UBND HUYỆN AN LÃO TRƯỜNG THCS AN THẮNG
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
An Thắng, ngày 17 tháng 4 năm 2022
|
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
DẠY HỌC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI VÀO LỚP 10 MÔN TOÁN
NĂM HỌC 2022-2023
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môn Toán Toán là 1 trong 3 môn thi bắt buộc trong các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ở Hải Phòng. Đây là môn học đòi hỏi ở học sinh (HS) phải suy nghĩ, suy luận nhiều. Trong các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT các năm qua, tuy chất lượng tuyển sinh đầu vào ở môn học này có nâng lên, tuy nhiên chất lượng điểm thi môn Toán của trường THCS An Thắng nói riêng, của huyện An Lão nói chung so với các trường trong thành phố vẫn còn rất thấp. Thấy được vấn đề này, năm học 2021-2022, Phòng GD&ĐT An Lão đã có công văn số 226/PGD-THCS ngày 15/9/2021 về việc tổ chức SHCM năm học 2021-2022, trong đó đã chỉ đạo tổ chức chuyên đề cấp huyện về nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 THPT đối với các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng anh. Đó là lý do có buổi SHCM ngày hôm nay tại THCS An Thắng. Qua chuyên đề này rất mong nhận được sự tham gia góp ý của các đồng chí cán bộ, giáo viên nhà trường để cùng tìm ra các giải pháp hay, hiệu quả giúp việc dạy học môn Toán thi vào lớp 10 đạt được kết quả cao hơn trong những năm tới.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
1. Kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT trường THCS An Thắng 3 năm gần đây
Chất lượng thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT của nhà trường trong những năm qua chưa ổn định, đặc biệt là chất lượng môn Toán.
2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng thi vào lớp 10 THPT chưa được như mong muốn, trong đó phải kể đến những nguyên nhân chính sau đây:
- Do bản thân HS: không xác định được động cơ học tập, dẫn đến chất ý thức, thái độ học tập của một bộ phận học sinh còn yếu; một bộ phận học sinh còn lười học bài và lười làm bài, không tập trung trong giờ học dẫn đến không nắm được các kiến thức cơ bản, trọng tâm; HS chưa có phương pháp học đúng đắn, nên chưa tiếp thu đầy đủ về kiến thức và kỹ năng làm toán.
- Do chất lượng đầu vào thấp, học sinh bị hổng kiến thức khá nhiều dẫn đến việc tiếp thu các kiến thức liên quan đến thi vào lớp 10 gặp nhiều khó khăn (nhiều HS không nắm được các quy tắc toán học cơ bản như: quy tắc chuyển vế, bẩy hằng đẳng thức đáng nhớ, giải phương trình, bất phương trình, rút gọn biểu thức, …. Định lý Pitago, tam giác bằng nhau, tam giác đồng dạng, tính chất đường phân giác,….).
- Về phía GV: Do chưa quản lý tốt các giờ dạy trên lớp, chưa tạo được động lực tích cực cho HS học tập, chưa tận tình dành tâm sức cho việc chuẩn bị bài dạy để nâng cao chất lượng giờ dạy, chưa có giải pháp hiệu quả để giúp các HS có học lực Trung bình-Yếu tiến bộ,…
- Về phía nhà trường: Do công tác quản lý của nhà trường đối với hoạt động dạy học và ôn thi vào lớp 10 THPT chưa sát sao, chưa quyết liệt,….
- Về phía cha mẹ HS: Một số gia đình PHHS chưa quan tâm, theo sát đến việc học tập của con mình, thiếu sự phối kết hợp với GVCN, với nhà trường trong việc quản lý giáo dục HS, nuông chiều con, còn phó mặc HS cho nhà trường, chưa quan tâm nắm bắt về khả năng của con mình và công tác tuyển sinh của các trường THPT (có tư tưởng đi thi cho biết, đỗ thì học tiếp, không đỗ thì học dân lập hoặc bổ túc).
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Chất lượng giáo dục của nhà trường có giữ vững và nâng cao hay không là do sự toàn tâm, toàn ý của tập thể nhà trường và những bộ phận có liên quan. Sự thành công của bất kỳ công việc nào đó trong nhà trường đều do sự đồng lòng, nhất trí, sự quyết tâm, sự đoàn kết của các thành viên trong đơn vị.
Để nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 THPT môn Toán nói riêng và chất lượng của nhà trường nói chung thì mỗi nhà trường cần có giải pháp khắc phục các nguyên nhân dẫn đến chất lượng thấp. Qua các nguyên nhân thực tế của nhà trường trong những năm vừa qua chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:
1. Quản lý tốt hoạt động dạy học ôn thi vào lớp 10 THPT
- Trước tiên Ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn và giáo viên rút kinh nghiệm những tồn tại trong công tác ôn thi vào lớp 10 của những năm học trước để xây dựng kế hoạch ôn thi vào lớp 10 THPT cho phù hợp, phát huy những mặt mạnh và khắc phục được những mặt hạn chế của năm trước. Phân chia lớp học theo năng lực học sinh và phân công giáo viên có năng lực chuyên môn tốt và tâm huyết với công việc giảng dạy các môn ôn thi vào lớp 10.
- Triển khai kế hoạch chung của nhà trường đến các tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên để các tổ, nhóm, môn, lớp xây dựng kế hoạch của riêng mình.
- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc việc kiểm duyệt các kế hoạch ôn tập của tổ chuyên môn và của GV dạy ôn thi vào lớp 10. Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ ôn tập. Thực hiện tốt việc giáo dục hướng nghiệp, phân luồng hiệu quả đối với học sinh sau tốt nghiệp THCS.
- Có cơ chế quan tâm động viên, khích lệ, bố trí thời gian, sắp xếp thời khoá biểu hợp lí giúp các đồng chí giáo viên dạy ôn thi khối 9 có thời gian đầu tư chuyên môn, quan tâm đến từng đối tượng HS để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, dạy kèm học sinh yếu kém.
- Ban giám hiệu cùng tổ nhóm chuyên môn chú trọng công tác bồi dưỡng chất lượng đội ngũ, chỉ đạo các nhóm chuyên môn hoạt nhóm chuyên môn có chất lượng, thiết thực, tập trung vào tìm giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của thầy và chất lượng học tập của trò, giải pháp nâng cao chất lượng ôn thi vào lớp 10 cho HS tốt nghiệp lớp 9.
- Tổ chức tốt kỳ thi thử giúp học sinh được làm quen với bài thi, rèn luyện tâm lý và kĩ năng làm bài thi. Kết quả thi thử giúp nhà trường, GV dạy đánh giá được sự tiến bộ của HS, chất lượng dạy của thầy đồng thời giúp nhắc nhở, uốn nắn kịp thời những học sinh có dấu hiệu giảm sút trong học tập, giúp HS và cha mẹ HS xác định được đúng khả năng của HS để lựa chọn trường thi cho phù hợp. Đồng thời đánh giá, rút kinh nghiệm để giáo viên điều chỉnh cách dạy của mình cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
2. Phát huy tốt vai trò của Giáo viên trong công tác ôn thi vào lớp 10 THPT
- GV cần xây dựng kế hoạch dạy ôn thi bám sát nội dung kiến thức SGK lớp 9, tài liệu ôn thi vào 10 và cấu trúc đề thi vào 10 của Sở GD&ĐT Hải Phòng. Soạn bài đầy đủ trước khi lên lớp và chú ý kiến thức kĩ năng cần đạt được. Trong mỗi tiết dạy cần ôn tập lí thuyết, rèn luyện kĩ năng thông qua giải các bài tập ôn luyện; Dạy ôn bám sát kiến thức trọng tâm, theo cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 hàng năm và phù hợp trình độ của học sinh; Mỗi GV dạy ôn thi phải xây dựng ra ít nhất 3 đề thi vào lớp 10 theo cấu trúc đề thi do Sở GD&ĐT quy định.
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và theo hướng phát triển năng lực học sinh. Chú trọng rèn luyện khả năng tự học đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
- Trong mỗi tiết dạy dành từ 5 đến 15 phút để kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và hướng dẫn học sinh làm ở nhà chuẩn bị cho buổi học tiết sau;
- Nêu cao ý thức, đạo đức nghề nghiệp, thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy, quản lý tốt học sinh trong tiết học của mình phụ trách. Thực hiện kiểm tra, chấm, chữa cẩn thận chu đáo, đánh giá đúng kiến thức kĩ năng, sự tiến bộ của từng học sinh, đặc biệt cần tăng quan tâm, theo dõi giám sát học sinh trung bình và yếu; Trong quá trình giảng dạy cần dành câu hỏi dễ cho đối tượng này để động viên, dìu dắt các em. Thường xuyên yêu cầu các em nắm vững lí thuyết, áp dụng vào bài tập một các logic. Giúp đỡ học sinh cách ghi nhớ như những công thức ghi vào sổ tay, dán vào góc học tập ở nhà...
- Trong giảng dạy giáo viên cần chuẩn mực, chính xác khi dùng ký hiệu toán học. Nghiêm khắc, không bỏ qua các lỗi sai của HS trong quá trình chấm bài trả tại lớp; phải sửa sai rút kinh nghiệm cho HS qua bài làm của các em, tránh bỏ qua hoặc làm sơ sài khi trả bài kiểm tra; thường xuyên đóng góp cho đồng nghiệp khi dự giờ thao giảng về khâu trình bày bài giải hoặc sử dụng ký hiệu không đúng.
- GV cần quan tâm phân tích những lỗi HS thường mắc phải trong bài thi tuyển sinh lớp 10. Những lỗi cơ bản HS thường mắc là ghi đề sai; đọc đề không kỹ, dẫn đến nhầm số, đảo số, thiếu dấu; đặt dấu sai trong biểu thức khi tính; khi viết phân số không có dấu gạch ngang; phần làm sai khi làm lại HS không gạch bỏ; một bài toán làm 2 cách trong bài thi…để giúp HS ghi nhớ tránh mắc phải để không mất điểm đáng tiếc.
- Giáo viên (CN và bộ môn) thông báo kịp thời với PHHS khi học sinh có vấn đề trong học tập. Phối hợp với PHHS những trường hợp cần thiết để cùng quan tâm giáo dục, giúp đỡ HS tiến bộ, động viên kịp thời những HS có tiến bộ trong học tập.
3. Giáo dục cho HS ý thức, phương pháp học tập phù hợp
- Cần nhận thức, xác định được động cơ học tập, có ý thức tự giác, tích cực, xem trọng việc học, không ngại khó và đặt ra được mục tiêu phấn đấu phù hợp trong kỳ thi vào lớp 10 THPT.
- HS cần đi học đầy đủ, chuẩn bị chu đáo trước khi đến lớp: từ việc ôn bài, làm bài tập đến chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng cần thiết trước khi đến lớp; Thời gian ở nhà các em xem lại kiến thức trọng tâm vừa học; làm ngay các bài tập thầy cô đã dặn; hệ thống lại các bài tập; làm các bài tập mang tính tổng hợp kiến thức của toàn chương, chủ động làm nhiều dạng toán,
- Trong quá trình học trên lớp cần tập trung nghe giảng, ghi chép đầy đủ, chủ động ghi chép những điều quan trọng vào sổ tay.
- Toán là môn học cần có tính tư duy cao, tính kiên trì, nhẫn nại nên một số em rất sợ môn học này. Nếu không có phương pháp học tốt, các em dễ mất căn bản và sẽ vuột mất cơ hội vào lớp 10 công lập. tình trạng HS học yếu môn toán ở cấp THCS đang là thực tế đáng lo ngại và là nỗi băn khoăn, trăn trở của nhiều giáo viên dạy toán.
- Có nhiều nguyên nhân làm cho các em học yếu môn toán, nhưng nguyên nhân chính là HS chưa có phương pháp học đúng đắn, có nhiều lỗ hổng về kiến thức, kỹ năng, không xác định được động cơ học tập, dẫn đến chất lượng học tập còn yếu. Trong quá trình giảng dạy thầy cô cần có thái độ nhẹ nhàng, khéo léo, xử lý tốt các tình huống sư phạm, để những HS yếu không mặc cảm với bạn bè. Thầy cô cũng cần công tâm với tất cả HS; giúp đỡ HS rèn luyện kỹ năng, thái độ và phương pháp học tập phù hợp, xây dựng cho HS cách học tự giác.
4. Phối kết hợp tốt với cha mẹ học sinh trong việc quản lý, giáo dục học sinh
- Thường xuyên quan tâm, động viên, khích lệ các con tích cực ôn tập ở nhà và ở trường, kết hợp tốt với nhà trường trong việc quản lý nền nếp, ý thức học tập của các em.
- Định hướng đúng đắn cho con mình tùy theo khả năng mà chọn học tiếp hay học nghề, tránh tình trạng đua chen theo bạn bè trong khi khả năng không có.
- Bớt nuông chìu con cái, tập con mình yêu thích lao động, tự có trách nhiệm với bản thân.
- Thông cảm và chia sẻ với giáo viên trong công tác giảng dạy.
Trong phạm vi chuyên đề dạy học nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 THPT môn Toán hôm nay, chúng tôi chỉ xin tập trung vào một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng dạy các tiết ôn thi vào lớp 10 môn Toán để giúp HS ghi nhớ được kiến thức cơ bản, có kỹ năng vận dụng kiến thức để làm bài và trình bày lời giải tránh được các lỗi không đáng có để đạt được điểm tối đa khi làm bài thi.
IV. ÁP DỤNG VÀO BÀI DẠY ÔN THI VÀO LỚP 10 MÔN TOÁN
- Phân môn: Đại số
- Chủ đề: PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI – HỆ THỨC VIET
- GV dạy thể nghiệm: Nguyễn Văn An Gv tổ KHTN
- GV báo cáo chuyên đề: Nguyễn Văn An, GV Toán
- Lớp dạy: 9C
TÓM TẮT KẾ HOẠCH BÀI DẠY
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng
a. Kiến thức
- Ôn tập các cách giải các dạng phương trình bậc 2, ứng dujnh hệ thức Vi ét giải 4 dạng toán cơ bản trong đề thi vào lớp 10.
- Giúp HS tránh được một số sai lầm khi thực hiện các các dạng phương trình bậc hai. HS trình bày lời giải cẩn thận, hoàn chỉnh và không bị trừ điểm do mắc lỗi sai lầm.
b. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng giải các dạng phương trình bậc 2. Áp dụng các phép biến đổi tương đương để giải các phương trình đưa được về dạng phương trình bậc 2.
- Tránh được sai lầm khi thực hiện các phép biến đổi.
2. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực
a) Các phẩm chất: Trung thực, tự tin,có tinh thần vượt khó
b) Năng lực: Năng lực tư duy, tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác
II. Chuẩn bị
- GV: Laptop, tivi, giáo án
- HS: Ôn tập các kiến thức, các công thức và phương pháp giải các dạng pt bậc hai
Bảng tổng hợp kiến thức về công thức và phương pháp giải các dạng pt bậc hai
-Máy tính bỏ túi, vở nháp
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu/ôn tập lại kiến thức
Qua HĐ1 GV giúp HS hệ thống và ghi nhớ lại các kiến thức lý thuyết cơ bản về các dạng pt bậc hai và phương pháp giải.
GV yêu cầu HS dưới lớp: Đổi chéo bài làm đã được giao về nhà trả lời 2 câu hỏi, để thực hiện nhận xét, đánh giá bài làm giúp bạn.
GV: Gọi HS nhận xét bài làm của HS 1, sau đó GV kết luận
GV thu 1 – 2 bài của HS dưới lớp và chiếu lên màn hình để lớp nhận xét, rút kinh nghiệm.
GV chiếu sơ đồ tư duy thể hiện kiến thức trọng tâm về phần căn thức bậc hai và vào bài.
Hoạt động 2: Luyện tập
Trong hoạt động này, GV đưa ra 3 dạng bài tập cơ bản có trong cấu trúc đề thi và được sắp xếp từ dễ đến khó. Qua các dạng bài tập này để rèn cho HS cách vận dụng các quy tắc biến đổi, đưa pt về dạng cơ bản. Tránh các sai lầm hay mắc phải khi áp dụng các qui tắc chuyển vế, bỏ dấu ngoặc, khai phương, ...
CÁC DẠNG PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI VÀ CÁCH GIẢI
Dạng 1: Phương trình có dạng ax2 + bx = 0 (a, b khác 0)
* Phương pháp giải:
- Đưa pt về dạng pt tích; ax2 + bx = 0 ó x(ax + b) = 0
* Bài tập vận dụng.
Bài 1. Giải các phương trình sau
a) . b) . .
c) . d) .
Dạng 2: Phương trình có dạng ax2 + c = 0 (a, c khác 0)
* Phương pháp giải:
- Nếu a và c trái dấu pt ax2 + c = 0 ó ax2 = -c ó
- Nếu a và c cùng dấu thì pt vô nghiệm.
* Bài tập vận dụng.
Bài 2. Giải các phương trình sau:
a) . b) .
Dạng 3: Phương trình có dạng ax2 + bx + c = 0 (a, b, c khác 0)
* Phương pháp giải:
- Dùng công thức nghiệm tổng quát
- Dùng công thức nghiệm thu gọn
- Nhẩm nghiệm
- Đưa về phương trình tích.
* Bài tập vận dụng.
Bài 3.
Áp dụng công thức nghiệm tổng quát để giải phương trình sau: .
ĐS: .
Áp dụng công thức nghiệm thu gọn để giải phương trình sau: .
ĐS: .
Bài 4. Tính nhẩm các nghiệm của phương trình sau
a) . ĐS: .
b) . ĐS: .
c) . ĐS: .
d) . ĐS: .
Dạng 4: phương trình đưa được về dạng phương trình bậc hai.
1: Giải phương trình trùng phương
|
- Bước 1: Đặt .
- Bước 2: Giải phương trình bậc hai .
- Bước 3: Với mỗi , giải phương trình .
|
Bài 5. Giải các phương trình sau:
a) ; ĐS: .
b) ; ĐS: .
2: Giải phương trình chứa ẩn ở mẫu
|
- Bước 1: Tìm điều kiện xác định của phương trình.
- Bước 2: Quy đồng mẫu thức hai vế rồi khử mẫu.
- Bước 3: Giải phương trình bậc hai vừa nhận được.
- Bước 4: Kiểm tra điều kiện và kết luận nghiệm của phương trình.
|
Bài 6. Giải phương trình sau:
; ĐS: .
3: Giải phương trình tích
|
- Bước 1: Chuyển phương trình đã cho về dạng .
- Bước 2: Giải phương trình .
|
Bài 7. Giải các phương trình sau:
a) ; ĐS: .
b) . ĐS: .
Trong bài 3 này GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm bàn làm bài trên phiếu học tập (3-4 HS/nhóm). Sau khoảng 3-5ph các nhóm đổi chéo phiếu học tập để nhận xét chấm bài cho nhau, GV thu một vài phiếu để chiếu lên màn hình và gọi HS nhận xét, chữa bài, (GV chiếu biểu điểm để HS đánh giá chấm chéo).
Qua dạng bài tập này chúng tôi bước đầu cho HS làm quen với dạng bài tập 1 trong đề thi vào 10 để các em được trải nghiệm, có thể hợp tác giúp đõ nhau trong quá trình ôn thi. Trong dạng bài tập này chúng tôi giúp HS tránh được sai lầm khi kết luận điều kiện của biến khi mối quan hệ không phải là dấu “=” thì cần phải kết hợp với ĐK thì mới cho kết quả đúng.
Hoạt động 3: Vận dụng
Ở hoạt động này chúng tôi cho HS về nhà làm một số bài tập rút gọn có tính chất phức tạp hơn, sử dụng nhiều công thức biến đổi hơn để làm bài.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chuyên đề nâng cao chất lượng nâng cao chất lượng thi vào 10 môn Toán với Chủ đề“ Phương trình bậc hai – Hệ thức Vi ét và ứng dụng” là một chủ đề rộng và khó, với chuyên đề ngày hôm nay tôi đã xây dựng, lựa chọn kiến thức thông qua các dạng bài tập thường xuất hiện trong đề thi vào 10. Với chuyên đề ngày hôm nay chúng tôi hy vọng trang bị cho các em các kiến thức và phương pháp giải, đặc biệt là giúp học sinh tránh một số sai lầm khi trong quá trình làm bài các em hay mắc phải, giúp các em không bị mất điểm một cách đáng tiếc. Qua đó từng bước nâng cao được chất lượng thi vào 10 môn toán nói chung và môn toán trường THCS An Thắng nói riêng.
Trong quá trình thiết kế bài giảng lên lớp không tránh khỏi những thiếu xót, mong các đồng chí đồng nghiệp đóng góp xây dựng cho chuyên đề thành công tốt đẹp./.
Xin trân trọng cảm ơn!
BAN GIÁM HIỆU
|
TM NHÓM TOÁN
Nguyễn Văn An
|