Người Việt Nam chúng ta lại tha thiết mến yêu một dải đất cong cong hình chữ S “ nơi đẹp sông, đẹp núi, đẹp những cánh đồng” – nơi “ trên tre xanh lá cũng dệt nghìn bài thơ. Chúng ta tự hào về một đất nước có nền văn hóa lâu đời đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, Tết cổ truyền là một sinh hoạt độc đáo, vui vẻ, ấm ấp yêu thương.
Nếu người Pháp tự hào về một đất nước có dòng sông Xê -in xanh xanh vắt ngang thủ đô Paris hoa lệ. Nếu người Trung Quốc kiêu hãnh vì một Vạn lí trường thành với dòng sông Trường Giang cuồn cuộn sóng xô thì người Việt Nam chúng ta lại tha thiết mến yêu một dải đất cong cong hình chữ S “ nơi đẹp sông, đẹp núi, đẹp những cánh đồng” – nơi “ trên tre xanh lá cũng dệt nghìn bài thơ. Chúng ta tự hào về một đất nước có nền văn hóa lâu đời đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, Tết cổ truyền là một sinh hoạt độc đáo, vui vẻ, ấm ấp yêu thương.
* Những ngày trước Tết: người Việt có một số thói quen, phong tục như: Vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình dọn dẹp nhà bếp, nấu mâm cỗ, chuẩn bị cá vàng để làm phương tiện cho ông Táo bay về trời.
Người Việt còn làm bánh chưng, bánh giầy, bày mâm ngũ quả để dâng kính Tổ tiên, Đất trời thể hiện lòng biết ơn của con cháu với cội nguồn dân tộc
Trong văn hóa Việt thì ngày Tết không thể thiếu
“ Thịt mỡ, dưa hành, cây đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Ngày tất niên, các thành viên trong gia đình quây quần, sum họp để đón năm mới ấm no, sung túc.
Những ngày trong Tết: Vào thời khắc giao thừa, các gia đình làm lễ thắp hương tổ tiên, nhiều người đi xem bắn pháo hoa để cùng chào mừng năm mới. Người Việt có phong tục: “ Mùng 1 Tết Cha, mùng 2 Tết Mẹ, mùng 3 Tết Thầy”.
Những ngày trong Tết, người Việt làm nhiều việc để mong may mắn như: đi hái lộc, khai trương, lì xì, xin chữ….Đồng thời kiêng kị: không quét nhà và đổ rác, không làm vỡ đồ đạc, không cho người khác nước và lửa, … vì sợ xui xẻo trong những ngày đầu năm.
Những ngày sau Tết: Người Việt làm lễ hóa vàng, dọn dẹp lại nhà cửa.. Những người đi làm ăn xa lại rời quê hương đến nơi mình làm việc.