BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
“ Dạy học theo hướng tích hợp liên môm để tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian nhằm tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng bài vẽ tranh đề tài trò chơi dân gian trong chương trình Mĩ thuật 7 cấp THCS.”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Áp dụng cho dạy phân môn vẽ tranh lớp 7: Tranh dân gian Việt Nam
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền
Sinh Ngày: 15/01/1980
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THCS An Thắng, An Lão, Hải phòng.
Điện thoại DĐ: 0379778803.
4. Đồng tác giả: Không.
5. Đơn vị áp dụng Sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THCS An Thắng.
Địa chỉ : xã An Thắng, An Lão, Hải phòng.
Điện thoại: 031872415
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
Ở Việt Nam hiện nay vấn đề đổi mới giáo dục là một vấn đề then chốt để phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện. Một trong những môn học góp phần không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp giáo dục tích hợp liên môn các môn học ở trong nhà trường phổ thông đó là môn Mỹ thuật. Môn Mỹ thuật góp phần quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Tuy nhiên học sinh thường học những môn toán, văn, ngoại ngữ...phục vụ cho việc thi vào cấp 3, chưa hiểu biết được tầm quan trọng của môn Mỹ thuật áp dụng vào cuộc sống, chỉ coi đây là môn học bắt buộc trong trường học mà họ không nghĩ đến hiệu quả rất cao của môn học Mỹ thuật mang lại đó là sự phát triển tư duy trí tuệ và thẩm mĩ của học sinh để học tốt các môn học khác, khơi gợi cảm xúc tình cảm của con người đối với thiên nhiên với những giá trị văn hóa nghệ thuật của nhân loại.
Với đề tài vẽ tranh mỹ thuật lớp 7: Tranh dân gian Việt Nam Trong số đó vẽ tranh là phân môn gây cho học sinh nhiều hứng thú nhất bởi các em có thể tự do sáng tác tranh theo ý tưởng của mình. Tuy nhiên trong chương trình Mĩ thuật 7 có đề tài gây khó khăn cho học sinh khi thể hiện đó là đề tài vẽ tranh trò chơi dân gian.
Sở dĩ đây là đề tài gây cho các em rất nhiều khó khăn là vì:
Ngày xưa khi KHCN còn chưa phát triển những trò chơi dân gian truyền thống như nhảy dây, đấu vật, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, đánh khăng, đánh đáo…là những lựa chọn hàng đầu cho thời niên thiếu. Những trò chơi này giúp các em có những phút thư giãn vui vẻ thật lành mạnh và bổ ích. Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của KHKT, công nghệ thông tin được ứng dụng ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực. Đi song song với mặt tích cực của KHCN đó là những mặt trái không thể không đề cập đến. Việc những quán nét mọc lên như nấm làm cho học sinh quên dần đi các trò chơi dân gian lành mạnh truyền thống, mà thay vào đó là những trò chơi đầy bạo lực, đâm chém, chết chóc. Nhắc đến các trò chơi dân gian các em không thể hình dung nổi hình thức chơi của nó như thế nào, cách chơi ra sao. Vậy thì khi tiến hành vẽ tranh đề tài trò chơi dân gian làm sao các em có thể tự tin thể hiện ý tưởng của mình?
Đứng trước tình trạng đó nhiều giáo viên cũng đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học để giúp các em hiểu rõ hơn về các trò chơi dân gian từ đó thể hiện được chúng trên trang vẽ, Nên tôi mạnh dạn đưa vào phương pháp dạy hoc mới :
“ Dạy học theo hướng tích hợp liên môn để tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian nhằm tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng bài vẽ tranh đề tài trò chơi dân gian trong chương trình Mĩ thuật 7 cấp THCS.” trong năm học 2021-2022.
* Ưu điểm của các giải pháp đã biết ở trên:
- Sau tiết học, các em sẽ nhớ lại kiến thức của nhiều môn học có liên quan trong bài như: Kiến thức về lịch sử, ngữ văn, âm nhạc,...điều đó giúp các em củng cố và hoàn thiện vốn kiến thức THCS của mình.
Giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Và đặc biệt là học sinh có tấm lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc. Về phía giáo viên dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay.
* Tồn tại và hạn chế:
Học sinh thường học những môn toán, văn, ngoại ngữ...phục vụ cho việc thi vào cấp 3, chưa hiểu biết được tầm quan trọng của môn Mỹ thuật áp dụng vào cuộc sống, chỉ coi đây là môn học bắt buộc trong trường học mà họ không nghĩ đến hiệu quả rất cao của môn học Mỹ thuật mang lại đó là sự phát triển tư duy trí tuệ của học sinh để học tốt các môn học khác, khơi gợi cảm xúc tình cảm của con người đối với thiên nhiên với những giá trị văn hóa của nhân loại.
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN:
1. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất.
Với đề tài tranh dân gian Việt Nam Mỹ thuật 7 các em có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc qua các trò chơi dân gian ở các vùng, miền, các dân tộc khác nhau, càng thêm yêu quê hương đất nước.
Giải pháp 1: Giáo viên chỉ dùng phương pháp vấn đáp với hệ thống câu hỏi hỏi về những trò chơi dân gian. Học sinh trả lời theo hiểu biết của mình.
Ưu điểm: Nhiều học sinh trả lời được tên các trò chơi dân gian (nhưng chỉ trả lời được từ 2-> 3 trò chơi).
Tồn tại, nguyên nhân: Các em chỉ trả lời được tên các trò chơi dân gian qua việc nghe nhắc đến từ người khác mà không hiểu bản chất của các trò chơi là gì? Không biết yêu cầu và hình thức chơi ra sao nên khi vẽ các em không biết thể hiện nó như thế nào.
Giải pháp 2: Có nhiều giáo viên tích cực hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Họ ứng dụng CNTT vào dạy học. Giáo viên cho học sinh xem các đoạn video về các trò chơi dân gian. Sau đó sử dụng hệ thống câu hỏi để khai thác kiến thức về các trò chơi dân gian. Qua đó các em tái hiện lại chúng trên trang vẽ.
Ưu điểm: Với giải pháp này các em được xem các trò chơi dân gian nên biết yêu cầu và hình thức chơi của chúng từ đó thể hiện được đúng các trò chơi dân gian.
Tồn tại, nguyên nhân: Tuy nhiên, do các em chỉ được quan sát, không được trực tiếp chơi nên không cảm nhận được chúng. Do đó tranh vẽ của các em thường không có “hồn”. Không gửi gắm được tình cảm của các em trong trang vẽ của mình. Chất lượng bài vẽ là không cao.
Cách dạy học truyền thống không đủ dáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo hiện nay, còn bộc lộ nhiều tồn tại.
Giáo viên là người chịu trách nhiệm chính về thành công và chất lượng bài bài giảng.
Học sinh chỉ tiếp thu kiến thức kinh nghiệm của giáo viên mà không có cơ hội thể hiện vốn kiến thức, kinh nghiệm sống của mình để xây dựng bài
Đứng trước thực trạng những giải pháp mà tôi đề cập ở trên tôi luôn trăn trở để tìm ra những biên pháp tối ưu nhất trong việc dạy học sinh lớp 7 tiết vẽ tranh:
“Đề tài trò chơi dân gian” để có hiệu quả cao nhất. Cuối cùng tôi cũng tìm ra được một giải pháp. Giải pháp này đã được tôi áp dụng trong năm học 2016-2017 và đạt được hiệu quả rất khả quan.
Giải pháp mà tôi đưa ra ở đây đó là ngoài việc cho học sinh quan sát các video về các trò chơi dân gian tôi còn tổ chức cho học sinh trực tiếp chơi các trò chơi dân gian trong tiết vẽ tranh đề tài trò chơi dân gian (Mĩ thuật 7). Việc làm này tạo cho các em rất nhiều hứng thú. Các em hiểu rõ nội dung, hình thức của các trò chơi, đồng thời cảm nhận được chúng. Từ đó biểu cảm chúng trên trang vẽ. bài vẽ của các em được “thổi hồn”. Chất lượng bài vẽ được tăng lên rõ rệt.
Tuy nhiên để có một tiết dạy vẽ tranh đề tài trò chơi dân gian có kết quả như mong muốn công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh là rất quan trọng.
+ Về phía học sinh: Tôi chia nhóm yêu cầu học sinh về sưu tầm trước nội dung và hình thức các trò chơi dân gian. Tập chơi những trò chơi dân gian mà các em sưu tầm được. Tôi thấy các em rất hứng thú và sưu tầm và chơi được rất nhiều các trò chơi dân gian của Việt Nam.
+ Về phía giáo viên: Trước hết: Tôi dành thời gian để nghiên cứu kĩ bài.
Sau đó sưu tầm những đoạn video về những trò chơi dân gian. Tôi tìm các đoạn video trên các trang mạng youtube là chủ yếu. Các video mà tôi sưu tầm được tôi không sử dụng ngay bởi các đoạn vi deo này thường rất dài. Trong phạm vi thời gian có hạn không cho phép sử dụng hết được nên tôi phải thực hiện thêm một khâu đó là khâu cắt đoạn video. Tôi lựa chọn đoạn nào phù hợp với nội dung bài học thì sử dụng phần mềm cắt đoạn(tải về từ các trang mạng) tiến hành cắt để đạt được một đoạn video theo ý muồn.
Kế tiếp là thiết kế giáo án điện tử trên powerpoint. Tôi chèn các đoạn video vào ngay đầu giáo án với mục đích là dùng nó vừa là để giới thiệu vào bài vừa là để khai thác nội dung kiến thức. (Cách chèn video: Xác định slide cần chèn video ->Vào thanh công cụ Insert -> kích vào movies and sounds -> Movie from file ( mở file chứa nguồn) -> Chọn video cần chèn -> OK -> Hiện ra một cửa sổ -> Chọn Automatically(video sẽ chạy ngay khi chiếu slide) hoặc when clicked(Video chỉ chạy khi click chuột). Các slide còn lại tôi tiến hành soạn bình thường.
Khâu trên lớp, Tôi cho học sinh quan sát các đoạn video về các trò chơi dân gian Việt Nam, sử dụng hệ thống câu hỏi để vào bài. Sau đó chia nhóm cho các nhóm trải nghiệm trực tiếp chơi các trò chơi. Kế tiếp giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để khai thác nội dung kiến thức và cảm xúc của các em với trò chơi, giúp các em tìm chọn nội dung để thể hiện đề tài.
Giáo viên thường xuyên động viên giúp đỡ học sinh xây dựng bố cục, sử dụng màu vẽ để bức tranh của các em có bố cục đẹp, màu sắc sáng tạo. Giáo viên phân tích kỹ cho học sinh về các mảng chính, mảng phụ trong từng bức tranh để các em bước đầu cảm nhận được cái đẹp, tính sáng tạo trong tranh vẽ.
- Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau:
+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp .
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em.
+ Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong quá trình lên lớp.
+ Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ.
+ Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em.
+ Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè.
- Điều quan trọng là phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạ…
- Cùng với nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các đối tượng này.
- Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi, những buổi nói chuyện ngoại khoá hoặc gần gũi nhất ngay trong tiết học chính khoá.
Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt.
Trong giờ dạy giáo viên cần tạo cho các em tâm thế thoải mái, không gây sức ép nặng nề đối với học sinh bằng những lời trách phạt, phê bình mà giáo viên tập cho các em biết phê và tự phê. Trong mỗi tiết dạy, giáo viên cho học sinh tự sáng tạo, tự xây dựng bài vẽ của mình nhận xét bài vẽ của bạn.
2. Các bước giải quyết vấn đề
2.1. Hình thức tổ chức
+ Dạy học theo tiết học .
+ Tích hợp trong các tiết học chính khóa
+ Thời gian thực hiện :1 tiết.
2.2. Phương pháp dạy học :
+ Vận dụng linh hoạt kết hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
+ Dạy học theo phương pháp gợi mở nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
+ Ứng dụng CNTT và phương tiện dạy học
+ Phương pháp dạy học hợp tác nhóm
+ Phương pháp củng cố, luyện tập
+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá
2.3: Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên : Chuẩn bị đầy đủ thiết bị dạy học
+ Máy chiếu
+Bảng phụ
- Học sinh : + Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu cho tiết học.
+ Chuẩn bị đầy đủ giấy, màu, tranh ảnh, tư liệu… vận dụng vào kiến thức bài học.
2.4. Minh họa 1 hoạt động cụ thể
Hoạt động : Tìm và chọn nội dung đề tài
Tích hợp môn ngữ văn , môm lịch sử, môm âm nhạc...
Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh về trò chơi dân gian, trên maý chiếu, trong sách giáo khoa và qua thực tế…
Cảm nhận của học sinh khi xem những hình ảnh trên ?
Kể tên các trò chơi dân gian mà em biết ?
GV Chia nhóm cho học sinh qua sự phân việc của giáo viên và sự chuẩn bị của học sinh từ tiết trước
* Chuẩn bị của học sinh
Học sinh nhận nội dung thảo luận về luật chơi, trang phục và cách chơi của các trò chơi sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu về trò chơi nhảy dây
Nhóm 2: Tìm hiểu về trò chơi đu quay.
Nhóm 3: Tìm hiểu về trò chơi chơi ô ăn quan,
Nhóm 4: Tìm hiểu về trò chơi chơi chuyền.
- Các nhóm cử thư kí ghi chép.
- Sưu tầm tranh ảnh tư liệu về các trò chơi trên.
* Trình bày kết quả
+ Từng nhóm 1,2,3,4 trình bày nội dung tìm hiểu của mình lần lượt về nội dung tìm hiểu.
+ Các nhóm khác nhận xét
+ Giáo viên đánh giá phần chuẩn bị và trình bày của các nhóm
+ Giáo viên kết luận chung
- Hoạt động kiểm tra, đánh giá
Giáo viên yêu cầu các nhóm:
- Trình bày sản phẩm
- Tự đánh giá
+ Học sinh nhận xét về sự tham gia của các bạn trong nhóm
+ Học sinh nhận xét, đánh giá về hoạt động của các nhóm
Giáo viên nhận xét, đánh giá :
+ Kiểm tra, củng cố kiến thức sau nội dung bài học
+ Tập hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá kết quả thực hành
+ Nhận xét đánh giá các nhóm về: Tiến độ thực hiện, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, biểu đạt tiếp thu thông tin, sự sáng tạo, hợp tác trong công việc…
+ Nhận xét đánh giá kết quả học sinh theo nhóm hoặc cá nhân. Khen ngợi, khuyến khích, đánh giá mức hoàn thành tốt đối với những nhóm cá nhân có tinh thần học tập tốt, hăng hái, có ý tưởng sáng tạo.
Giáo viên lưu ý:
- Đánh giá cần dựa trên năng lực của người học
- Cần tạo điều kiện để học sinh tham gia đánh giá kết quả học tập của các học sinh khác trong nhóm, trong lớp và tự đánh giá bản thân.
- Hoạt động học tập, sáng tạo nghệ thuật nhằm khơi dậy tiềm năng người học, hướng người học phát huy được khả năng của mình . Vì vậy cần thực hiện đánh giá trên tinh thần động viên, khích lệ là chính.
- Giáo viên theo dõi quá trình tham gia học tập của học sinh để thực hiện đánh giá các năng lực ( năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực cảm thụ thẩm mĩ…).
2.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
- Sản phẩm sưu tầm của nhóm.
- Vẽ tranh theo đề tài xây dựng đất nước hòa bình.
- Viết bài cảm thụ về một bức tranh của một họa sĩ yêu thích.
- Liên hệ với bản thân để nâng cao khả năng về mỹ thuật và vận dụng trong thực hành mỹ thuật.
à Kết quả: - Học sinh hiểu bài, chất lượng sản phẩm nhóm sưu tầm tốt.
- Học sinh phân tích được một cách cơ bản về chất liệu sáng tác tranh, một số tác giả tiêu biểu và nội dung các bức tranh, bố cục, đường nét, màu sắc và cảm nhận của mình về các tác phẩm.
- Học sinh vẽ được tranh theo ý thích, thể hiện những hiểu biết của các em về nhiều lĩnh vực như: Âm nhạc, Lịch sử, Văn học, Vật Lý,,...dạy học theo hướng tích hợp liên môn trong bài thường thức Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
II.1. Tính mới, tính sáng tạo.
Với vai trò là một giáo viên có nhiều năm giảng dạy môn Mĩ thuật ở trường THCS, tôi đã, đang và sẽ luôn vận dụng những kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết được trong nhiều năm học qua. Mục đích của đề tài là giúp chúng ta có được những kinh nghiệm để hoàn thành tốt công tác giáo dục cho học sinh,chuẩn bị hành trang vững chắc để các em tự tin bước vào đời là những công dân có ích.
II.1.1 Tính mới
Dạy học theo hướng tích hợp liên môn tranh dân gian Việt Nam giúp học sinh yêu thích môn học, thể hiện những hiểu biết của các em về nhiều lĩnh vực như: Âm nhạc, Lịch sử, Văn học, ... Học sinh vẽ được tranh kết hợp với cảm thụ về tác phẩm nghệ thuật tốt hơn. Học sinh có tinh thần yêu nước, ý trí phấn đấu vươn lên trong học tập để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.
II.1.2 Tính sáng tạo
Là người giáo viên trong thời đại ngày nay cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật liên tục các vấn đề của xã hội cũng như cập nhật liên tục về những yêu cầu về đổi mới dạy học hiện nay. Đáp ứng với những xu hướng trên tôi đã vận dụng vào dạy học môn Mỹ thuật lớp 7 trong phân môn vẽ tranh : Tranh dân gian Việt Nam . Dạy học tích hợp liên môn: Âm nhạc, Lịch sử, Văn học, Vật Lý, Tin học... mang lại hiệu quả cao trong công tác dạy và học tại trường.
II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
Các giải pháp trong sáng kiến trên có thể áp dụng được cho trường THCS An Thắng và tất cả các nhà trường THCS trong huyện và thành phố
II.3. Hiệu quả , lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
a. Hiệu quả kinh tế:
Các em có ý thức hơn trong rèn luyện bản thân, có ý thức trau dồi kiến thức, hiểu biết về nhiều lĩnh vực.
b. Hiệu quả về mặt xã hội.
Dạy học theo hướng tích hợp liên môn giúp học sinh yêu thích môn học, thể hiện những hiểu biết của các em về nhiều lĩnh vực như: Âm nhạc, Lịch sử, Văn học, Vật Lý, Hóa học... Học sinh vẽ được tranh kết hợp với cảm thụ về tác phẩm nghệ thuật tốt hơn. Học sinh có tinh thần yêu nước, ý trí phấn đấu vươn lên trong học tập để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.
Tôi nhận thấy dạy học "tích hợp liên môn" trong chủ đề thường thức mỹ thuật lớp 7: " Tranh dân gian Việt Nam" mang lại hiệu quả cao.
c. Giá trị làm lợi khác:
Nghị quyết 29 đã khẳng định quan điểm cơ bản hết sức quan trọng, chỉ đạo toàn bộ các biện pháp là: “Giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Người giáo viên có vai trò rất quan trong trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như phát triển nhân cách của học sinh. Còn đối với giáo viên Mỹ thuật nói riêng có nhiệm vụ nâng cao năng lực thẩm mỹ nghệ thuật. Giúp các em thường thức, khám phá, sáng tạo nghệ thuật, làm giàu thêm vốn tri thức thẩm mỹ từ cuộc sống đúc kết thành tác phẩm. Qua giáo dục người giáo viên đã tạo dựng được ở các em một năng lực thẩm mỹ về cái đẹp qua đó các em biết vận dụng vào cuộc sống, sinh hoạt, học tập, vui chơi, giải trí. Ngoài ra người giáo viên dạy Mỹ thuật còn có nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nền văn hóa nghệ thuật làm giàu thêm vốn sống của bản thân và xã hội.
Đặc biệt là người giáo viên trong thời đại ngày nay cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật liên tục các vấn đề của xã hội cũng như cập nhật liên tục về những yêu cầu về đổi mới dạy học hiện nay. Đáp ứng với những xu hướng trên tôi đã vận dụng vào dạy học môn Mỹ thuật lớp 7 trong bài vẽ tranh đề tài trò chơi dân gian. Dạy học tích hợp liên môn: Âm nhạc, Lịch sử, Văn học, Vật Lý, Tin học... mang lại hiệu quả cao trong công tác dạy và học tại trường.
CƠ QUAN ĐƠN VỊ An Lão, ngày 15 tháng 01 năm 2022
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Tác giả sáng kiến
Nguyễn Thị Huyền