BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ - THÁNG 11.2021
“Sử dụng các kĩ thuật dạy học nhằm phát triển phẩm chất,
năng lực của học sinh”
I. ĐẶT VẤN ĐÊ:
Giáo dục THCS là bậc học chuyển giao về kiến thức trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng kiến thức cơ bản của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng giáo dục tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Vì vậy, trường THCS cần phải giáo dục , trang bị cho học sinh có được những kiến thức cơ bản . Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người giáo viên phải toàn diện về mọi mặt và về chuyên môn và nhận thức yêu cngầu môn học, đồng thời cần phải xây dựng rỏ quy chế giảng dạy cho mình trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp tốt nhất để thực hiện chương trình giáo dục theo đúng “Nền nếp - kỷ cương” trường học
Hiện nay phong trào học tiếng Anh đang lan rộng và phát triển ở nhiều địa phương. Trên thực tế các em đều yêu thích môn học, tự giác tích cực học tập tốt môn tiếng Anh. Bên cạnh đó một số em chưa thực sự tích cực trong giờ học, các em rất thụ động, thậm chí chán nản, căng thẳng và có cảm giác như “vịt nghe sấm” trong giờ học, nhất là các giờ làm bài tập . Phải chăng bài tập quá khó ? phương pháp hướng dẫn học sinh chưa phù hợp? …
Ngòai ra nâng cao chất lượng là nhiệm vụ hàng đầu của nhà giáo. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi giáo viên phải hết sức có trách nhiệm, nhiệt tình. Đặc biệt là giúp các em tiếp cận với phương pháp học tiếng Anh mới, tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài. Để thực hiện được điều naỳ trước hết các em phải có lòng đam mê quyết tâm học tập bộ môn. Để các em thực sự đam mê, yêu thích bộ môn đòi hỏi giờ dạy phải sinh động nhẹ nhàng, lôi cuốn.
Chính vì thế mà nhóm Tiếng Anh thực hiện chuyên đề “Sử dụng các kĩ thuật dạy học nhằm phát triển phẩm chất,năng lực học sinh”
với mục đích trao đổi chia sẻ với đồng nghiệp nhằm hoàn thành mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả giáo dục.
II. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học
* Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống
* Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
*Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
*Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học
* Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
* Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
*Sử dụng các kỹ thuật dạy học .
* Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
1.Về phía học sinh
Nhìn chung các em có ý thức học tập, nhưng nhiều e còn học theo cách ghi nhớ các kiến thức một cách máy móc, chưa làm chủ được hệ thống kiến thức, kỹ năng , thái độ, đặc biệt khả năng áp dụng các kiến thức để giải quyết những vấn đề đặt ra cho các em trong thực tiễn cuộc sống.Trong quá trình học còn thụ động tiếp thu kiến thức, chưa có sự tìm tòi, sáng tạo nên kết quả học tập chưa cao.
2. Về phía giáo viên
Giáo viên luôn có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Tuy nhiên việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.
3. Về cơ sở vật chất
Nhà trường luôn quan tâm trang bị các đồ dùng, phương tiện dạy học. Tuy nhiên việc sử dụng các phương tiện, đồ dùng nhiều khi giáo viên còn lạm dụng hoặc có khi chưa khai thác và sử dụng triệt để.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
Giải pháp chung:
Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh bằng cách tổ chức đa dạng, phong phú và linh hoạt các hình thức hoạt động học tập nhằm tạo hứng thú cho các em, giúp học sinh say mê tìm tòi kiến thức một cách tự giác.
Tăng cường sử dụng các phương tiện, kĩ thuật dạy học mới đặc biệt lưu ý phương pháp đồ dùng trực quan trong việc giảng dạy. Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm để giúp học sinh trao đổi, học hỏi lẫn nhau, thông qua đó giúp các em cùng giải quyết có hiệu quả một nhiệm vụ học tập đề ra.
Đối với giáo viên:
Trước hết để dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững các phương pháp và kĩ thuật dạy học mới .Trên cơ sở đó khi bắt tay vào soạn giảng một tiết học giáo viên cần xác định được những đơn vị kiến thức cần truyền tải cho học sinh, xác định cần sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học gì để đạt được hiệu quả tốt nhất .Thông qua các phương pháp, kĩ thuật dạy học đã sử dụng, giáo viên sẽ hình thành và phát triển năng lực gì cho người học. Điều này giúp giáo viên vừa đảm bảo truyền tải đủ các chuẩn kiến thức cần đạt, vừa hình thành và phát triển năng lực cho người học.
Đảm bảo dạy học theo đúng đặc trưng bộ môn, cần tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được tự học hỏi, tự thảo luận giải quyết vấn đề bài học.
Đối với học sinh:
Các em phải chủ động trong quá trình học tập và chiếm lĩnh tri thức, tích cực tham gia vào các hoạt động trong tiết học, tích cực tư duy, có khả năng suy nghĩ độc lập cũng như làm việc theo nhóm để giải quyết một nhiệm vụ học tập đề ra. Học sinh phải biết tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình thông qua mỗi giờ học,từ đó giúp bản thân cần tiếp tục tìm tòi và khám phá tri thức.
Sau đây là tiết dạy thể nghiệm theo chuyên đề môn Tiếng Anh 6
Unit 3- Vocabulary - Lớp 6B do đồng chí Lê Thị Huyền dạy thể nghiệm
Ngày dạy: 23/11/2021
V. BÀI HỌC NGHIÊN CỨU:
I.Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Học sinh nắm được từ vựng thuộc 3 chủ điểm: Môn học, Hoạt động và sở thích, Hoạt động thường làm vào buổi sáng
- Cách phat âm /i:/ and /e/
2. Về kĩ năng:
- Kĩ năng hoạt động nhóm, hợp tác và sáng tạo
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
3. Về thái độ:
- Hợp tác trong học tập , Yêu thích môn học.
- Nghiêm túc, tích cực, say mê tìm hiểu
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực hợp tác, năng lực tự đánh giá, tự chủ, năng lực giao tiếp
5. Giáo dục kĩ năng sống
- Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy sáng tạo,kỹ năng quản lý thời gian
II.Chuẩn bị;
GV : Giáo án điện tử
Mỗi nhóm HS : 1 bảng phụ để ghi kết quả hoạt động của nhóm để trưng bày trước lớp
III.Tổ chức hoạt động dạy học
A.Hoạt động khởi động :
GV cho HS làm việc theo 3 nhóm ghi các từ chỉ 1 trong 3 chủ điểm trên
- Nhóm nào ghi được nhiều tuef đúng sẽ được điểm cao
B. Hoạt động hình thành kến thức:
Trong hoạt động này nhằm PTNL tự học , năng lực HĐ cá nhân, năng lực giao tiếp .
- Hs vận dụng các từ trong các chủ điểm vừa nêu để làm các dạng bài tập
Doing exercises:
1. Now tell sts to do Exercises 1,2,3 on page 51 in the Student’s book.
- Give them time to finish the exercises.
2. Let sts do Ex 1,2,3, p.50-51 in the Workbook. Let them do the cross checking after they finish the exercises. Provide them with the answers.
Pronunciation: sounds /i:/ and /e/
Remind sts of the two sounds and elicit for more examples for each sound.
/i:/: read, teeth, week, speak
/e/: get, bed, head, ...
- Ask whole class to repeat the sounds and invite some sts to make the sounds and read the words.
C.Hoạt động luyện tập- củng cố :
- Trong hoạt động này nhằm phát triển năng lực hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập trong vở bài tập
Grammar:
- Vocabulary: School subjects; Hobbies and activities; Morning routines
- Pronunciation: Sounds /i:/ and /e/
D.Hoạt động tìm tòi mở rộng:
Homework: Vocabulary and Pronunciation (Workbook – P.50-52)
VI. KIẾN NGHỊ
- Giáo viên cần tích cực phát triển năng lực của học sinh thông qua sử dụng đa dạng ,phong phú các phương pháp kĩ thuật dạy học.
- Giáo viên cần khai thác triệt để các phương tiện dạy học, không ngừng học tập nâng cao kiến thức chuyên môn.
- Mọi giáo viên hãy nổ lực ý thức tự giác học tập,làm tốt BTVN một cách tự giác , tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo phương pháp và mạnh dạn sử dụng vào trong giảng dạy. Có vậy, thì phương pháp đổi mới giáo dục được ngày càng hoàn thiện từ đó phát triển được năng lực cho HS . Làm được tất cả các việc trên học sinh sẽ được phát triển một cách toàn diện. Việc dạy và học của thầy và trò ngày càng nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Học trò sẽ ngày càng yêu thích môn học hơn.
An Thắng , ngày 23 tháng 11 năm 2021
TM nhóm Tiếng Anh
Bùi Thị Nhan