TRƯỜNG THCS AN THẮNG
TỔ KHXH - NHÓM NGỮ VĂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
An Thắng, ngày 4 tháng 4 năm 2023
|
BIÊN BẢN HỌP SINH HOẠT NHÓM CHUYÊN MÔN
THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC - NHÓM NGỮ VĂN
(Sinh hoạt triển khai kế hoạch)
Hôm nay vào lúc 15 giờ 00 ngày 4 tháng 4 năm 2023.Tại phòng chuyên môn tổ KHXH trường THCS An Thắng diễn ra buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Thành phần tham dự: Nhóm Ngữ văn
Vắng: 0
Người chủ trì: Bùi Thị Mai - Chức vụ: Nhóm trưởng
NỘI DUNG
1- Đ/chí Bùi Thị Mai - nhóm trưởng chuyên môn triển khai nội dung buổi sinh hoạt:
Căn cứ kế hoạch đã đề ra về việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, căn cứ kế hoạch thực hiện chuyên đề tổ tháng 4: Đổi mới phương pháp dạy học trong tiết luyện tập, ôn tập nâng cao chất lượng HS đại trà. Do đó nhóm yêu cầu giáo viên trong khối cùng chọn một bài dạy để tiến hành soạn thống nhất phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.
Các thành viên trong nhóm lắng nghe nội dung và tiến hành thảo luận để lựa chọn bài dạy minh họa.
+ Đ/c Trương Thị Ngân đề xuất chọn bài: TIẾT 136,137: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II - Ngữ văn 6 (Bài học có 2 tiết, dạy thể nghiệm tiết 136)
+ Đ/c Ngân giải thích lý do chọn nội dung: Nội dung bài dạy phù hợp với chuyên đề tổ đã xây dựng, thuận lợi để đổi mới phương pháp dạy học trong tiết luyện tập, ôn tập nâng cao chất lượng HS đại trà. Đồng thời có nhiều tư liệu, đồ dùng dạy học hỗ trợ bài dạy hơn các bài khác trong tuần: Máy tính, tivi, bảng phụ.
+ Các thành viên trong nhóm đã nhất trí với đề xuất trên của đồng chí Trương Thị Ngân
II. Thống nhất:
Sau khi lắng nghe các thành viên trong nhóm đề xuất chọn bài dạy minh họa, giải thích lí do chọn bài, nhóm trưởng chuyên môn đồng ý và kết luận:
+ Giao cho đồng chí: Đ/c Trương Thị Ngân soạn bài: TIẾT 136,137: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II - Ngữ văn 6 (Bài học có 2 tiết, dạy thể nghiệm tiết 136)
+ Dự kiến thời gian dạy minh họa : 18/4/2023, lớp 6B
+ Trước thời gian dạy, nhóm sẽ tổ chức sinh hoạt chuyên đề và thảo luận nội dung, phương pháp dạy.
Buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học kết thúc vào lúc 16 giờ 45 phút cùng ngày có các thành viên trong tổ cùng tham gia và nhất trí.
THƯ KÝ
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Phương Thúy
|
NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Bùi Thị Mai
|
TRƯỜNG THCS AN THẮNG
TỔ KHXH - NHÓM NGỮ VĂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
An Thắng, ngày 11 tháng 4 năm 2023
|
BIÊN BẢN HỌP SINH HOẠT NHÓM CHUYÊN MÔN
THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC - NHÓM NGỮ VĂN
Hôm nay vào lúc 14 giờ 00 ngày 11 tháng 4 năm 2023.Tại phòng chuyên môn tổ KHXH trường THCS An Thắng diễn ra buổi sinh hoạt chuyên môn nhóm Ngữ văn theo nghiên cứu bài học.
Thành phần tham dự: Nhóm Ngữ văn
Vắng: 0
Người chủ trì: Bùi Thị Mai - Chức vụ: Nhóm trưởng
NỘI DUNG
I. Đ/chí Bùi Thị Mai - Nhóm trưởng chuyên môn triển khai nội dung buổi sinh hoạt:
Căn cứ kết luận tại cuộc họp lần thứ nhất của nhóm chuyên môn về thống nhất chọn đồng chí: Trương Thị Ngâ.
Soạn bài: TIẾT 136,137: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II - Ngữ văn 6 (Bài học có 2 tiết, dạy thể nghiệm tiết 136)
Nhóm trưởng chuyên môn yêu cầu các đồng chí thảo luận nêu rõ nội dung, mục tiêu, phương pháp dạy để nhóm thảo luận và góp ý.
II. Các đồng chí trong nhóm Ngữ văn nêu rõ tên bài, mục tiêu bài dạy, thảo luận các bước sinh hoạt chuyên môn theo hướng Nghiên cứu bài học:
a-Tên bài: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II - Ngữ văn 6
Kiểu bài: Ôn tập
b- Mục tiêu:
Bước 1: Xác định mục tiêu BHNC, thiết bị dạy học và học liệu, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong sách Ngữ văn 6, chủ yếu là tập hai gồm các kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe, các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học
- Nêu được các yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập giúp em tự đánh giá kết quả học tập cuối năm
2. Năng lực:
- Đọc hiểu văn bản: truyện đồng thoại, thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, truyện ngắn, văn bản nghị luận, văn bản thông tin
- Tạo lập văn bản ( kể lại một trải nghiệm đáng nhớ; nghị luận về một hiện tượng đời sống; tả cảnh sinh hoạt )
3. Phẩm chất:
- Có ý thức chăm chỉ học tập và lòng yêu mến văn học
. Thống nhất nội dung, phương pháp dạy:
Những nội dung thống nhất về kế hoạch bài dạy:
- Chuẩn bị GV và HS:
Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, bài trình bày của HS.
Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, .... Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
+ Phương pháp: tự học, dạy học tích hợp, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình, hoạt động nhóm, đặt và giải quyết vấn đề.
+ Kỹ thuật chia nhóm, dạy học theo dự án, động não.
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực hợp tác, tìm kiếm và xử lí thông tin: tìm hiểu, thu thập tư liệu....
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản.
- Phương tiện dạy học: máy tính, tivi, SGK, đồ dùng dạy học…
- Phân bổ thời gian:
Ổn định lớp: 1 phút
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
- G đưa tranh cho H quan sát, gợi nhớ kiến thức đã học lớp 6.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Ôn tập đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu:
- Tổng hợp kiến thức về các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách giáo khoa ngữ văn 6 tập 2.
- Nêu nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách giáo khoa ngữ văn 6 tập 2.
b. Nội dung: Kiến thức về các kiểu văn bản đã học.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhóm 1.Thống kể tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 6, tập hai.
Nhóm 2.Nêu nội dung chính của các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 6 tập hai theo mẫu sau:
VD: Lượm (Tố Hữu): Hình ảnh hỗn nhiên, dũng cảm của chú bé liên lạc và tình cảm sâu nặng của nhà thơ với chú bé.
Nhóm 3.Nêu những điều cần chú ý về cách đọc truyện (truyện đồng thoại, truyện của An-đéc-xen và Pu-skin, truyện ngắn); thơ có yếu tổ tự sự, miêu tả; văn bản nghị luận và văn bản thông tin.
VD: Văn bản nghị luận:
- Xác định và đánh giá được ý kiến. Lí lẽ và bằng chứng nêu trong văn bản.
Nhóm 4.Thống kê các văn bản văn học (truyện, thơ) đã học ở hai tập sách Ngữ văn 6: từ đó, nhận xét sự khác biệt về đặc điểm hình thức của mỗi thể loại ở hai tập sách
(Gợi ý: Sự khác biệt về đặc điểm hình thức của thơ là tập một tập trung vào thơ lục bát, tập hai tập trung vào thơ có yếu tô tự sự, miêu tả).
Nhóm 5.Thống kê các văn bản nghị luận và văn bản thông tin đã học ở hai tập sách Ngữ văn 6, từ đó, nhận xét sự khác biệt về nội dung đề tài của mỗi loại văn bản ở hai tập sách (Gợi ý: Sự khác biệt về nội dung để tài của văn bản nghị luận là ở Ngữ văn 6, tập một học về nghị luận văn học, Ngữ văn 6, tập hai học về nghị luận xã hội
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận, ghi kết quả ra bảng phụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm trình bày
Nhóm 1
Thể loại
|
Tên
|
Truyện
|
Bài học đường đời đầu tiên
Ông lão đánh cá và con cá bàng
Cô bé bán diêm
|
Thơ
|
Đêm nay Bác không ngủ
Lượm
Gấu con chân vòng kiềng
|
Văn nghị luận
|
Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?
Khan hiếm nước ngọt
Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?
|
Truyện
|
Bức tranh của em gái tôi
Điều không tính trước
Chích bông ơi!
|
Văn bản thông tin
|
Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng
Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?
Những phát minh " tình cờ và bất ngờ"
|
Nhóm 2:
- Bài học đường đời đầu tiên ( Tô Hoài):bài học đầu tiên của Dế Mèn khi gián tiếp hại chết Dế Choắt: ở đờikhông nên hung hăng, bậy bạ, nghịch ranh, ích kỷ để mang tai họa đến cho người khác và cho cả chính mình.
- Ông lão đánh cá và con cá vàng (Pu-skin):ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc như mụ vợ từ đóthể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng: kể xấu xa, tham lam, bội bạc cuối cùng sẽ bị trừng trị.
- Cô bé bán diêm ( An-dec-xen): số phận của cô bé thương, vạch trần xã hội lạnh lùng vô cảm, thể hiệntấm lòng nhân đạo, giàu tình yêu thương của nhà văn An-đéc-xen với những con người nhỏ bé, nghèo khổ bất hạnh đặc biệt là trẻ em trong xã hội lúc bấy giờ
- Đêm nay Bác không ngủ ( Minh Huệ): một đêm anh đội viên chứng kiến cảnh Bác không ngủ vì thương cán bộ, lo việc nước từ đó thể hiện tình cảm của người cha dành cho dân tộc cũng như tình cảm kính trọng của anh đội viên với bác
- Lượm ( Tố Hữu): hình ảnh hồn nhiên, dũng cảm của chú bé liên lạc và tinh cảm sâu nặng của nhà thơ với chú bé
- Gấu con chân vòng kiềng ( U-xa-chốp): gấu con xấu hộ về đôi chân kiềng của mình nhưng sau khi nghe lời mẹ, cậu trở nên tự tin hơn, không hề xấu hổ mà vô cùng tự hào
- Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? ( Ki,m Hạnh Bảo- Trần Nghị Du): Nêu lên những lí do mà chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật
- Khan hiếm nước ngọt ( Theo Trịnh Văn): Thực trạng khan hiếm nước ngọt và kêu gọi mọi người sử dụng hợp lí
- Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? ( Theo Thùy Dương): Nêu lên lợi ích của việc nên nuôi vật nuôi trong nhà
- Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh):người anh và côem gáicó tài hội họa, lòng nhân hậucủangườiem gáiđã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ởchínhmình.
- Điều không tính trước ( Nguyễn Nhật Ánh): Câu chuyện mà nhân vật tôi không lường trước được đó là trong một lần đá bóng, nhân vật tôi xảy ra xích mích với Nghị. Cứ nghĩ sẽ cả 2 sẽ đánh nhau một trận ai ngờ cả cả ba lại trò chuyện vui vẻ và trở thành những người bạn tốt.
- Chích bông ơi! ( Cao Duy Sơn): cậu bé nhờ bố bắt một chú chim chích bông mắc kẹt khiến Dế Vần- người bố nhớ lại kỉ niệm xưa vô tình bắt chú chim chích bông con xa mẹ phải chết để người con rút ra bài học cho mình
- Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng ( Theo Nguyên Cát):Sự kiện ra đời bài hát Như có bác Hồ để kỉ niệm ngày lễ mừng chiến thắng 30-4 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
- Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? ( Theo thethaovanhoa.vn): Những lí do để đội tuyển bóng đá đem lại chiến thắng ở Sea Game U22
- Những phát minh " tình cờ và bất ngờ"( Theo khoahoc.tv):Sự ra đời không ngờ đến của một số vật dụng ( đất nặn, giấy nhớ, que kem. lát khoai tây chiên)
Nhóm 3:
- Lưu ý khi đọc đổi với
+ Truyện:Chú ý các yếu tố thuộc về nội dung của truyện : cốt truyện, nhân vật, tình tiết; các yếu tố thuộc về hình thức của truyện: điểm nhìn trần thuật, giọng điệu, ngôn ngữ
+ Văn bản thông tin: Xác định và nắm được những thông tin văn bản muốn thông báo.
Nhóm 4:
Truyện
|
Thơ
|
Bài học đường đời đầu tiên
Ông lão đánh cá và con cá bàng
Cô bé bán diêm
Bức tranh của em gái tôi
Điều không tính trước
Chích bông ơi!
Thánh Gióng
Thạch Sanh
Sự tích Hồ Gươm
|
Đêm nay Bác không ngủ
Lượm
Gấu con chân vòng kiềng
À ơi tay mẹ
Về thăm mẹ
ca dao Việt Nam
|
- Sự khác biệt về đặc điểm hình thức của thơ là tập một tập trung vào thơ lục bát, tập hai tập trung vào thơ có yếu tô tự sự, miêu tả).
- Sự khác nhau về đặc điểm hình thức tập một tập trung vào truyền thuyết còn tập hay là vào các tác phẩm đoạn trích truyện ngắn
Nhóm 5:
Văn bản nghị luận
|
Văn bản thông tin
|
Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?
Khan hiếm nước ngọt
Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?
Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ
Vẻ đẹp của một bài ca dao
Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước
Hồ Chí Minh và " Tuyên ngôn Độc lập"
" Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ"
giờ Trái Đất
|
Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng
Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?
Những phát minh " tình cờ và bất ngờ"
|
Sự khác biệt về nội dung để tài của văn bản nghị luận là ở Ngữ văn 6:
Tập một học về nghị luận văn học, Ngữ văn 6, tập hai học về nghị luận xã hội
Tập một nội dung các văn bản thiên về phương pháp phân tíchcác yếu tố ấy để có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đángcòn ở tập 2 thiên về phương pháp giải thích, chứng minhso sánh, đối chiếu, phân tích,… để chỉ ra chỗ đúng hay chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết
Hoạt động 2: Ôn tập phần Viết
-Tả cảnh sinh hoạt (bữa cơm sum họp gia đình, cảnh giờ ra chơi, cảnh chợ tết quê em, cảnh Tết trung thu, ...)
-Tự sự ( kể về trải nhiệm của bản thân....)
Hoạt động 3,4: Luyện tập + Vận dụng
BÀI 7. NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
Câu 1: Câu chuyện trên viết theo thể loại nào?
- A. Truyện truyền thuyết
|
B. Truyện ngắn
|
C. Truyện cổ tích
|
D.Truyện cười.
|
Câu 2: Câu chuyện trên sử dụng ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất
|
B. Ngôi thứ hai
|
C. Ngôi thứ ba
|
D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
|
Câu 3: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói đến tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể trong câu chuyện ?
A. Giúp câu chuyện trở nên khách quan hơn. B. Tạo nên sự chân thực cho câu chuyện.
C. Giúp câu chuyên sinh động hơn. D. Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 4 : Khi ông lão chìa tay xin, cậu bé có hành động như thế nào?
A. Lục túi và quyết định tặng ông ổ bánh mì mình vừa mua.
B. Lục túi và cho ông số tiền xu trong túi
C. Xua tay và nói: "Cháu chẳng có gì để cho ông hết!"
D. Lục hết túi nọ túi kia nhưng chẳng có gì để cho ông lão.
Câu 5 : Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
A. Cậu bé thấy ông lão thật đáng thương, muốn giúp đỡ ông lão.
B. Ông lão trong mắt cậu bé là một người thật khốn khổ và bất hạnh.
C. Cậu bé chân thành thương xót ông lão, tôn trọng ông lão, muốn giúp đỡ ông lão.
D. Cậu bé chỉ mong kiếm một cái gì đó cho ông lão để ông lão biến mất trước mặt cậu cho nhanh.
Câu 6: Đâu là câu thành ngữ nói về lòng nhân ái?
A. Rộng bụng hơn rộng nhà
|
C. Bội nghĩa vong ân
|
B. Đói cho sạch, rách cho thơm
|
D. Vắt chanh bỏ vỏ
|
Câu 7: Chủ đề của văn bản là gì ?
A. Lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ giữa conngười với con người.
B. Lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ của nhân vật tôi.
C. Lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ của nhân vật ông lão ăn xin.
D. Lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ của những người đồng cảnh ngộ.
Câu 8: Có bao nhiêu từ láy được sử dụng trong câu sau:
Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi.
Câu 9 : (1,0 điểm) : Theo em, tại sao ở cuối truyện người ăn xin lại nở nụ cười và nói: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.”
Cậu bé nhận được điều gì từ ông lão ăn xin ?
Câu 10: (1,0 điểm) Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên ?
|
Bước 2. Tiến hành bài học và dự giờ
Theo kế hoạch nhóm tiến hành tổ chức giảng dạy ở lớp 6B
Người dạy dạy: Đ/c Trương Thị Ngân
Dự kiến thời gian dạy minh họa: 18/4/2023, lớp 6B
Biên bản kết thúc vào lúc 16 giờ 50 p cùng ngày.
THƯ KÝ
Nguyễn Thị Phương Thúy
|
NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
Bùi Thị Mai
|
TRƯỜNG THCS AN THẮNG
TỔ KHXH - NHÓM NGỮ VĂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
An Thắng, ngày 18 tháng 4 năm 2023
|
BIÊN BẢN HỌP SINH HOẠT NHÓM CHUYÊN MÔN
THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC - NHÓM NGỮ VĂN
Hôm nay vào lúc 14 giờ 00 ngày 18 tháng 4 năm 2023. Tại phòng chuyên môn tổ KHXH trường THCS An Thắng diễn ra buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Thành phần tham dự: Nhóm Ngữ văn . Vắng: 0
Người chủ trì: Bùi Thị Mai, Chức vụ: Nhóm trưởng
NỘI DUNG
1- Đ/chí Bùi Thị Mai, nhóm trưởng chuyên môn triển khai nội dung buổi sinh hoạt:
Đồng chí nhóm trưởng chuyên môn tiến hành chỉ đạo các thành viên trong nhóm dự giờ, thảo luận nhận xét, góp ý kiến về giờ dạy sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Bước 2. Tiến hành bài học và dự giờ
Người dạy dạy: Đ/c Bùi Thị Mai
Thời gian dạy minh họa: 18/4/2023, lớp 6B
Tên bài dạy: Tiết 136 : Ôn tập học kì 2 - Ngữ văn 6
Bước 3. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu.
1- Đồng chí trương Thị Ngân trình bày cảm nhận
- Qua bài học, HS nắm được các nội dung cơ bản đã học trong sách Ngữ văn 6, chủ yếu là tập hai gồm các kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe, các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học
- Nêu được các yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập giúp em tự đánh giá kết quả học tập cuối năm
- Đọc hiểu văn bản: truyện đồng thoại, thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, truyện ngắn, văn bản nghị luận, văn bản thông tin
- Tạo lập văn bản ( kể lại một trải nghiệm đáng nhớ; nghị luận về một hiện tượng đời sống; tả cảnh sinh hoạt )
- Có ý thức chăm chỉ học tập và lòng yêu mến văn học
+ Diễn biến toàn bộ quá trình bài dạy minh họa:
Hoạt động 1: Xác định vấn đề : G đưa tranh cho H quan sát, gợi nhớ kiến thức đã học lớp 6.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Ôn tập đọc hiểu văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhóm 1.Thống kể tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 6, tập hai.
Nhóm 2.Nêu nội dung chính của các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 6 tập hai theo mẫu sau:
VD: Lượm (Tố Hữu): Hình ảnh hỗn nhiên, dũng cảm của chú bé liên lạc và tình cảm sâu nặng của nhà thơ với chú bé.
Nhóm 3.Nêu những điều cần chú ý về cách đọc truyện (truyện đồng thoại, truyện của An-đéc-xen và Pu-skin, truyện ngắn); thơ có yếu tổ tự sự, miêu tả; văn bản nghị luận và văn bản thông tin.
VD: Văn bản nghị luận:
- Xác định và đánh giá được ý kiến. Lí lẽ và bằng chứng nêu trong văn bản.
Nhóm 4.Thống kê các văn bản văn học (truyện, thơ) đã học ở hai tập sách Ngữ văn 6: từ đó, nhận xét sự khác biệt về đặc điểm hình thức của mỗi thể loại ở hai tập sách
(Gợi ý: Sự khác biệt về đặc điểm hình thức của thơ là tập một tập trung vào thơ lục bát, tập hai tập trung vào thơ có yếu tô tự sự, miêu tả).
Nhóm 5.Thống kê các văn bản nghị luận và văn bản thông tin đã học ở hai tập sách Ngữ văn 6, từ đó, nhận xét sự khác biệt về nội dung đề tài của mỗi loại văn bản ở hai tập sách (Gợi ý: Sự khác biệt về nội dung để tài của văn bản nghị luận là ở Ngữ văn 6, tập một học về nghị luận văn học, Ngữ văn 6, tập hai học về nghị luận xã hội
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận, ghi kết quả ra bảng phụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm trình bày
Hoạt động ôn tập phần Viết
-Tả cảnh sinh hoạt (bữa cơm sum họp gia đình, cảnh giờ ra chơi, cảnh chợ tết quê em, cảnh Tết trung thu, ...)
-Tự sự ( kể về trải nhiệm của bản thân....)
Hoạt động 3,4: Luyện tập + Vận dụng
VB NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
Câu 1: Câu chuyện trên viết theo thể loại nào?
Câu 2: Câu chuyện trên sử dụng ngôi kể nào?
Câu 3: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói đến tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể trong câu chuyện ?
Câu 4 : Khi ông lão chìa tay xin, cậu bé có hành động như thế nào?
Câu 5 : Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
Câu 6: Đâu là câu thành ngữ nói về lòng nhân ái?
Câu 7: Chủ đề của văn bản là gì ?
Câu 8: Có bao nhiêu từ láy được sử dụng trong câu sau:
Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi.
Câu 9 : (1,0 điểm) : Theo em, tại sao ở cuối truyện người ăn xin lại nở nụ cười và nói: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.”
Cậu bé nhận được điều gì từ ông lão ăn xin ?
Câu 10: (1,0 điểm) Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên ?
|
2. GV dự giờ chia sẻ ý kiến:
a- Đồng chí Nguyễn Thị Phương Thúy
- HĐ hình thành kiến thức giao việc cụ thể, các dự án học tập phù hợp, HS được làm việc, hoạt động hăng hái, tích cực khám phá kiến thức, liên hệ, tích hợp phù hợp.
- Đổi mới kiểm tra đánh giá.
- Một số HS tổ 4 làm việc còn chậm.
b- Đồng chí Phạm Thị Lan
- HĐ khởi động hs chú ý, tập trung.
- Hình thành KT mới HS thực hiện các dự án học tập tốt, có tinh thần tự học tốt sản phẩm học tập rõ ràng. HS được giáo dục lòng yêu nước, ý thức học tập tốt
c- Đồng chí Bùi Thị Mai
- HĐ khởi động phù hợp, hoạt động hình thành kiến thức đúng trọng tâm, các dự án học tập rõ ràng, chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất, tích hợp tốt.
- Phần luyện tập nên dành nhiều thời gian hơn.
3. Tổng hợp ý kiến của nhóm trưởng CM:
* Ưu điểm
- HĐ xác định vấn đề hs hăng hái có tâm thế vào bài tốt, chú ý, tập trung, vui vẻ, thích thú.
- HĐ hình thành kiến thức giao việc cụ thể, các dự án học tập phù hợp, HS được làm việc, hoạt động hăng hái, tích cực khám phá kiến thức, liên hệ, tích hợp phù hợp. HS có tinh thần tự học tốt sản phẩm học tập rõ ràng. Đổi mới kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng hs đại trà.
* Tồn tại:
- Một số HS tổ 4 làm việc còn chậm.
- Phần luyện tập nên dành nhiều thời gian hơn
Bước 4. Áp dụng thực tiễn.
Thảo luận về bước áp dụng cho thực tế dạy học hằng ngày:
- Gv cần giao nhiệm vụ cho hs cụ thể, dự án học tập rõ ràng, chủ động điều chỉnh các hoạt động về thời gian và xử lí linh hoạt các khâu lên lớp.
- Khi giảng dạy các đơn vị kiến thức mới GV cần chú ý các bước sau đây:
Bước 1: Khơi gợi hứng thú, đam mê học tập của HS
Bước 2: Tổ chức các hoạt động học tập (theo nhóm, theo cá nhân, hay cả lớp)
Bước 3: Hướng dẫn học sinh trình bày ý kiến trước nhóm, trước lớp.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Bước 5: Giáo viên hệ thống, kết luận vấn đề, hướng dẫn học sinh trình bày (Giáo viên chốt lại các vấn đề quan trọng).
Bước 6: Tổ chức cho học sinh luyện tập, thực hành, rèn các kĩ năng.
Biên bản cuộc họp thảo luận nhận xét, góp ý kiến về giờ dạy thực nghiệm sinh hoạt CM theo NCBH kết thúc vào 16giờ 30p ngày 18 tháng 4 năm 2023
THƯ KÝ
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Phương Thúy
|
NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Bùi Thị Mai
|