UBND HUYỆN AN LÃO TRƯỜNG THCS AN THẮNG
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
|
An Thắng, ngày 15 tháng 1 năm 2022
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC THEO CHỦ ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
"Dạy cách học - một trọng tâm trong đổi mới tư duy giáo dục hiện nay – Tạp chí Giáo dục, số 378-3/2016). Theo đó, việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng bối cảnh của thời đại, nhu cầu phát triển đất nước, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, mục tiêu giáo dục phổ thông, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, phù hợp với nội dung giáo dục từng cấp, lớp được xem như một điều kiện có tính tiên quyết. Dự thảo Chương trình GDPT tổng thể đã thể hiện quan điểm trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về xây dựng nền giáo dục thực học, thực nghiệp và dân chủ trên các bình diện mục tiêu: hình thành, phát triển năng lực thực tiễn cho người học, quán triệt yêu cầu hướng nghiệp để thực hiện phân luồng mạnh sau trung học cơ sở và bảo đảm tiếp cận nghề nghiệp ở trung học phổ thông; trao quyền và trách nhiệm tổ chức kế hoạch dạy học cho cơ sở giáo dục phù hợp với yêu cầu của địa phương, tạo điều kiện cho người học được lựa chọn môn học và hoạt động giáo dục phù hợp sở trường và nguyện vọng; phát huy tính năng động, tư duy độc lập và sáng tạo của người học. Để thực hiện các mục tiêu trên là sự vận hành tương tác đồng bộ của các thành tố trong các phương pháp dạy học tích cực.
Thực hiện KHGD của Trường THCS An Thắng và KHGD của Tổ KHXH. nhóm Lịch sử tổ chức thực hiện chuyên đề: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực theo chủ đề phát triển năng lực học sinh.
II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1.Thực trạng
a. Thuận lợi
* Về phía GV:
Giáo viên giảng dạy bộ môn nhiệt tình, yêu nghề, được bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên.
Nhà trường được phụ huynh quan tâm đã xã hội hoá và mua sắm được một số trang thiết bị dạy học hiện đại: màn hình tivi cỡ lớn.
Giáo viên đầu tư 100% máy tính phục vụ giảng dạy.
* Về phía học sinh:
Học sinh hăng hái tích cực, khá hứng thú với môn học .
b. Khó khăn
Tài liệu, học liệu tham khảo: Còn hạn chế.
2. Giải pháp
Với thực trạng trên chúng ta cần có những buổi sinh hoạt chuyên môn dạy chuyên đề về dạy học để đồng nghiệp được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học .
Trong chuyên đề lần này, nhóm Lịch sử Tổ KHXH trường THCS An Thắng tổ chức thực hiện chuyên đề, vận dụng dạy thể nghiệm Bài 18: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
III. DẠY THỂ NGHIỆM
Người dạy: Đ/c Phạm Hồng Thanh -Tổ KHXH
Lớp dạy: 9B
Nhóm chuyên môn đi sâu vào nghiên cứu bài dạy thống nhất dạng bài, mục tiêu, thiết bị dạy học và học liệu, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học như sau:
1. Xác định dạng bài: Dạng bài mới .
2. Xác định mục tiêu, thiết bị dạy học và học liệu, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
* Bước 1. Xác định mục tiêu
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Giúp HS nắm được quá trình thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra trong bối cảnh lịch sử, thời điểm và không gian nào?
- Nội dung chủ yếu của Hội nghị thành lập Đảng.
- Những nội dung chính của Luận cương chính trị năm 1930. Ý nghĩa việc thành Đảng.
2.Năng lực
a.Năng lực chung: NL tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù:
- Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.
3. Hình thành những phẩm chất
- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật hiện tượng địa lí nói riêng và trong cuộc sống nói chung
-Chăm chỉ - Trách nhiệm: Trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ học tập.Có trách nhiệm trong việc bảo vệ đất, bảo vệ thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Máy tính, bài giảng điện tử, phiếu học tập
2. Đối với học sinh
- Hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu của GV
III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, KT- KTB ,quan sát video, ....
- Kết hợp linh hoạt hình thức học cá nhân, hoạt động nhóm và ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng.
* Bước 2. Thiết kế tiến trình dạy học thông qua 4 hoạt động
1. Hoạt động 1: Khởi động (5p)
- Cho Hs quan sát hình ảnh
- Từ đó GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25-30p)
Nội dung 1:
I. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930).
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Gv yêu cầu HS làm việc theo nhóm?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- Đánh giá sản phẩm: Các nhóm học sinh đánh giá, bổ sung. GV chốt.
Nội dung 2:
II . Luận cương chính trị 10/1930)
-Gv phát phiếu bài tập , yêu cầu hs làm bài vào phiếu
-Hs làm việc các nhân, gv chữa bài và chốt kiến thức
Nội dung 3:
III . Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.
- Hs nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi gv nêu.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (5p)
- HS vẽ sơ đồ tư duy cho nội dung bài học. ( Hướng dẫn về nhà)
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5p)
- Sưu tầm tư liệu, thông tin liên quan đến Nguyễn Ái Quốc và Trần Phú.
Bước 3. Tiến hành bài học và dự giờ
Theo kế hoạch nhóm chúng tôi tiến hành tổ chức giảng dạy ở lớp 9B (17/01/2022)
IV. KẾT LUẬN
Trong quá trình thiết kế bài giảng lên lớp không tránh khỏi những thiếu sót, mong các đồng chí đồng nghiệp đóng góp xây dựng cho chuyên đề thành công tốt đẹp./.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tổ CM
|
Người viết
Trịnh Thị Thủy
|