ động truyền tải kiến thức của bài học đầy đủ cho học sinh trong thời gian của tiết học quy định. Giáo viên cũng đã bước đầu phân dạng các loại bài tập phù hợp nội dung bài dạy và mục tiêu cần đạt của bài. Thường thì học sinh tiếp cận kiến thức theo một chiều từ GV do vậy GV sẽ nhàn hơn trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh. Áp dụng cách dạy cho mọi đối tượng , thiết kế giáo án và đồ dùng dạy học đơn giản.
2. Hạn chế của giải pháp đã, đang áp dụng tại đơn vị
Một trong số các dạng bài tập khó đối với học sinh là dạng bài tập phần Di truyền, cụ thể là về lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng của Menđen. Mặc dù thời gian dành cho chương “Các thí nghiệm của Menđen” có 6 tiết nhưng chủ yếu là cung cấp kiến thức về lý thuyết, và chỉ có hai tiết bài tập chương. Do đó, học sinh vẫn chưa nắm rõ được hết các dạng bài tập và còn gặp khó khăn khi gặp phải các dạng bài tập này, đối tượng học sinh giỏi chưa có nhiều dạng bài tập áp dụng.
=> Nhằm giúp học sinh có cơ hội hiểu sâu hơn và nâng cao kỹ năng làm bài tập phần Di truyền học, đồng thời rèn thói quen tự học và thái độ yêu thích môn Sinh học, tôi chọn viết sáng kiến với đề tài “Nâng cao và phát triển cho học sinh phương pháp giải bài tập Di truyền về lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng môn Sinh học 9”.
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
II.0. Nội dung giải pháp đề xuất
Đưa ra những nguyên tắc chung về kỹ năng làm từng dạng bài tập, giúp học sinh nắm vững lý thuyết, hình thành ở học sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống về phần Di truyền học cụ thể là về lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng.Từ đó xác định được các dạng bài tập cơ bản của phần Di truyền về lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng, trên cơ sở đó để tổng hợp và đưa ra phương pháp giải bài tập một cách nhanh chóng, chính xác.
Đề tài được thực hiện là cơ sở làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho giáo viên và học sinh.
Để giảng dạy bộ môn Sinh học phần Di truyền học đạt kết quả tốt hơn, giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, có cơ sở để giải bài tập từ đơn giản đến phức tạp một cách nhanh chóng và chính xác từ đó phát huy được vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của mình.
Người giáo viên cần:
- Chủ động lập kế hoạch dạy học ngay từ đầu năm học,thảo luận chọn các bài tập, nội dung nào trong bài có thể sử dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp để phát triển tốt năng lực học sinh của từng đối tượng. Cùng với việc lập kế hoạch dạy học, giáo viên phải tính đến các điều kiện cụ thể của nhà trường để xây dựng hệ thống bài tập phân dạng trong chương 1: Men Đen và di truyền học có thể truyền tải đến học sinh.
- Tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với các thí nghiệm nhiều hơn.
- Vận dụng tối đa những bài tập sẵn có và gần gũi với thực tiễn, phát huy học sinh trong việc vận dụng kiến thức nền tảng của chương để giải bài tập trên lớp và giao việc thêm về nhà.
Yêu cầu đối với học sinh:
- Cần chuẩn bị tốt các kiến thức có liên quan đến kiến thức cần lĩnh hội của chương.
- Việc học Sinh học chương 1: Menđen và di truyền học không phải là qúa trình được dạy hay tiếp nhận 1 cách thụ động những tri thức sinh học mà chủ yếu là quá trình học sinh tự học, tự nhận thức, tự khám phá, tìm tòi các tri thức một cách chủ động, tích cực, là quá trình tự học phát hiện và giải quyết các tình huống có vấn đề do giáo viên nêu ra.
- Học sinh hoạt động cá nhân hoặc hợp tác nhóm nhỏ để tìm tòi, giải quyết vấn đề nêu ra. Các hoạt động đó có thể là:
+ Dự đoán các kết quả thí nghiệm, giải thích và rút ra kết luận các định luật lai 1 cặp hay hai cặp tính trạng.
+ Phán đoán, suy luận, đề ra giả thuyết về tương quan trội - lặn, qui luật di truyền chi phối.
+ Viết các sơ đồ lai minh họa cho kết quả thí nghiệm.
Học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã biết để giải thích 1 số hiện tượng sinh học trong thực tế.
+Tự đánh giá và đánh giá việc nắm kiến thức kĩ năng của bản thân và nhóm.
II.1. Tính mới, tính sáng tạo:
II.1.1. Tính mới:
Sáng kiến “Nâng cao và phát triển cho học sinh phương pháp giải bài tập Di truyền về lai một cặp tính trạng lai hai cặp tính trạng môn Sinh học 9” là sáng kiến nhằm giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, biết nhận dạng bài tập khi giải các dạng bài tập liên quan, đồng thời giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm bài tập và rèn thói quen tự học.
Để có thể giảng dạy các tiết bài tập một cách có hiệu quả bên cạnh việc cung cấp lý thuyết trọng tâm, nắm chắc chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài, giáo viên cần phải tìm các phương pháp giảng dạy hiệu quả để hướng dẫn cho học sinh.
Vì vậy tôi đã xây dựng phương pháp giảng dạy các kiến thức cơ bản để học sinh biết cách giải các dạng bài tập phần Di truyền một cách chính xác.
II.1.2. Tính sáng tạo:
Trong chương trình Sinh học lớp 9 có đưa vào các kiến thức về Di truyền. Đây là phần kiến thức khó, ngoài việc phải nắm được các kiến thức cơ bản thì học sinh cần phải vận dụng lý thuyết vào giải các dạng bài tập liên quan, như vậy mới có thể củng cố và khắc sâu kiến thức. Mặt khác đây cũng chính là các dạng toán cơ bản để giúp học sinh có đủ cơ sở để lên học cấp THPT. Chính vì thế, tôi làm đề tài này nhằm giúp giáo viên có thêm thông tin về phương pháp giải các dạng toán cơ bản trong chương trình Sinh học ở bậc THCS để vận dụng vào việc dạy trên lớp, dạy học tự chọn cũng như dạy bồi dưỡng học sinh giỏi trong các nhà trường.
Đồng thời, thông qua các dạng bài tập khác nhau giúp học sinh hiểu sâu hơn những quy luật của Menđen, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt những kiến thức để tự lực giải quyết thành công những tình huống cụ thể khác nhau. Trong quá trình giải quyết các vấn đề, tình huống cụ thể do bài tập đề ra, học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp… để giải quyết vấn đề, từ đó giúp phát triển tư duy và sáng tạo, óc tưởng tượng, tính độc lập trong suy nghĩ, suy luận… góp phần tạo hứng thú học tập đối với môn Sinh học.
Sinh học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, yêu cầu học sinh học phải đi đôi với hành. Khi dạy học về kiến thức Sinh học, nhất là về các quy luật Di truyền của Menđen chúng ta không nên chỉ truyền đạt phần lý thuyết, học sinh chỉ học thuộc bài mà phải truyền đạt một cách khoa học, giúp học sinh nắm chắc kiến thức có tính quy luật, hiểu được bản chất của nó. Muốn vậy thì bài tập đối với phần Di truyền là bắt buộc.
Các tiết để giải bài tập trong SGK rất ít nên chỉ có rất ít bài tập được hướng dẫn học sinh giải, do đó, học sinh còn rất lúng túng khi gặp các dạng bài tập liên quan.
Kỹ năng giải bài tập của học sinh còn hạn chế, tư duy lôgic toán học, khả năng sáng tạo của học sinh còn yếu.
Một số bài tập:
1. Lai một cặp tính trạng.
1.1. Khái niệm
Là phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
1.2. Quy luật liên quan
Quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
1.3. Một số dạng bài tập và phương pháp giải
1.3.1. Dạng 1: Xác định kiểu gen, kiểu hình và tỉ lệ phân li về kiểu gen và kiểu hình ở F
Ở bài toán dạng này đề bài thường cho biết tính trội, lặn của tính trạng hay gen quy định tính trạng và kiểu hình của P, dạng này được gọi là bài toán thuận.
a. Cách giải:
+ Viết kí hiệu gen quy định tính trạng
+ Từ kiểu hình của P suy ra kiểu gen P
+ Viết sơ đồ lai từ P đến F theo yêu cầu của đề bài, qua đó xác định được tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở F.
b. Ví dụ:
Ở ruồi giấm, thân xám là trội hoàn toàn so với thân đen. Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Cho con đực thân xám thuần chủng giao phối với con cái thân đen, xác định tỉ lệ phân li về kiểu gen và kiểu hình ở F2.
Giải:
- Quy ước: gen B quy định thân xám, b thân đen.
P: ♀ Thân đen x ♂ Thân xám
bb BB
GP: b B
F1: Bb – Thân xám
F1 x F1: Bb x Bb
GF1: (1B: 1b), (1B: 1b)
F2: 1BB: 2Bb: 1bb
KH: 3 thân xám: 1 thân đen
1.3.2. Dạng 2: Xác định kiểu gen và kiểu hình của P
1.3.2.1. Đề bài cho biết P thuần chủng và sự phân li kiểu hình ở F2
a. Cách giải:
+ Dựa vào số liệu các kiểu hình suy ra tỉ lệ kiểu hình. Trường hợp đề bài cho tỉ lệ kiểu hình thì biện luận để suy ra kiểu gen và kiểu hình của P. Khi biện luận có thể dựa vào định luật hoặc căn cứ vào số tổ hợp kiểu hình.
+ Viết sơ đồ lai từ P đến F2
b. Ví dụ:
Khi cho giao phấn giữa 2 cây cà chua thuần chủng với nhau được F1, cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 gồm 1201 quả đỏ và 399 quả vàng.
- Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2
Cho 2 cây F2 giao phấn với nhau thì F3 thu được 50% quả đỏ và 50% quả vàng. Xác định kiểu gen và kiểu hình của 2 cây cà chua F2 đó.
Giải:
Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2: 1201: 399 = 3 quả đỏ: 1 quả vàng, mặt khác P thuần chủng, mặt khác P thuần chủng, vậy sự di truyền màu sắc quả bị chi phối bởi định luật phân li của Menđen, trong đó quả đỏ là tính trạng trội, còn quả vàng – lặn
Từ lập luận trên ta có sơ đồ lai sau:
P: Qủa đỏ x Qủa vàng
AA aa
GP: A a
F1: Aa: quả đỏ
F1 x F1: Aa x Aa
GF1: (1A: 1a) (1A: 1a)
F2: 1AA: 2Aa : 1 aa
3 quả đỏ : 1 quả vàng
- Từ tỉ lệ 1 quả đỏ: 1 quả vàng suy ra đây là kết quả của phép lai phân tích giữa cây quả đỏ dị hợp (Aa) và cây quả vàng (aa) ở F2. Vậy ta có sơ đồ lai:
F2: Qủa đỏ x Qủa vàng
Aa aa
GF2: (1A: 1a) a
F3: 1Aa : 1aa
Qủa đỏ : Qủa vàng
1.3.2.2. Đề bài cho biết tính trội, lặn và kiểu hình của F
a. Cách giải:
+ Dựa vào kiểu hình của F để biện luận và xác định kiểu gen, kiểu hình của P.
+ Viết sơ đồ lai từ P đến F.
b. Ví dụ:
Ở người mắt đen trội hoàn toàn so với mắt xanh. Gen quy định màu mắt nằm trên NST thường.
- P phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để các con sinh ra đều mắt đen?
- P phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh
Giải:
Con đều mắt đen, vậy trong kiểu gen của con ít nhất phải có 1 gen trội. Quy ước: D – mắt đen; d – mắt xanh. Từ đó suy ra kiểu gen và kiểu hình của P có những khả năng sau đây:
+ P: ♀ mắt đen x ♂ mắt đen
DD DD
GP: D D
F1: DD – 100% mắt đen
+ P: ♀ mắt đen x ♂ mắt đen
DD Dd
GP: D (1D : 1 d)
F1: 1DD : 1Dd – 100% mắt đen
+ P: ♀ mắt đen x ♂ mắt đen
Dd DD
F1 tương tự như trên
+ P: ♀ mắt đen x ♂ mắt xanh
DD dd
GP: D d
F1: Dd – 100% mắt đen
+ P: ♀ mắt xanh x ♂ mắt đen
dd DD
1.3.2.3. Đề bài cho biết kiểu hình của P và tính trạng do một gen quy định
a. Cách giải:
+ Dựa vào 1 phép lai để xác định tính chất trội, lặn của tính trạng
+ Viết sơ đồ lai dựa vào kết quả của phép lai.
b. Ví dụ:
Ở người mắt đen trội hoàn toàn so với mắt xanh Gen quy định màu mắt nằm trên NST thường.
P phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để các con sinh ra đều mắt đen?
Giải:
Con đều mắt đen, vậy trong kiểu gen của con ít nhất phải có 1 gen trội.
Quy ước: D: mắt đen : d mắt xanh. Từ đó suy ra kiểu gen và kiểu hình của P có những khả năng sau đây:
+ P: ♀ mắt đen x ♂ mắt đen
DD DD
GP: D D
F1: DD – 100% mắt đen
+ P: ♀ mắt đen x ♂ mắt đen
DD Dd
GP: D (1D: 1d)
F1: 1DD: 1Dd – 100% mắt đen
+ P: ♀ mắt đen x ♂ mắt đen
Dd DD
+ P: ♀ mắt đen x ♂ mắt xanh
DD dd
GP: D d
F1: Dd – 100% mắt đen.
+ P: ♀ mắt xanh x ♂ mắt đen
dd DD
2. Lai hai cặp tính trạng
2.1. Khái niệm
Là phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
2.2. Quy luật liên quan
Quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử
2.3. Một số dạng bài tập và phương pháp giải
2.3.1. Dạng 1: Xác định kiểu gen, kiểu hình, tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở F
Đề bài thường cho biết tính chất di truyền của mỗi loại tính trạng và kiểu hình của P.
a. Cách giải:
+ Từ kiểu hình của P suy ra kiểu gen
+ Viết sơ đồ lai từ P đến F.
b. Ví dụ:
Ở gà, cho rằng gen A quy định chân thấp, a – chân cao. BB – lông đen, Bb – lông đốm (trắng đen), bb – lông trắng. Mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thế
Cho nòi gà thuần chủng chân thấp, lông trắng giao phối với nòi gà chân cao, lông đen được F1. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau. Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở F2.
Giải:
P: Gà chân thấp, lông trắng x Gà chân cao, lông đen
AAbb aaBB
GP: Ab aB
F1: AaBb – Gà chân thấp, long đốm
F1 x F1: AaBb x AaBb
GF1: (AB: Ab : aB : ab) (AB: Ab : aB : ab)
F2:
Tỉ lệ kiểu gen: 1AABB: 2 AABb: 1 Aabb
2 AaBB: 4 AaBb: 2 Aabb
1 aaBB: 2 aaBB: 1 aabb
Tỉ lệ kiểu hình: 3 gà chân thấp, lông đen : 6 gà chân thấp, lông đốm
3 gà chân thấp, lông trắng : 2 gà chân cao, lông đốm
1 gà chân cao, lông đen : 1 gà chân cao, lông trắng
2.3.2. Dạng 2: Xác định kiểu gen của P khi biết P thuần chủng và tỉ lệ phân tính ở F2
a. Cách giải:
+ Xác định thành phần gen của F1 suy từ tỉ lệ phân tính của từng cặp tính trạng
+ Xác định sự phân li của các gen thông qua tỉ lệ phân tính của phép lai bằng tích của các tỉ lệ phân tính cơ bản của từng cặp tính trạng
+ Từ kiểu hình của P suy ra kiểu gen của nó và viết sơ đồ lai.
b. Ví dụ:
Khi cho lai hai giống cà chua thuần chủng quả màu đỏ, dạng quả bầu và quả màu vàng, dạng quả tròn được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thì ở F2 thu được 901 cây quả đỏ, tròn; 299 cây quả đỏ, bầu: 301 cây quả vàng, tròn: 103 quả vàng, bầu. Hãy xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai từ P đến F2
Giải:
Tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng ở F2:
Như vậy, màu sắc quả cũng như hình dạng quả đều bị chi phối bởi định luật phân li, trong đó các quả tròn và quả đỏ đều là các tính trạng trội.
Quy ước: A – quả đỏ; a – quả vàng
B – quả tròn; b – quả bầu
Từ những tỉ lệ phân tích trên suy ra F1: Aa x Aa
Bb x Bb
Như vậy F1 dị hợp tử về 2 cặp gen.
Tỉ lệ phân tích ở F2 là 9 cây quả đỏ tròn: 3 cây quả vàng tròn: 3 cây quả đỏ bầu: 1 cây quả vàng bầu = (3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng) (3 cây quả tròn : 1 cây quả bầu). Điều đó chứng tỏ các gen đã phân li độc lập. Vậy ta có sơ đồ lai:
P: Cây quả đỏ, bầu dục x Cây quả vàng, tròn
AAbb aaBB
GP: Ab aB
F1: AaBb – Cây quả đỏ, tròn
F1 x F1: AaBb x AaBb
GF1: (AB : Ab : Ab : ab), (AB : Ab : Ab : ab)
F2
♀
♂
|
AB
|
Ab
|
aB
|
ab
|
AB
|
AABB
|
AABb
|
AaBB
|
AaBb
|
Ab
|
AABb
|
Aabb
|
AaBb
|
Aabb
|
aB
|
AaBB
|
AaBb
|
aaBB
|
aaBb
|
Ab
|
AaBb
|
Aabb
|
aaBb
|
aabb
|
- Tỉ lệ kiểu gen: 1 AABB : 2 Aabb : 1 Aabb
2 AaBB : 4 AaBb : 2 Aabb
1 aaBB : 2 aaBb : 1 aabb
- Tỉ lệ kiểu hình: 9 cây quả đỏ tròn : 3 cây quả đỏ bầu :
3 cây quả vàng tròn : 1 cây quả vàng bầu
2.3.3. Dạng 3: Xác định kiểu gen, kiểu hình của P khi biết các gen chi phối các tính trạng và phân li độc lập
a. Cách giải:
+ Từ kiểu hình của F, đặc biệt là các tính trạng lặn, suy ra kiểu gen của nó, từ đó suy tiếp ra kiểu gen của P.
+ Viết sơ đồ lai từ P đến F.
b. Ví dụ:
Ở người, gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng; Gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt xanh. Các gen này nằm trên 2 cặp NST thường.
Bố mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có bốn khả năng: tóc xoăn, mắt đen; tóc xoăn, mắt xanh; tóc thẳng, mắt đen; tóc thẳng, mắt xanh.
Giải:
Con tóc thẳng, mắt xanh có kiểu gen là aabb, do đó nó phải nhận giao tử ab của bố và của mẹ, như vậy trong kiểu gen của bố và của mẹ tối thiểu phải mang gen a và b.
Với 4 kiểu hình khác nhau ở con phải được hình thành từ 4 tổ hợp giao tử khác nhau. Như vậy, có thể xảy ra các trường hợp là 1 bên P phải dị hợp tử về cả 2 cặp gen để cho 4 loại giao tử, còn 1 bên chỉ cho loại giao tử mang ab, hoặc mỗi bên P cho 2 loại giao tử, trong đó co ab và P dị hợp về 1 cặp gen khác nhau.
Căn cứ vào những lập luận trên ta có những sơ đồ lai sau:
+ P: Mẹ ♀ tóc xoăn, mắt đen x Bố ♂ tóc thẳng, mắt xanh
AaBb x aabb
GP : (AB : Ab : aB : ab) ab
F1 : AaBb : Aabb : aaBb : aabb
Tóc xoăn, mắt đen : Tóc xoăn, mắt xanh: tóc thẳng, mắt đen: tóc thẳng, mắt xanh
Hoặc ngược lại,
+ P: ♀ Mẹ tóc thẳng, mắt xanh x ♂ bố tóc xoăn, mắt đen
aabb AaBb
à Kết quả cũng tương tự như trên
+ P: ♀ Mẹ tóc xoăn, mắt xanh x ♂ bố tóc thẳng mắt đen
Aabb aaBb
GP: (Ab : ab) (aB ab)
F1: AaBb : Aabb : aaBb : aabb
Tóc xoăn, mắt đen : tóc xoăn, mắt xanh : tóc thẳng, mắt đen : tóc thẳng, mắt xanh
Ngược lại,
P: ♀ Mẹ tóc thẳng mắt đen x ♂ Bố tóc xoăn, mắt xanhw
aaBb Aabb
Kết quả cũng tương tự trên
2.3.4. Dạng 4: Xác định kiểu gen và kiểu hình của P khi biết tỉ lệ của một vài kiểu hình ở F.
a. Cách giải:
+ Từ tỉ lệ của một vài kiểu hình ở F suy ra tính chất di truyền của tính trạng về quy luật di truyền chi phối tính trạng
+ Xác định kiểu gen và kiểu hình có thể có của P, từ đó viết sơ đồ lai.
Ví dụ:
Khi lai hai giống thuần chủng của một loài thực vật được F1. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, ở F2 thu được 3202 cây trong đó có 1801 cây cao quả đỏ. Biết rằng các tính trạng tương ứng là cây thấp, quả vàng và di truyền theo quy luật trội hoàn toàn, không xảy ra hoán vị gen. Xác định kiểu gen và kiểu hình của P, viết sơ đồ lai từ P đến F2
Giải:
Tỉ lệ của cây cao, quả đỏ ở F2 là:
.
Từ đó suy ra cây cao, quả đỏ đều là các tính trạng trội và chúng bị chi phối bởi quy luật phân li độc lập. Quy ước: B – quả đỏ, b – quả vàng, A – cây cao, a – cây thấp.
Để F2 xuất hiện số tổ hợp bằng 16 thì P đồng hợp tử và khác nhau về những cặp gen alen, do đó kiểu gen và kiểu hình của P có 2 khả năng sau:
+ P: Cây cao, quả đỏ x Cây thấp, quả vàng
AABB aabb
+ P: Cây cao, quả vàng x Cây thấp, quả đỏ
AAbb aaBB
F1: Đều có kiểu gen và kiểu hình là AaBb – cây cao, quả đỏ.
F1 x F1 : AaBb x AaBb
GF1: (AB : Ab : aB : ab) (AB : Ab : aB : ab)
F2: 1 AABB : 2 AABb : 1 Aabb : 2 AaBb : 4 AaBb :
2 Aabb : 1 aaBB : 2 aaBb : 1 aabb
Tỉ lệ kiểu hình: 9 cây cao, quả đỏ : 3 cây cao, quả vàng
3 cây thấp, quả đỏ: 1 cây thấp, quả vàng.
II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng
1. Trong quá trình công tác giảng dạy bộ môn Sinh học lớp 9 phần Di truyền học, đặc biệt sau khi hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập phần Di truyền thì tiếp thu nhận thức của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt ở các mặt sau:
+ Học sinh dễ dàng giải các bài tập một cách nhanh chóng và chính xác.
+ Rèn luyện khả năng tư duy lôgic và kỹ năng tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống kiến thức tốt hơn.
2. Nội dung giải pháp trong sáng kiến có thể áp dụng và nhân rộng ra đối với hoạt động ôn thi vào 10 của đội ngũ giáo viên bậc THCS.
II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
a. Hiệu quả kinh tế: Có thể sử dụng nhiều phương pháp tổ chức dạy học khác nhau. Thay việc phải dùng sách giáo khoa bổ trợ khi làm bài tập bằng cách dùng tài liệu này như một phần đề cương môn học.
b. Hiệu quả về mặt xã hội:
- Hiệu quả lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy, là bước đệm cho việc thay đổi sách giáo khoa trong giai đoạn mới.
- Thu được nhiều lợi ích góp phần nâng cao phát triển toàn diện người học trong giai đoạn mới.
- Thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá được năng lực người học từ đó có biện pháp phù hợp khích lệ người học tiến bộ vươn lên.
- Qua việc đánh giá học sinh giúp người dạy điều chỉnh phương pháp, kĩ thuật tác động cho phù hợp, người học cũng biết mình còn thiếu những kiễn thức gì, cần bổ sung. Để kết quả giáo dục ngày càng tốt hơn.
c. Giá trị làm lợi khác: Là bước đệm cho việc thay sách giáo khoa trong giai đoạn 2021- 2022 của Bộ giáo dục đối với bậc THCS.
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(xác nhận)
(Ký tên, đóng dấu)
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
|
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
(Ký tên)
Lê Thị Thanh Mát
|
Mục lục
|
Trang
|
I. Mô tả giải pháp đã biết....………………………………………
|
1
|
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến..................….
|
2
|
II.0. Nội dung giải pháp đề xuất.......…………………………......
|
2
|
II.1. Tính mới, tính sáng tạo....…………………………................
|
3
|
II.1.1. Tính mới ................... ……………………………………..
|
3
|
II.1.2. Tính sáng tạo... …………………………………………...
|
3
|
* Một số bài tập............................. ………………………………
|
4
|
II.2. Khả năng áp dụng nhân rộng ……………………………...
|
10
|
II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp..………….
|
11
|
a. Hiệu quả kinh tế................................................. ………………
|
11
|
b. Hiệu quả về mặt xã hội...... ……………………………………
|
11
|
c. Giá trị làm lợi khác................................………………………..
|
11
|