TRƯỜNG THCS AN THẮNG
TỔ KHXH - NHÓM NGỮ VĂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
An Thắng, ngày 7 tháng 3 năm 2023
|
BIÊN BẢN HỌP SINH HOẠT NHÓM CHUYÊN MÔN
THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC - NHÓM NGỮ VĂN
(Sinh hoạt triển khai kế hoạch)
Hôm nay vào lúc 15 giờ 00 ngày 7 tháng 3 năm 2023.Tại phòng chuyên môn tổ KHXH trường THCS An Thắng diễn ra buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Thành phần tham dự: Nhóm Ngữ văn
Vắng: 0
Người chủ trì: Bùi Thị Mai - Chức vụ: Nhóm trưởng
NỘI DUNG
1- Đ/chí Bùi Thị Mai - nhóm trưởng chuyên môn triển khai nội dung buổi sinh hoạt:
Căn cứ kế hoạch đã đề ra về việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, căn cứ kế hoạch thực hiện chuyên đề tổ tháng 3: Đổi mới phương pháp dạy học, dạy học tích hợp, dạy học stem và dạy học theo dự án. Do đó nhóm yêu cầu giáo viên trong khối cùng chọn một bài dạy để tiến hành soạn thống nhất phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.
Các thành viên trong nhóm lắng nghe nội dung và tiến hành thảo luận để lựa chọn bài dạy minh họa.
+ Đ/c Bùi Thị Mai đề xuất chọn bài: Tiết 104,105 : Đọc hiểu văn bản Nước Đại Việt ta - Ngữ văn 8 (Bài học có 2 tiết, dạy thể nghiệm tiết 104)
+ Đ/c Mai giải thích lý do chọn nội dung: Nội dung bài dạy phù hợp với chuyên đề tổ đã xây dựng, thuận lợi để đổi mới phương pháp dạy học, dạy học tích hợp và dạy học theo dự án cho học sinh. Đồng thời có nhiều tư liệu, đồ dùng dạy học hỗ trợ bài dạy hơn các bài khác trong tuần: Máy tính, tivi, bảng phụ.
+ Các thành viên trong nhóm đã nhất trí với đề xuất trên của đồng chí Bùi Thị Mai
II. Thống nhất:
Sau khi lắng nghe các thành viên trong nhóm đề xuất chọn bài dạy minh họa, giải thích lí do chọn bài, nhóm trưởng chuyên môn đồng ý và kết luận:
+ Giao cho đồng chí: Đ/c Bùi Thị Mai soạn bài: Tiết 104,105 : Đọc hiểu văn bản Nước Đại Việt ta - Ngữ văn 8 (Bài học có 2 tiết, dạy thể nghiệm tiết 104)
+ Dự kiến thời gian dạy minh họa : 21/3/2023, lớp 8A
+ Trước thời gian dạy, nhóm sẽ tổ chức sinh hoạt chuyên đề và thảo luận nội dung, phương pháp dạy.
Buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học kết thúc vào lúc 16 giờ 45 phút cùng ngày có các thành viên trong tổ cùng tham gia và nhất trí.
THƯ KÝ
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Phương Thúy
|
NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Bùi Thị Mai
|
TRƯỜNG THCS AN THẮNG
TỔ KHXH - NHÓM NGỮ VĂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
An Thắng, ngày 14 tháng 3 năm 2023
|
BIÊN BẢN HỌP SINH HOẠT NHÓM CHUYÊN MÔN
THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC - NHÓM NGỮ VĂN
Hôm nay vào lúc 14 giờ 00 ngày 14 tháng 3 năm 2023.Tại phòng chuyên môn tổ KHXH trường THCS An Thắng diễn ra buổi sinh hoạt chuyên môn nhóm Ngữ văn theo nghiên cứu bài học.
Thành phần tham dự: Nhóm Ngữ văn
Vắng: 0
Người chủ trì: Bùi Thị Mai - Chức vụ: Nhóm trưởng
NỘI DUNG
I. Đ/chí Bùi Thị Mai - Nhóm trưởng chuyên môn triển khai nội dung buổi sinh hoạt:
Căn cứ kết luận tại cuộc họp lần thứ nhất của nhóm chuyên môn về thống nhất chọn đồng chí: Bùi Thị Mai.
Soạn bài: Tiết 104,105 : Đọc hiểu văn bản Nước Đại Việt ta - Ngữ văn 8 (Bài học có 2 tiết, dạy thể nghiệm tiết 104)
Nhóm trưởng chuyên môn yêu cầu các đồng chí thảo luận nêu rõ nội dung, mục tiêu, phương pháp dạy để nhóm thảo luận và góp ý.
II. Các đồng chí trong nhóm Ngữ văn nêu rõ tên bài, mục tiêu bài dạy, thảo luận các bước sinh hoạt chuyên môn theo hướng Nghiên cứu bài học:
a-Tên bài: Nước Đại Việt ta - Ngữ văn 8
Kiểu bài: Văn bản văn học
b- Mục tiêu:
Bước 1: Xác định mục tiêu BHNC, thiết bị dạy học và học liệu, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
1. Kiến thức
- Biết được đặc điểm thể cáo.
- Hiểu được nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước.
- Vận dụng kiến thức nắm đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.
2. Năng lực:
- Năng lực tư duy, giao tiếp, hợp tác, đọc hiểu văn bản, cảm thụ thẩm mĩ.
- Hình thành kĩ năng nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.
3. Phẩm chất:
- Niềm yêu mến văn học.
- Sống có lòng yêu nước, khát vọng cao đẹp, lòng tự tôn và tự hào về lịch sử và truyền thống đấu tranh của dân tộc Việt Nam.
. Thống nhất nội dung, phương pháp dạy:
Những nội dung thống nhất về kế hoạch bài dạy:
- Chuẩn bị GV và HS:
Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, bài trình bày của HS.
Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, .... Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
+ Phương pháp: tự học, dạy học tích hợp, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình, hoạt động nhóm, đặt và giải quyết vấn đề.
+ Kỹ thuật chia nhóm, dạy học theo dự án, động não.
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực hợp tác, tìm kiếm và xử lí thông tin: tìm hiểu, thu thập tư liệu....
- Năng lực chuyên biệt: Đọc hiểu văn bản. Cảm thụ thẩm mĩ
- Phương tiện dạy học: máy tính, tivi, SGK, đồ dùng dạy học…
- Phân bổ thời gian:
Ổn định lớp: 1 phút
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
- G đưa tranh cho H quan sát, gợi nhớ kiến thức đã học lớp 7.
H: Em có nhận ra đây là chân dung của ai không? Em đã được học văn bản nào của ông hoặc tác giả khác sáng tác có liên quan đến ông?
- Dạy học tích hợp với kiến thức lịch sử:
HS Theo dõi video hào khí Việt Nam
HS cảm nhận âm vang của những cuộc kháng chiến chốnggiặc ngoại xâm oai hùng của dân tộc, trong đó có cuộc kháng chiến chống quân Minh năm 1428
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Thực hiện dạy học theo dự án, dạy học tích hợp.
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung
* GV giao việc, các nhóm tự học nghiên cứu tìm hiểu tài liệu, báo cáo kết quả:
N1: Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Trãi và cuộc kháng chiến chống quân Minh
- Cuộc đời, sự nghiệp.
- Ngắn gọn diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến chống quân Minh.
N2: Tìm hiểu về tác phẩm Bình Ngô đại cáo và đoạn trích Nước Đại việt ta
- Hoàn cảnh sáng tác
- Thể loại
- Bố cục
* Tích hợp kiến thức lịch sử:
- Truyền thuyết Long Quân cho mượn gươm thần.
- Giai thoại Lê Thận liều mình cứu chúa
* HĐ cặp đôi: so sánh các thể văn nghị luận cổ đã học: Chiếu, hịch, cáo.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
N3: Tìm hiểu nguyên lí nhân nghĩa
- Đọc lại 2 câu đầu?
- Hiểu "nhân nghĩa, yên dân, trừ bạo" là gì?
- Vậy cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của NT là gì?
*GV dùng kĩ thuật động não
- Có ý kiến cho rằng quan điểm nhân nghĩa của NT tiến bộ hơn quan điểm của Nho giáo. Ý kiến của em thế nào?
- Hai câu đầu nêu nguyên lí nhân nghĩa. Vậy nguyên lí ấy xuất phát từ đâu?
Dự kiến sp
- Nhân nghĩa: tình thương giữa con người với con người, lòng nhân ái.
- Yên dân: giữ yên cuộc sống cho dân, làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc.
- Trừ bạo: diệt trừ kẻ thù độc ác, tàn bạo.
- Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yêu dân, trừ bạo”.
- Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của NT là yên dân và trừ bạo. Muốn yên dân thì phải trừ bạo. Ngược lại, trừ bạo, đánh đuổi giặc Minh xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc là để cho dân được yên. Đó là lập trường chính nghĩa và cũng là mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn -> MQH qua lại khăng khít ấy là một nguyên lí, một nguyên lí đúng đắn với mọi thời đại - nguyên lí nhân nghĩa.
- Như vậy Nguyễn Trãi nhân nghĩa không chỉ trong quan hệ giữa người với người mà còn trong qua hệ dân tộc với dân tộc -> Đây chính là sự phát triển tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi so với Nho giáo.
N4: Chân lí độc lập của dân tộc Đại Việt..
- Đọc 2 câu tiếp theo?
- Để khẳng định chủ quyền của dân tộc, tác giả dựa vào yếu tố nào? Ý nghĩa?
*GV dùng kĩ thuật cặp đôi 3p
Văn hiến nghĩa là gì? Tại sao NT lại đưa văn hiến lên vị trí hàng đầu so với các yếu tố khác?
Tích hợp GDQP:
?Suy nghĩ về chân lí độc lập chủ quyền của dân tộc ta?
?Vai trò của mỗi người trong nhiệm vụ xây dựng phát triển đất nước là gì?
Dự kiến SP
- Đặt trong bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào thì văn hiến cũng là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định tư cách tồn tại độc lập của 1 dân tộc.
- Đưa yếu tố văn hiến lên hàng đầu và việc nhấn mạnh thêm nền văn hiến nước ta ở sự có mặt luôn luôn của những người tài giỏi cũng là đập thẳng vào luận điệu coi thường dân ta của kẻ thù.
- Ngày nay, hội nhập là xu thế phát triển chung của thời đại nhưng chúng ta vẫn phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tư tưởng của NT đã đi trước thời đại.
Hoạt động 3: Luyện tập
HS làm BTTN
Hoạt động 4: Vận dụng
- Tìm đọc tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta và nêu cảm nghĩ.
- HĐ cá nhân, về nhà hoàn thành
|
Bước 2. Tiến hành bài học và dự giờ
Theo kế hoạch nhóm tiến hành tổ chức giảng dạy ở lớp 8A
Người dạy dạy: Đ/c Bùi Thị Mai
Dự kiến thời gian dạy minh họa: 21/3/2023, lớp 8A
Biên bản kết thúc vào lúc 16 giờ 50 p cùng ngày.
THƯ KÝ
Nguyễn Thị Phương Thúy
|
NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
Bùi Thị Mai
|
TRƯỜNG THCS AN THẮNG
TỔ KHXH - NHÓM NGỮ VĂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
An Thắng, ngày 21 tháng 3 năm 2023
|
BIÊN BẢN HỌP SINH HOẠT NHÓM CHUYÊN MÔN
THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC - NHÓM NGỮ VĂN
Hôm nay vào lúc 14 giờ 00 ngày 21 tháng 3 năm 2023. Tại phòng chuyên môn tổ KHXH trường THCS An Thắng diễn ra buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Thành phần tham dự: Nhóm Ngữ văn . Vắng: 0
Người chủ trì: Bùi Thị Mai, Chức vụ: Nhóm trưởng
NỘI DUNG
1- Đ/chí Bùi Thị Mai, nhóm trưởng chuyên môn triển khai nội dung buổi sinh hoạt:
Đồng chí nhóm trưởng chuyên môn tiến hành chỉ đạo các thành viên trong nhóm dự giờ, thảo luận nhận xét, góp ý kiến về giờ dạy sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Bước 2. Tiến hành bài học và dự giờ
Người dạy dạy: Đ/c Bùi Thị Mai
Thời gian dạy minh họa: 21/3/2023, lớp 8A
Tên bài dạy: Tiết 104,105 : Đọc hiểu văn bản Nước Đại Việt ta - Ngữ văn 8 (Bài học có 2 tiết, dạy thể nghiệm tiết 104)
Bước 3. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu.
1- Đồng chí Bùi Thị Mai trình bày cảm nhận
- Qua bài học, HS nắm được tri thức về đặc điểm thể cáo. Hiểu được nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước. Vận dụng kiến thức nắm đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.
- Hs được hình thành và phát triển các năng lực tư duy, giao tiếp, hợp tác, đọc hiểu văn bản, cảm thụ thẩm mĩ. Hình thành kĩ năng nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.
- Hs được hình thành và phát triển các phẩm chất như niềm yêu mến văn học. Sống có lòng yêu nước, khát vọng cao đẹp, lòng tự tôn và tự hào về lịch sử và truyền thống đấu tranh của dân tộc Việt Nam.
+ Diễn biến toàn bộ quá trình bài dạy minh họa:
Hoạt động xác định vấn đề
H quan sátranh, gợi nhớ kiến thức đã học lớp 7.
HS Theo dõi video hào khí Việt Nam và cảm nhận âm vang của những cuộc kháng chiến chốnggiặc ngoại xâm oai hùng của dân tộc, trong đó có cuộc kháng chiến chống quân Minh năm 1428
Hoạt động hình thành kiến thức mới
Thực hiện dạy học theo dự án, dạy học tích hợp.
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung
N1: Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Trãi và cuộc kháng chiến chống quân Minh
N2: Tìm hiểu về tác phẩm Bình Ngô đại cáo và đoạn trích Nước Đại việt ta
* Tích hợp kiến thức lịch sử về truyền thuyết Long Quân cho mượn gươm thần. Giai thoại Lê Thận liều mình cứu chúa
* HĐ cặp đôi: so sánh các thể văn nghị luận cổ đã học: Chiếu, hịch, cáo.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
N3: Tìm hiểu nguyên lí nhân nghĩa
- Nhân nghĩa: tình thương giữa con người với con người, lòng nhân ái.
- Yên dân: giữ yên cuộc sống cho dân, làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc.
- Trừ bạo: diệt trừ kẻ thù độc ác, tàn bạo.
- Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yêu dân, trừ bạo”.
- Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của NT là yên dân và trừ bạo. Muốn yên dân thì phải trừ bạo. Ngược lại, trừ bạo, đánh đuổi giặc Minh xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc là để cho dân được yên. Đó là lập trường chính nghĩa và cũng là mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn -> MQH qua lại khăng khít ấy là một nguyên lí, một nguyên lí đúng đắn với mọi thời đại - nguyên lí nhân nghĩa.
- Như vậy Nguyễn Trãi nhân nghĩa không chỉ trong quan hệ giữa người với người mà còn trong qua hệ dân tộc với dân tộc -> Đây chính là sự phát triển tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi so với Nho giáo.
N4: Chân lí độc lập của dân tộc Đại Việt. Tích hợp GDQP:
- Đặt trong bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào thì văn hiến cũng là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định tư cách tồn tại độc lập của 1 dân tộc.
- Đưa yếu tố văn hiến lên hàng đầu và việc nhấn mạnh thêm nền văn hiến nước ta ở sự có mặt luôn luôn của những người tài giỏi cũng là đập thẳng vào luận điệu coi thường dân ta của kẻ thù.
- Ngày nay, hội nhập là xu thế phát triển chung của thời đại nhưng chúng ta vẫn phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tư tưởng của NT đã đi trước thời đại.
Hoạt động 3: Luyện tập
- HS làm BTTN
Hoạt động 4: Vận dụng
- Về nhà tìm đọc tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta và nêu cảm nghĩ.
|
2. GV dự giờ chia sẻ ý kiến:
a- Đồng chí Trương Thị Ngân
- HĐ xác định vấn đề hs hăng hái có tâm thế vào bài tốt.
- HĐ hình thành kiến thức giao việc cụ thể, các dự án học tập phù hợp, HS được làm việc, hoạt động hăng hái, tích cực khám phá kiến thức, liên hệ, tích hợp phù hợp.
- Lồng ghép giáo dục an ninh quốc phòng cần cụ thể hơn.
- Một số HS tổ 2 làm việc còn chậm.
b- Đồng chí Phạm Thị Lan
- HĐ khởi động hs chú ý, tập trung, vui vẻ, thích thú.
- Hình thành KT mới HS thực hiện các dự án học tập tốt, có tinh thần tự học tốt sản phẩm học tập rõ ràng. HS được giáo dục lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc
c- Đồng chí Nguyễn Thị Phương Thúy
- HĐ khởi động phù hợp, hoạt động hình thành kiến thức đúng trọng tâm, các dự án học tập rõ ràng, chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất, tích hợp tốt.
- Phần luyện tập nên dành nhiều thời gian hơn
3. Tổng hợp ý kiến của nhóm trưởng CM:
* Ưu điểm
- HĐ xác định vấn đề hs hăng hái có tâm thế vào bài tốt, chú ý, tập trung, vui vẻ, thích thú.
- HĐ hình thành kiến thức giao việc cụ thể, các dự án học tập phù hợp, HS được làm việc, hoạt động hăng hái, tích cực khám phá kiến thức, liên hệ, tích hợp phù hợp. HS có tinh thần tự học tốt sản phẩm học tập rõ ràng. HS được giáo dục lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc
* Tồn tại:
- Lồng ghép giáo dục an ninh quốc phòng cần cụ thể hơn.
- Một số HS tổ 2 làm việc còn chậm.
- Phần luyện tập nên dành nhiều thời gian hơn
Bước 4. Áp dụng thực tiễn.
Thảo luận về bước áp dụng cho thực tế dạy học hằng ngày:
- Gv cần giao nhiệm vụ cho hs cụ thể, dự án học tập rõ ràng, chủ động điều chỉnh các hoạt động về thời gian và xử lí linh hoạt các khâu lên lớp.
- Khi giảng dạy các đơn vị kiến thức mới GV cần chú ý các bước sau đây:
Bước 1: Khơi gợi hứng thú, đam mê học tập của HS
Bước 2: Tổ chức các hoạt động học tập (theo nhóm, theo cá nhân, hay cả lớp)
Bước 3: Hướng dẫn học sinh trình bày ý kiến trước nhóm, trước lớp.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Bước 5: Giáo viên hệ thống, kết luận vấn đề, hướng dẫn học sinh trình bày (Giáo viên chốt lại các vấn đề quan trọng).
Bước 6: Tổ chức cho học sinh luyện tập, thực hành, rèn các kĩ năng.
Biên bản cuộc họp thảo luận nhận xét, góp ý kiến về giờ dạy thực nghiệm sinh hoạt CM theo NCBH kết thúc vào 16giờ 30p ngày 21 tháng 3 năm 2023
THƯ KÝ
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Phương Thúy
|
NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Bùi Thị Mai
|