TRƯỜNG THCS AN THẮNG
TỔ KHXH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THÁNG 2
" DẠY LỒNG GHÉP VÀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG , RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH "
A/ CƠ SỞ PHÁP LÝ :
Thực hiện công văn số 3280 /SGDĐT- GDTrH ngày 27/8/ và thông tư 26 về việc hướng dẫn chương trình GDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực , giáo dục môi trường rèn kỹ năng sống cho học sinh .
Từ đó, nhóm ngoại ngữ thực hiện chuyên đề "Dạy lồng ghép và tích hợp giáo dục môi trường , rèn kỹ năng sống cho học sinh " nhằm phát huy năng lực , sáng tạo của học sinh .
B/ THỰC TRẠNG :
1/ Một số hạn chế trong việc đổi mới phương pháp hiện nay
Trong những năm gần đây, việc thay đổi phương pháp giảng dạy mới đã từng bước áp dụng ở các trường THCS nhằm phát huy tính sáng tạo, năng động, chủ động tham gia vào quá trình học tập của học sinh dưới sự tổ chức hỗ trợ của giáo viên. Khi đề cập đến giáo dục ngày nay, điều đầu tiên được nói tới là sự phàn nàn về việc quá tải trong học tập của học sinh.
Bên cạnh đó, những mối quan tâm của trẻ không chỉ dừng lại ở việc học trong nhà trường. Chúng ta thường thấy rằng, giới trẻ hiện nay không biết cách ứng xử, sống ích kỷ... Môn Giáo dục công dân được dạy hàng tuần nhưng không gây được ảnh hưởng tích cực như mong muốn đến quá trình phát triển nhân cách học sinh. Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.
Làm thế nào để giúp các em biết cách ứng phó trước tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ, làm thế nào để thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh? Đó không chỉ là mong muốn của những người làm công tác giáo dục mà còn là nhu cầu của các em.
2/ Nguyên Nhân :
Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học để giúp các em biết cách ứng phó trước tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ, làm thế nào để thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh? Đó không chỉ là mong muốn của những người làm công tác giáo dục mà còn là nhu cầu của các em.
C/ THẦY CÔ CẦN LÀM GÌ ĐỂ DẠY LỒNG GHÉP , TÍCH HỢP ,RÈN KNS
I/ Nhận thức về bản chất đổi mới phương pháp,hình thức dạy lồng ghép , tích hợp , rèn KNS
Đổi mới phương pháp dạy học là tổ chức học sinh hoạt động thay gì thụ động nghe giảng Thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “ truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức,rèn luyện kỹ năng,hình thành năng lực và phẩm chất Tăng cường việc học tập trong nhóm,đổi mới quan hệ giáo viên-học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hơp.
II/ Gắn chặt việc sử dụng phương pháp dạy học với hình thức tổ chức dạy học:
Tùy theo mục tiêu, nội dung,đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức học tập thích hợp như : học cá nhân, học nhóm,học trong lớp,học ở ngoài lớp....Làm cho học sinh biết hợp tác và chia sẻ. Giáo viên có vai trò tổ chức,kiểm tra hổ trợ hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh tri thức; chú trọng rèn luyện học sinh biết khai thác sách giáo khoa và tài liệu học tập; giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chớ không thụ động tiếp thu; biết liên hệ thực tiển đang thay đổi; coi trọng sự khám phá và khai phá trong quá trình học tập. Nội dung kiến thức của từng giờ giảng phải đựơc cập nhật liên tục để đáp ứng các câu hỏi của học sinh trong thời đại thông tin rộng mở. Gắn liền với vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy,tận dụng sự hỗ trợ của phương tiện dạy học.. Giáo viên cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành,vận dụng kiến thức vào thực tiển, nâng cao hứng thú cho học sinh.
III/ Đổi mới phương pháp dạy học đi đôi với đổi mới kiểm tra ,đánh giá :
Chú ý kỹ thuật xây dựng ma trận và biên soạn câu hỏi kiểm tra,đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; riêng mông ngữ văn với hình thức thi tự luận,do dặc thù của bộ môn cũng tập trung chủ yếu vào đánh giá hai năng lực đọc và viết,tuân thủ quy trình biên soạn đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực. Câu hỏi đảm bảo cấp độ nhận thức cụ thể từ nhận biết, thông hiểu,vận dụng và vận dụng cao. Phải xác định quá trình dạy học là quá trình tương tác thống nhất giữa giáo viên và học sinh.Khi giáo viên tổ chức giờ học bằng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, học sinh thấy mình “ Được học” chứ không “ Bị học”.Do đó chú ý hệ thông câu hỏi trong quá trình dạy học sao cho phát huy được năng lực và phẩm chất học sinh,đặc biệt các môn KHXH nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng .
IV/ Đổi mới phương pháp dạy học đi đôi với đổi mới soạn giảng :
1/ Cấu trúc giáo án đảm bảo 4 nội dung :
- Mục tiêu cần đạt
- Chuẩn bị giáo viên và học sinh
-Tổ chức hoạt động dạy học
- Củng cố ,hướng dẫn tự học ở nhà
2/ Kế hoạch cụ thể
- English 7 – Lớp dạy : 7C . Người thực hiện : Bùi Thị Nhan
- Ngày dạy.: 23/2/2022
- Period 79
UNIT 10. Sources of energy
Lesson 1: Getting started P38-39
D. KẾT LUẬN
. Việc áp dụng dạy lồng ghép và tích hợp giáo dục môi trường , rèn kỹ năng sống cho học sinh trong giảng dạy nhằm phát huy mặt tích cực, đồng thời giảm thiểu mặt hạn chế của vấn đề là nhiệm vụ của mỗi giáo viên và mỗi học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường nói riêng, của ngành GD nói chung góp phần vào công cuộc xây dựng đổi mới công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Việc dạy và học đạt kết quả tốt khi việc giảng dạy và học tập được thực hiện chu đáo , linh hoạt trong cả quá trình dạy và học. Đẩy mạnh tính tích cực , chủ động , sáng tạo trong giảng dạy nói chung, đối với môn Tiếng Anh nói riêng đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công trong quá trình dạy và học.
Trên đây là toàn bộ báo cáo của tôi về việc " Dạy lồng ghép và tích hợp giáo dục môi trường , rèn kỹ năng sống cho học sinh " trong bài dạy giảng dạy môn tiếng Anh ở trường, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, quý thầy cô về dự hội thảo hôm nay để chúng ta cùng nhau hoàn thiện chuyên đề này được tốt hơn và nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong việc dạy và học bộ môn Tiếng Anh.
Rất mong sự đóng góp ý kiến của quí Thầy - Cô.!
An Thắng , ngày 20/2/2022
Người viết
Lê Thị Huyền
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THÁNG 9
"SỬ DỤNG KỸ THUẬT DẠY HỌC MỚI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH - SỬ DỤNG VỞ BÀI TẬP"
PHẦN 1 :ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghệ thông tin là một thành tựu lớn của cuộc CMKH-KT hiện nay. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo dục, đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khác. Trong giáo dục – đào tạo, CNTT được sử dụng vào tất cả các môn học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân văn. Hiệu quả rõ rệt là chất lựơng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết và thực hành. Vì thế, nó là chủ đề lớn được tổ chức văn hóa giáo dục thế giới UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI và sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT . Như vậy, CNTT đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp DH (PPDH), đang tạo ra những thay đổi của một cuộc cách mạng giáo dục, vì nhờ có cuộc cách mạng này mà giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới:
- Học mọi nơi
- Học mọi lúc
- Học suốt đời
- Dạy cho mọi người và mọi trình độ tiếp thu khác nhau
Đối với môn Tiếng Anh, việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của quá trình dạy và học. Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cho học sinh thể hiện rõ nét nhất qua các “bài giảng điện tử”. Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học Tiếng Anh giúp GV có cơ hội rèn luyện kỹ năng nghe, nói, khả năng diễn đạt Tiếng Anh, khắc phục những hạn chế về ngữ âm, trọng âm, ngữ điệu và là động lực để GV cố gắng vươn lên. Khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy làm cho bài giảng của GV luôn uyển chuyển, linh hoạt, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học. CNTT trong đó có máy tính nối mạng Internet là kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy, giúp GV và HS chia sẻ thông tin, tăng thời gian tự học, tự giải quyết vấn đề đồng thời phát triển tư duy , năng lực của học sinh .
Bên cạnh đó vở bài tập là mấu chốt quan trọng để kiểm tra việc ứng dụng cấu trúc , mẫu câu đã học .
PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIỜ TIẾNG ANH
1. Tình hình ứng dụng CNTT góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên toàn quốc, cũng như trong toàn tỉnh, các trường trong huyện đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học trong đó có trường chúng ta và đã đạt được những kết quả nhất định. Cùng với phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong nhà
trường, bộ môn Tiếng Anh – mặc dù là một bộ môn có đặc trưng riêng, phong phú về nội dung, thiết thực và luôn cập nhật với sự phát triển khoa học – công nghệ, kinh tế – xã hội, nội dung kiến thức ở một số bài trong chương trình mang tính trừu tượng cao, nhưng giáo viên trong nhóm chúng tôi đã không ngừng cố gắng đổi mới phương pháp dạy học: từ việc vận dụng các phương pháp dạy học mới như đàm thoại, nêu vấn đề, phương pháp làm việc theo cặp, theo nhóm......, cho đến việc ứng dụng CNTT vào dạy học làm cho tiết dạy sinh động, có hiệu quả cao, thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh. Học sinh thực sự say mê, thích thú và làm việc có hiệu quả cao trong đa số những giờ học có ứng dụng CNTT.
2. Những thuận lợi trong việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học môn Tiếng Anh ở trường .
- Sự quyết tâm cao của nhà trường về việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Nhà trường đã được trang bị khá đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc phục vụ cho đổi mới phương pháp: các phòng học bộ môn, thư viện, phòng chức năng, phòng máy...
- Tổ chức lớp học vi tính cho cán bộ giáo viên: Tin học căn bản, tập huấn một số phần mềm thông dụng cho giáo viên và tổ cũng đã tổ chức nhiều buổi tập huấn cho GV trong tổ ứng dụng phần mềm powerpoint vào bài giảng điện tử.
- Tổ chức các tiết dạy dự giờ, thao giảng sử dụng CNTT được hầu hêt giáo viên nhiệt tình tham gia.
- Có một số giáo viên đã sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính, thuận lợi cho việc trao đổi học hỏi kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào dạy học.
- Được sự ủng hộ tích cực của học sinh, đa số học sinh mong muốn được học những giờ học ứng dụng CNTT.
- Đặc biệt là tổ chúng tôi đã thành công khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học bằng phần mềm
3. Những hạn chế trong việc ứng dụng CNTT vào việc dạy và học môn Tiếng Anh ở trường .
* Về phía giáo viên:
- Một số giáo viên vẫn còn quen với phương pháp dạy truyền thống.
- Nhiều giáo viên ngại sử dụng CNTT do tốn thời gian, công sức.
- Một số GV ứng dụng CNTT vào dạy học, tuy nhiên trong quá trình giảng dạy vẫn còn nặng về hình thức, mang nặng tính chất trình diễn. Nếu giáo viên không sử dụng kết hợp phong phú với các phương pháp dạy học khác thì đôi khi ứng dụng CNTT vào dạy học sẽ làm giảm phần nào sự giao tiếp giữa thầy và trò.
- Sử dụng một số thông tin, phim, ảnh thật sự không cần thiết làm mất thời gian nhưng hiệu quả giờ dạy không cao.
- Trong tiến trình lên lớp với bài giảng điện tử, một số giáo viên thao tác quá nhanh, học sinh không kịp chép bài, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và mức độ hiểu bài của các em không cao.
* Về phía học sinh:
Trên thực tế, hầu hết học sinh đều say mê, thích thú được học những giờ học có ứng dụng CNTT. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần khắc phục cụ thể như sau:
- Một số học sinh chưa thật thích nghi với phương pháp học hiện đại này, chỉ thụ động ngồi nghe, xem phim, ảnh và sôi nổi bình luận hoặc say sưa nghe thầy giáo giảng quên cả việc ghi bài.
- Một số học sinh gặp khó khăn trong việc ghi chép bài: không biết lựa chọn thông tin, nội dung chính để ghi vào bài học, ghi chậm hoặc không đầy đủ.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG VIỆC ỨNG DỤNG CNTT VÀO BÀI DẠY TIẾNG ANH
Để nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh đòi hỏi cả GV,HS, Nhà trường và Ngành giáo dục cùng phải góp sức, trong đó yếu tố quyết định phần lớn là GV và HS. Giáo viên và HS cần làm tốt những việc sau :
- Đối với giáo viên:
-Nắm chắc mục tiêu, nội dung kiến thức bài dạy, phương pháp giảng dạy bộ môn , các thủ thuật, trò chơi, chuẩn bị tốt giáo án, những kiến thức liên quan đến bài dạy và khai thác sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học và thường xuyên khai thác trao đổi bài soạn qua mạng Internet.
- Không ngừng học tập, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân, tìm tòi phương pháp dạy Ngoại Ngữ hiện đại, tối ưu nhằm khơi dậy ở học sinh niềm đam mê, hứng thú trong học tập.
- Thường xuyên thảo luận trao đổi ý kiến, đúc rút kinh nghiệm về nội dung kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy bộ môn với các bạn đồng nghiệp qua dự giờ thăm lớp, thao giảng, giải các đề thi, các bài tập khó.
- Chú trọng áp dụng phương pháp giao tiếp trong dạy và học, coi việc hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp của học sinh là chìa khoá thành công, việc cung cấp kiến thức là quan trọng trong việc dạy và học Ngoại Ngữ.
- Cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản cho HS, thiết kế , tổ chức và hướng dẫn các hoạt động dạy và học, luôn luôn sáng tạo, thay đổi các hoạt động dạy học trên lớp, tránh sự nhàm chán trong giờ học .
- Trong quá trình dạy học phải luôn luôn chú ý đến cả ba đối tượng học sinh (khá giỏi, trung bình và học sinh còn yếu), thiết kế các hoạt động đa dạng, phù hợp với từng đối tượng học sinh, ưu tiên dành thời gian cho học sinh luyện tập, thực hành nhiều hơn.
-Hướng dẫn học sinh áp dụng các phương pháp học tập đem lại hiệu quả cao nhất.
- Hạn chế sử dụng Tiếng Việt trong khi giảng dạy, khi giao tiếp với HS; tăng dần mức độ sử dụng Tiếng Anh trên lớp, sử dụng Tiếng Anh và Tiếng Việt một cách hợp lý, xen kẽ các câu Tiếng Anh đơn giản trong các tình huống cụ thể cùng với các động tác hoặc điệu bộ.
- Luôn chú trọng ưu tiên phát triển hai kỹ năng nghe và nói cho HS ngay từ những lớp đầu cấp. Muốn vậy GV phải hình thành cho HS kỹ năng hoạt động theo nhóm, theo cặp sao cho thành thạo và thường xuyên rèn luyện kỹ năng này trong giờ học. Có thái độ vui vẻ, thân thiện với HS trong giờ học tạo cảm giác yên tâm, thoải mái cho HS, giúp các em có tâm thế tốt để tiếp thu bài (việc này chúng ta có thể bắt đầu ngay từ bước Warm up).
- Một việc cũng rất quan trọng khi dạy Ngoại Ngữ là giáo viên phải tạo ra được “môi trường học tiếng” trong giờ học. Điều này tạo ra sự khác biệt giữa một giờ học tiếng nước ngoài với các giờ học khác.
- Chủ động, tự giác tìm tòi, bồi dưỡng kiến thức về CNTT, thường xuyên áp dụng những kiến thức này trong quá trình dạy học.
- Thường xuyên trao đổi kiến thức thông tin về CNTT với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường .
- Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các giờ thao giảng ứng dụng CNTT, các buổi sinh hoạt chuyên môn về CNTT, cập nhật những tiến bộ áp dụng cho bài soạn giảng.
- Đối với học sinh :
- Cần lựa chọn cho mình một phương pháp học phù hợp với đặc trưng của bộ môn học, nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình học về hệ thống từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp,....
- Có đủ các loại tài liệu tối thiểu phục vụ cho việc học, như từ điển, sách ngữ pháp và sách nâng cao…
- Xác định đúng động cơ học tập, chủ động , tích cực tham gia các hoạt động giao tiếp dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong lớp học (hoạt động độc lập, làm việc theo cặp, nhóm).
- Thường xuyên sử dụng Tiếng Anh đơn giản khi giao tiếp với bạn bè trong lớp cũng như ngoài lớp học, rèn kỹ năng tư duy bằng Tiếng Anh (học sinh sử dụng vốn kiến thức Tiếng Anh của mình để diễn đạt một câu hoặc một vấn đề nào đó chứ không phải là diễn đạt câu đó hoặc vấn đề đó bằng Tiếng Việt rồi sau đó dịch sang Tiếng Anh).
- Tự giác chăm chỉ học ở nhà, làm đầy đủ các bài tập, thường xuyên tự học, tự thực hành các kỹ năng nghe, nói ,đọc ,viết cho bản thân.
- Đa dạng hoá nguồn tư liệu học tập, học qua các phương tiện truyền thông như đài, Ti vi, đọc truyện, báo viết bằng Tiếng Anh; xem hoặc nghe băng, đĩa hình, các phần mềm học Ngoại Ngữ phù hợp với lứa tuổi,....
3. Về phía nhà trường:
Thường xuyên tu sửa , nâng cấp CSVC hiện có trong điều kiện có thể, để GV và HS có nhiều cơ hội giao tiếp, rèn luyện kỹ năng nghe, nói thông qua các thiết bị như,Đài,Vi tính, tranh ảnh, câu lạc bộ nói tiếng Anh ...
III. KẾT LUẬN
Việc ứng dụng CNTT trong dạy Tiếng Anh đem lại cho người dạy và người học nhiều hứng thú, và làm cho bài học trở lên sinh động, hấp dẫn hơn .Từ đó tăng hiệu quả của việc dạy và học .Vì thế chúng ta phải làm sao để việc sử dụng Tiếng Anh và ứng dụng CNTT trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của GV và HS. Tuy nhiên giống như mọi vấn đề khác, việc sử dụng Tiếng Anh và ứng dụng CNTT để dạy Tiếng Anh cũng có hai mặt. Việc áp dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy nhằm phát huy mặt tích cực, đồng thời giảm thiểu mặt hạn chế của vấn đề là nhiệm vụ của mỗi giáo viên và mỗi học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường nói riêng, của ngành GD nói chung góp phần vào công cuộc xây dựng đổi mới công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học môn Tiếng Anh tốt sẽ quyết định đến kết quả của việc kiểm tra kiến thức, kỹ năng và trình độ suy luận trong các kỳ thi. Song giáo viên không nên gây tình trạng quá căng thẳng cho học sinh. Vì chính điều này sẽ dẫn đến kết quả rất hạn chế. Việc dạy và học đạt kết quả tốt khi việc giảng dạy và học tập được thực hiện chu đáo trong cả quá trình dạy và học. Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy nói chung, đối với môn Tiếng Anh nói riêng đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công trong quá trình dạy và học.
Trên đây là toàn bộ báo cáo của tôi về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn tiếng Anh ở trường, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, quý thầy cô về dự hội thảo hôm nay để chúng ta cùng nhau hoàn thiện chuyên đề này được tốt hơn và nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong việc dạy và học bộ môn Tiếng Anh.
Rất mong sự đóng góp ý kiến của quí Thầy - Cô.!
V.Ứng dụng công nghệ thông tin trong bài dạy cụ thể lớp 8B
Unit 3: at home
Period 15
Lesson 4 Read / P.31,32
I. Objectives:
By the end of the lesson, students will be able to read a text for details about safety precautions in the home
1. Knowledge:
- Vocabulary: destroy, injure, socket, bead, safety precautions, object, scissors, chemical
- Language: “Why” questions with “Because” answers.
2. Skills: Reading skill
3. Attitude and competencies
- Educate Ss to care about the neighborhood and relatives .
- Understanding and actively respond to relevant matters or situations
- Form and improve such competencies as : collboration , teamwork , communication , presetation , problem - solving , assesment ..ect .
II. Preparations:
- Teacher: Textbook, syllabus, picture, projector.
- Students: book, workbook, chalk
III. Anticipated problems and solutions :
- Dangerous objects in the home
IV. Procedure:
1.Activity
Warm up & Revision [5’] Chatting
Ss answer the teacher’s questions.
- Do you have to look after your sister/ brother at home?
- Do you have to cook meals/ feed the chickens?
Brainstorming : Ss work in two teams writing words of the topic:
"Danger in the home for children"
2.Activity 2 New lesson ( 30')
. Pre – reading [10’]
Pre- teach(individual work - T elicits new words by (expl, situation, picture......)
- Ss listen and guess the words from
- Repeat in chorus individually
- Copy the new words
-Teacher asks ss to read in chorally then individually Check vocabulary: Rub out and remember
Sets the scene: In our family, there are many different objects. Some of them may be dangerous to children if we don’t keep them carefully. Now pre- reading, you predict T/F statements.
True / False prediction (individual work (Ex1 /P.31 ss’ book)
While – reading[15’]
Read and check ( Individual work)
- Ss read the statements in the poster and check their predictions.
- T asks ss to correct the false sentences:
Ask and answer Ex 2 / P.32( pair, group work) Play game: “Lucky number”
- T explains how to play game.
- Ss work in pair to answer question first. Then play in 2 teams
Post- reading[5’]
Language focus 4 / P. 36-37 ( pair work) - Ss work in pairs one asks and one answers.
- T asks some ss to demo.
Activity 3: Wrapping up[10’]
Ex: Choose the best answer:
1. We must put all chemicals and drug in ….cupboard. (opened/open/lock/locked).
2. We must not …… children play in the kitchen. (let /allow/decide/agree)
3. Kitchen is a….. place to play. (happy/safe/dangerous/funny)
4. A …. can cause a fire. ( pen/ruler/paper/match)
5. What is the text about? - It is about ……
a. the rooms in the house.
b. the children.
c. the safety precautions in the home.
. Homework
- Learn all new words by heart and write.
- Do exercise 2 / P.32 and language focus 4 /P.36-37.
An Thắng , ngày 17 tháng 9 năm 2018