MỤC LỤC
Nội dung
|
Trang
|
I. Mở đầu
|
|
1. Tính cấp thiết
|
1
|
2. Mục tiêu
|
2
|
3. Đối tượng và phương pháp thực hiện
|
3
|
II. Nội dung
|
|
1. Cơ sở lí luận
|
3
|
2. Thực trạng
|
5
|
3. Các biện pháp thực hiện
|
5
|
4. Thực nghiệm sư phạm
|
6
|
III. Kết luận và khuyến nghị
|
|
1. Ưu điểm và hạn chế
|
6
|
2. Phương hướng khắc phục hạn chế
|
7
|
3. Khả năng triển khai và nhân rộng
|
7
|
IV. Tài liệu tham khảo
|
8
|
I. Mở đầu
1. Tính cấp thiết
Nghị quyết số 29/- NQ/TW đã chỉ rõ: " Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học". Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học được diễn ra ở trong các nhà trường, các môn học….nhằm phát huy tối đa năng lực và phẩm chất của người học. Có nhiều phương pháp dạy học tích cực được áp dụng như: phương pháp bàn tay nặn bột, phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp thuyết trình……trong đó có phương pháp trò chơi.
Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9) là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Đây là thời kỳ đánh dấu sự thay đổi về hàng loạt các yếu tố tâm sinh lý ở học sinh, với sự phát triển mạnh mẽ về chiều cao và thể lực, sự thay đổi về tỉ lệ cơ thể, sự phát triển năng lực nhận thức, tư duy và khả năng hình thành các mối quan hệ giao tiếp xã hội. Để giúp các em có được những tri thức khoa học đúng đắn, có được những kĩ năng thành thạo, có phẩm chất đạo đức tốt….thì nhà trường, gia đình, xã hội …đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt là giáo dục trong nhà trường đóng vai trò là " chìa khóa vàng " giúp học sinh thành công. Thông qua việc giảng dạy và giáo dục của thầy cô giáo, các trò sẽ lĩnh hội được tri thức, bồi đắp thêm nhiều phẩm chất tốt đẹp và dần hình thành những kĩ năng. Nhận thức được sứ mệnh này, mỗi thầy cô giáo cần tích cực nghiên cứu, tìm tòi để có nhiều sáng tạo trong dạy học. Riêng cá nhân tôi, đã sử dụng đa dạng và linh hoạt phương pháp trò chơi trong các tiết học nhằm giúp người học đạt được những kết quả như mong muốn.
2. Mục tiêu
Giúp cho các giáo viên có kĩ năng tốt nhất trong việc tổ chức các hoạt động trò chơi học tập để dạy học sinh trong các môn học, trong các bài học. Có kĩ năng tổ chức các hình thức trò chơi học tập cho phù hợp với từng nội dung, phân môn, từng thời điểm trong giờ học. Thông qua trò chơi, giáo sẽ sẽ tạo ra được không khí vui vẻ cho giờ dạy, đưa được nhiều vấn đề cuộc sống vào trong bài học làm cho kiến thức trong bài trở nên gần gũi, dễ nhớ, dễ học với học trò.
Hoạt động học tập là trò chơi giúp học sinh tiếp thu và hiểu bài tốt hơn; đồng thời cũng hình thành cho các em một số kĩ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động tương tác giữa các cá nhân trong lớp, kĩ năng xử lí thông tin nhanh chóng….. Đối với học sinh, vui chơi là một trong những nhân tố quan trọng làm cho tinh thần học sinh thêm thoải mái, giúp giờ học thêm hấp dẫn. Với nhiều trò chơi khác nhau như: đuổi hình bắt chữ, ai thông minh hơn, ai nhanh tay hơn….. sẽ giúp học sinh “ học mà chơi, chơi mà học”. Học sinh thêm hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt hơn. Cùng với các hình thức khác, trò chơi học tập là phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo và năng động của học sinh; giúp các trò phát triển toàn diện về: đạo đức, trí tuệ …Bên cạnh đó, nó còn giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học phổ thông. Giúp học sinh thực hiện được 4 trụ cột của giáo dục: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. Từ đó, xây dựng và hình thành những kĩ năng sống cho mình phù hợp trong đời sống hàng ngày, giúp các em phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
3. Đối tượng và phương pháp thực hiện
3.1. Đối tượng: Là học sinh THCS
3.2. Phương pháp thực hiện
*Quy trình thực hiện trò chơi
- Xác định mục tiêu: trò chơi được tổ chứ nhằm mục tiêu gì? Trò chơi đó gắn với nội dung nào trong bài học? ….
- Lựa chọn trò chơi: Trò chơi diễn ra vào thời điểm nào trong giờ học; thời gian chơi bao lâu?....
- Thiết kế trò chơi
- Tiến hành trò chơi
- Đánh giá kết quả
- Điều chỉnh thời gian
* Tổ chức trò chơi ở trên lớp
- Giới thiệu trò chơi: ngắn gọn, cụ thể
- Thực hiện trò chơi: nhanh gọn, quyết đoán…
- Tổng kết: tuyên dương, khen ngợi, khích lệ…
II. Nội dung
1. Cơ sở lí luận
1.1. Cơ sở về tâm lý, sinh lý của học sinh.
- Lứa tuổi học sinh THCS (thiếu niên) là một giai đoạn chuyển tiếp trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, cho thấy nội dung cơ bản và sự khác biệt về mọi mặt của cơ thể. Trong tuổi này, các bạn dễ bị tác động từ nhiều yếu tố khác nhau, đôi lúc không kìm nén được cảm xúc nên thường có hành vi nổi loạn….Các em không còn là trẻ con nữa nhưng cũng chưa bước vào giai đoạn trưởng thành. Tâm lí các em đa phần là thích được khen, thích tự khẳng định mình, thích chứng tỏ mình cũng có vai trò quan trọng trong gia đình, nhà trường…Bên cạnh việc học tập, các em mong muốn được tham gia vui chơi, tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế để thỏa sức khám phá. Vì vậy, các trò chơi học tập sẽ giúp các em không chỉ lĩnh hội được kiến thức mà còn nuôi dưỡng trong tâm hồn các em nhiều đức tính tốt đẹp.
1.2. Cơ sở về quan hệ hợp tác trong xã hội.
Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế; hợp tác quốc tế là vấn đề tất yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường. Học sinh hiện nay sẽ là những chủ nhân của nước nhà trong tương lai. Vì thế trong trường học cần tạo và hình thành cho các em thói quen, kĩ năng làm việc theo nhóm, làm theo dự án, làm theo mô hình….Do đó, việc tổ chức dạy học trò chơi học tập sẽ rèn luyện tính tự chủ và sáng tạo của học sinh: có những hoạt động học sinh tự làm sẽ tạo ra cơ hội để học sinh phát huy tính sáng tạo cá nhân; có những hoạt động các em cần hợp tác với các bạn trong nhóm để thực hiện. Thông qua đó, các em được rèn luyện tính đoàn kết, tinh thần hợp tác, ý thức giải quyết công việc tốt hơn….
1. 3. Cơ sở về đổi mới phương pháp dạy học ở THCS
Nếu như giáo dục truyền thống chỉ chú ý đến truyền thụ tri thức thuần túy thì giáo dục trong giai đoạn ngày nay lại tập trung tới việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, độc lập của học sinh. Qua đó, giúp học sinh tự phát hiện, tự giải quyết các vấn đề của bài học; tự chiếm lĩnh kiến thức và biết vận dụng chúng để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình học. Việc tổ chức trò chơi học tập cho phép các cá nhân trong lớp cùng thảo luận, nghiên cứu, chia sẻ những băn khoăn, suy nghĩ, kinh nghiệm của mình, cùng nhau xây dựng nhận thức mới về các nội dung môn học. Khi hoạt động trong việc chơi, mỗi cá nhân thấy được: điều mình đã biết, điều mình cần phải học hỏi thêm về các nội dung của bài học.
1.4. Cơ sở về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Để thực hiện tốt các nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông hiện nay thì việc tổ chức các trò chơi học tập rất cần thiết. Nó góp phần hình thành các kĩ năng sống cho học sinh, rèn luyện về đạo đức, ý thức trách nhiệm; giúp các em trở thành con người ngày càng hoàn thiện hơn biết tiếp cận các kĩ năng sống trong việc học đó là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình, học để cùng chung sống
2. Thực trạng
2.1. Thuận lợi
- Nhà trường luôn được các cấp, các ngành quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ kịp thời về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học…
- Chương trình giáo dục của nhà trường được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục của giáo viên và tổ chuyên môn đảm bảo bám sát nội dung chương trình hiện hành ( khối 7,8,9) và chương trình giáo dục phổ thông 2018 ( khối 6). Các hoạt động giảng dạy của thầy và trò luôn được ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn quan tâm và chỉ đạo kịp thời, sát tình hình thực tế.
- Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối hoàn thiện, có đủ các phòng học và phòng chức năng; có đầy đủ trang thiết bị: ti vi, bảng phụ….đảm bảo cho việc dạy của thầy và việc học của trò.
- Học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập tương đối tốt; đã xác định được đún mục tiêu học tập, luôn có ý thức phấn đấu. vươn lên; tham gia tích cực vào các phong trào hoạt động của nhà trường và lớp học.
- Phụ huynh học sinh luôn quan tâm, ủng hộ các phong trào, hoạt động của nhà trường; kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quản lí và giáo dục học sinh.
2.2. Khó khăn
- Trường học được xây dựng từ năm 2002; sau 19 năm sử dụng nay có nhiều hạng mục đã xuống cấp; nhiều đồ dùng, thiết bị không đảm bảo không đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Một bộ phận không nhỏ học sinh thuộc diện gia đình khó khăn ( cận nghèo, nghèo ); học sinh có hoàn cảnh đặc biệt ( bố mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông bà, bố mẹ li hôn, bố mẹ mắc bệnh nặng….) nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập và rèn luyện của học sinh.
- Phụ huynh đi làm ca tại các nhà máy, xí nghiệp nên thời gian gần gũi, quản lí học sinh còn hạn chế; phương pháp giáo dục trẻ tại gia đình chưa khoa học nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc học của học sinh.
3. Các biện pháp thực hiện
- Nhà trường cần tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò.
- Giáo viên cần xây dựng cụ thể kế hoạch giáo dục; cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học; tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin; sử dụng thành thạo và linh hoạt các trang web, phần mềm dạy học…Cần nghiên cứu và thiết kế đa dạng các trò chơi học tập; vận dụng linh hoạt vào trong các hoạt động của giờ dạy để lôi cuốn, hấp dẫn học sinh.
- Học sinh cần chăm chỉ học tập, chú ý nghe giảng. Mỗi trò cần tự giác học bài và làm bài ở nhà; cần tích cực sử dụng mạng internet, báo chí….để sưu tầm tư liệu học tập; tích cực tham gia các trò chơi học tập do thầy cô tổ chức.
4. Thực nghiệm sư phạm
- Giáo viên đã tiến hành các trò chơi học tập tại lớp 9A trong các giờ dạy Địa lí. Thông qua, hoạt động này tôi nhận được kết quả như sau:
+ Bản thân giáo viên đổi mới được tư duy cách nghĩ, cách làm; luôn chủ động, sáng tạo trong dạy học; trình độ công nghệ thông tin được nâng cao đáp ứng được yêu cầu giảng dạy trong thời đại mới.
+ Học sinh yêu thích môn học hơn; các em tham gia hoạt động học tập sôi nổi, hào hứng; bài học của các em trở nên gần gũi, dễ hiểu, dễ học, dễ nhớ…
+ Học sinh được rèn nhiều kĩ năng: tìm kiếm, xử lí thông tin, biết làm việc nhanh chóng, khẩn trương; có ý thức nghiêm túc, đúng mực khi tham gia các trò chơi.
III. Kết luận và khuyến nghị
1. Nêu ưu điểm và hạn chế của biện pháp
* Ưu điểm
- Tổ chức trò chơi học tập là một phương pháp dạy học mới. Đó là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Với hình thức này học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, giúp các em trau dồi, lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
- Thông qua các trò chơi, học sinh có cơ hội được sử dụng các kiến thức kỹ năng mà các em được lĩnh hội và rèn luyện; đem đến cho các em sự vui tươi, nhanh nhẹn, cởi mở; làm cho không khí lớp học sôi nổi, hào hứng, kích thích sự hứng thú của học sinh.
- Phát triển các năng lực của người học: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, giao tiếp….Nó còn rèn cho học sinh tính năng động, trung thực, đoàn kết, tự học…
- Thể hiện sự đam mê, nhiệt huyết, yêu nghề của giáo viên. Khi tổ chức trò chơi học tập, giáo viên sẽ có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo của học sinh trong học tập.
* Hạn chế của biện pháp
- Khi học sinh tham gia các trò chơi học tập thì thường cổ vũ, reo hò….=> tạo ra tiếng ồn làm ảnh hưởng đến các lớp xung quanh.
- Ý tưởng thiết kế các trò chơi chưa phong phú
- Cơ sở vật chất kĩ thuật, thiết bị, đồ dùng học tập còn thiếu chưa đảm bảo cho một số trò chơi học tập của học sinh.
2. Phương hướng khắc phục các hạn chế
- Trước khi tổ chức các trò chơi học tập: Giáo viên cần phổ biến quy định rõ ràng; yêu cầu các em tham gia trò chơi tích cực nhưng không tự ý đi lại tự do trong lớp; không gào thét to. Nếu gây ồn ào sẽ bị trừ điểm thi đua hoặc mất quyền tham gia trò chơi….
- Cần tích cực học hỏi đồng nghiệp; tự học trên các trang web; tự nghiên cứu để thiết kế được nhiều trò chơi hay, hấp dẫn, phù hợp với học sinh.
- Nhà trường cần trang bị cơ sở vật chất phòng học tốt hơn như bàn ghế học sinh cho tiện khi tổ chức hoạt động nhóm chơi mang tính cơ động hơn.
- Khuyến khích những giáo viên có những sáng kiến kinh nghiệm trong thực tiễn giảng dạy, tổ chức các tiết hội giảng, thao giảng để giáo viên tham khảo học hỏi lẫn nhau trong lĩnh vực chuyên môn.
3. Khả năng triển khai rộng rãi biện pháp
- Trò chơi học tập có vai trò quan trọng trong việc hình thành tư duy và rèn luyện các kĩ năng, bồi đắp phẩm chất tốt đẹp cho học sinh nên cần được sử dụng rộng rãi trong nhà trường ở các môn học, giờ học…
- Cá nhân tôi, đã sử dụng phướng pháp này trong các giờ dạy môn Ngữ văn 6 và Địa lí 9. Có trò chơi tôi sử dụng trong hoạt động mở đầu, cũng có trò chơi tôi sử dụng trong hoạt động hình thành kiến thức hoặc luyện tập. Sau một thời gian tích cực sử dụng, tôi nhận thấy:
+ Cá nhân tôi đã nâng cao được công nghệ thông tin, các trang web, các phần mềm dạy học được tôi khai thác và sử dụng hữu hiệu hơn. Tôi có thêm nhiều ý tưởng mới để thiết kế các trò chơi học tập cho ngày một hay hơn, thiết thực hơn….
+ Học sinh: học bài một cách tự giác hơn; thấy yêu môn học, yêu cô giáo; một số kĩ năng của các em được nâng lên đáng kể; tinh thần học hỏi, sáng tạo của học sinh tiến bộ rõ rệt…
Vì vậy, tôi mong muốn phương pháp này được triển khai và áp dụng rộng rãi trong các trường học, môn học để phát huy hơn nữa năng lực của học trò, để hiệu quả giáo dục ngày một tốt hơn.
IV. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Dược ( Tổng chủ biên ), Đỗ Thị minh Đức ( chủ biên ), Vũ Như Vân, Phạm Thị Sen, Phí Công Việt, Sách giáo khoa Địa lí 9, NXB Giáo dục, 2005.
2. Nguyễn Minh Tuệ, Bùi Thị Nhiệm, Lê Mỹ Dung, Hướng dẫn thực hành và làm bài tập Địa lí 9, NXB ĐHSP, 2012.
3. Đỗ Thị Minh Đức, Ngô Đạt Tam, Lê Thị Hồng Loan, Tập bản đồ Địa lí 9, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020.
4. Phạm Văn Đồng, Giải bài tập Địa lí 9, NXB TP Hồ Chí Minh, 2020.
5. Nguyễn Đức Vũ, Kĩ năng trả lời câu hỏi và bài tập Địa lí 9, NXB ĐHSP, 2020.
6. Anh Hoa, Thấu hiểu tâm lí học đường, NXB Dân trí, 2020.
7. Nguyễn Quang Uẩn, Giáo trình tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB ĐHSP, 2020.
8. Đinh Văn Đức, Học tập theo dự án định hướng phát triển năng lực học sinh, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020.
9. Nguyễn Hữu Long, Trò chơi sinh hoạt tập thể, NXB Dân trí, 2020.
V. Phụ lục
1. Trò chơi: Ai nhanh hơn
* Sử dụng trong bài dạy: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam ( Địa lí 9 )
2. Trò chơi Đuổi hình bắt chữ
* Sử dụng trong bài dạy: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ( Địa lí 9 )
3. Trò chơi Hướng dẫn viên tài ba
* Sử dụng ở bài dạy: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ( tiếp theo - Địa lí 9 )
4. Trò chơi Rung chuông vàng
* Sử dụng ở bài dạy: Vùng Đồng bằng sông Hồng ( Địa lí 9 )
5. Trò chơi Ô chữ
* Sử dụng ở bài dạy: Vùng Đồng bằng sông Hồng ( tiếp theo - Địa lí 9 )